Nguyên nhân lốc điều hoà ô tô bị hỏng
Lốc điều hòa ô tô có vai trò nén không khí, làm mát không khí. Tuy có vai trò quan trọng nhưng lốc điều hòa ô tô lại rất dễ hỏng nếu không biết cách sử dụng đúng cách.
Lốc điều hòa ô tô là gì?
Lốc điều hòa còn gọi là lốc nén, máy nén, block lạnh, là một trong những bộ phận quan trọng không thể thiếu trên hệ thống điều hòa ô tô. Đây là bộ phận đảm nhận công đoạn đầu tiên trong quy trình vận hành của hệ thống điều hòa xe hơi. Cụ thể, lốc điều hòa sẽ nén chất làm lạnh từ áp suất thấp trở thành áp suất cao rồi đẩy tới dàn nóng.
Ở dàn nóng, chất làm lạnh chuyển thành dạng lỏng và đi tới van tiết lưu. Chất làm lạnh sau khi chuyển tới van tiết lưu sẽ hóa thành dạng hơi do áp suất giảm đột ngột, sau đó chuyển tới dàn lạnh và được thổi ra ngoài để tạo hơi lạnh nhằm hạ nhiệt độ trong xe xuống.
Lốc điều hòa còn gọi là lốc nén, máy nén, block lạnh, là một trong những bộ phận quan trọng không thể thiếu trên hệ thống điều hòa ô tô
Dấu hiệu nhận biết lốc lạnh điều hòa hư hỏng
Khi lốc điều hòa ô tô hư hỏng thì toàn bộ hoạt động của hệ thống điều hòa sẽ bị ảnh hưởng. Dưới đây là những dấu hiệu thường gặp khi lốc lạnh ô tô bị hư hỏng:
- Hệ thống điều hòa không hoạt động.
- Điều hòa đóng/mở liên tục.
- Dàn lạnh lúc chạy lúc không.
Video đang HOT
- Xuất hiện tiếng kêu ở lốc điều hòa.
Nguyên nhân lốc điều hoà ô tô bị hỏng
Có nhiều nguyên nhân khiến lốc điều hoà gặp vấn đề, trong đó đa phần là:
Thiếu dầu bôi trơn
Lượng dầu bôi trơn ít cũng khiến lốc điều hoà ô tô bị trục trặc do bị ra mạt. Nguyên nhân lốc điều hoà xe bị thiếu dầu bôi trơn thường vì hệ thống bị hở.
Làm việc quá tải
Có nhiều lý do khiến lốc điều hoà ô tô làm việc quá tải. Trong đó thường gặp là bởi dàn nóng điều hòa bị bẩn, quạt giải nhiệt bị hỏng hay hoạt động không đúng công suất, điều hoà bị thiếu ga…
Việc hệ thống điều khiển điều hoà ô tô gặp trục trặc cũng có thể làm mất khả năng tự ngắt của lốc nén
Nạp gas điều hoà ô tô kém chất lượng là một trong các nguyên nhân chính gây hỏng hóc ở lốc máy lạnh. Hiện nay có rất nhiều nơi nạp gas lạnh ô tô giá rẻ. Chất lượng gas ở các nơi này thường không đạt yêu cầu và có thể bị trộn nhiều loại gas. Khi sử dụng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của lốc điều hoà do đây là bộ phận thực hiện nén gas lạnh.
Nếu mặt bích hít bị cong vênh, bị mòn, lực hút nam châm điện đầu lốc yếu cũng sẽ gây ra sự cố hỏng hóc trong lốc máy lạnh. Ngoài ra, mặt bích hít bị căn chỉnh lệch sau sửa chữa cũng ảnh hưởng đến hoạt động của lốc điều hoà xe ô tô.
Bi đầu lốc bị hư có thể do không được bảo dưỡng thường xuyên, sử dụng dầu kém chất lượng…
Không được bảo dưỡng thường xuyên
Lốc điều hòa ô tô kêu khi các ổ bi cạnh bugi lốc điều hòa bị hỏng hoặc bạc đạn lốc lạnh điều hòa bị hư. Các nguyên nhân trên đa phần xuất phát từ việc lốc điều hòa ô tô không được bảo dưỡng thường xuyên.
Hệ thống điều khiển điều hoà xe gặp trục trặc
Việc hệ thống điều khiển điều hoà ô tô gặp trục trặc cũng có thể làm mất khả năng tự ngắt của lốc nén, khiến lốc điều hòa ô tô không ngắt tự động.
Cách vệ sinh lọc gió xe ô tô để tránh hao xăng
Nếu lọc gió bị tắc, động cơ có thể tiêu hao nhiều nhiên liệu hơn và xe chạy chậm vì không được thông khí. Do đó, việc chăm sóc bộ lọc gió là một việc cực kỳ cần thiết.
Khi nào cần thay mới lọc gió động cơ?
Theo khuyến cáo của nhà sản xuất, lọc gió động cơ cần được vệ sinh mỗi 5.000 km và thay mới sau 20.000 km. Tuy nhiên với điều kiện sử dụng thực tế cũng như môi trường ngày một ô nhiễm, chúng ta nên rút ngắn thời hạn kiểm tra chi tiết này.
Nên vệ sinh sau mỗi 3.000 km hoặc mỗi tháng/lần và thay mới sau 15.000 km. Tuy nhiên nếu trong lúc vệ sinh, nếu phát hiện lọc gió bị rách, ẩm mốc hoặc khó làm sạch, đó là lúc tài xế nên thay mới chi tiết này.
Theo nhà sản xuất khuyến cáo của nhà sản xuất, lọc gió động cơ cần được vệ sinh mỗi 5.000 km và thay mới sau 20.000 km
Quy trình vệ sinh lọc gió
Chúng ta hoàn toàn có thể tự vệ sinh lọc gió động cơ ôtô tại nhà trong thời gian cuối tuần rảnh rỗi. Quy trình tự vệ sinh lọc gió động cơ ôtô như sau:
Bước 1: Xác định vị trí lọc gió trong khoang động cơ
Lọc gió thường nằm phía sau cửa hút của động cơ, ngay phía sau lưới tản nhiệt. Chúng ta chỉ cần dò theo đường ống này sẽ đến được vị trí của bộ lọc gió động cơ. Nhà sản xuất thường đặt lọc gió trong một hộp bảo vệ được thiết kế tròn hoặc vuông.
Lọc gió thường nằm phía sau cửa hút của động cơ, ngay phía sau lưới tản nhiệt
Bước 2: Tháo lọc gió khỏi hộp bảo vệ
Tùy thuộc nhà sản xuất mà hộp bảo vệ được thiết kế dạng ngàm giữ hoặc dạng ốc xiết. Chúng được thiết kế đơn giản để có thể dễ dàng tháo ra bằng tay hoặc bằng cờ lê. Lọc gió nằm ngay dưới nắp hộp bảo vệ và chúng ta có thể lấy ra bằng tay.
Bước 3: Vệ sinh lọc gió
Dùng vòi xịt hơi để thổi sạch các bụi bẩn bám trên lọc gió. Xịt từ trong ra ngoài và từ trên xuống dưới. Lưu ý không được làm sạch lọc gió bằng nước hay bất kỳ dung dịch hóa chất làm sạch nào. Ngoài ra, không dùng cọ, chổi hay vật nhọn để chùi sạch các vết bẩn trên lọc gió, vì có thể khiến lớp màng lọc của lọc gió bị rách và mất tác dụng.
Bước 4: Lắp lọc gió trở lại vị trí ban đầu
Trước khi lắp lọc gió về vị trí ban đầu, chúng ta dùng khăn khô lau sạch các bụi bẩn bám bên trong hộp bảo vệ. Sau đó xiết lại các đai ốc hoặc ngàm giữ như lúc ban đầu.
Khi nào thay phin lọc ga điều hòa ô tô? Sau một thời gian sử dụng, ảnh hưởng khói, bụi mưa gió để đảm bảo hệ thống điều hòa ô tô hoạt động cần thay phin lọc gas điều hòa ô tô. Nhưng khá nhiều người chưa biết khi nào nên thay phin lọc ga? Phin lọc điều hòa ô tô là gì? Phin lọc điều hòa ô tô là bộ phận quan...