Nguyên nhân làm thay đổi cuộc di cư của cá mòi tại Nam Phi
Cuộc di cư quy mô lớn của cá mòi vào mùa Đông ở Nam Phi là một cảnh tượng tuyệt diệu được mong chờ hằng năm, đặc biệt với người dân ven bờ biển phía Đông ở tỉnh duyên hải KwaZulu-Natal.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cảnh báo biến đổi khí hậu và tình trạng đánh bắt quá mức đang khiến loài này gặp nguy hiểm.
Cuộc di cư quy mô lớn của cá mòi vào mùa Đông ở Nam Phi. Ảnh: AFP
Theo phóng viên TTXVN tại Nam Phi, khi mùa Đông bắt đầu tại các nước Nam Bán cầu, nước lạnh dâng lên. Ngoài khơi Nam Phi, xuất hiện những khối màu bạc nổi lên từ đáy đại dương. Đó là những cá mòi khổng lồ, gồm hàng chục đến hàng trăm triệu con cá mòi bơi dày đặc này phủ kín một khu vực dài hơn 7km, rộng 1,5km và sâu 30m. Theo dòng hải lưu mát lạnh giàu dinh dưỡng, cá mòi bắt đầu chuyến di cư hàng năm từ Mũi Agulhas đến Kwazulu-Natal.
Khi di chuyển về phía Bắc, các đàn cá mòi mắc kẹt giữa bờ biển phía Đông của Nam Phi và vùng nước ấm của dòng hải lưu Agulhas chảy về phía Nam.
Video đang HOT
Theo giải thích của chuyên gia Peter Teske thuộc Đại học Johannesburg, cá mòi đang cố gắng tránh xa dòng hải lưu Agulhas vì chúng không thích vùng nước nóng này và di chuyển về phía bờ biển ở khu vực nước mát tương đối nông. Tuy nhiên, tại tỉnh Eastern Cape, dòng hải lưu Agulhas quá gần bờ biển khiến chúng bị mắc kẹt.
Bên cạnh đó, hoạt động săn cá mòi cũng trở nên nhộn nhịp, đỉnh điểm là vào tháng 6 hàng năm, có tới 18.000 con cá heo dồn đàn cá mòi thành những vòng tròn thức ăn với đường kính lên tới 20m. Khi đó, cá mòi cũng là sự lựa chọn dễ dàng cho những kẻ săn mồi khác như cá mập, cá voi, hải cẩu và các loài chim tham gia vào bữa tiệc đại dương phong phú nhất này. Đối với một số ít cá mòi sống sót sau cuộc tấn công của các loài săn mồi, tương lai của chúng vẫn rất ảm đạm. Đàn cá tiếp tục di chuyển về phía Bắc theo dòng nước lạnh cho đến khi nước dâng kết thúc. Theo chuyên gia Teske, chúng tiếp tục di chuyển đến vùng nước ấm hơn – môi trường sống tồi tệ nhất có thể xảy ra.
Những con cá mòi nước lạnh này bị mắc kẹt trong môi trường sống cận nhiệt đới, quá nóng để chúng có thể tồn tại. Cuộc hành trình dài hàng nghìn km của loài cá nhỏ này kết thúc bằng một “bẫy sinh thái” – khiến cá mòi trở thành một ví dụ hiếm hoi về cuộc di cư hàng loạt không mang lại lợi ích rõ ràng nào cho sự sinh tồn của loài. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn rằng đây là mạng lưới thức ăn của các loài có nguy cơ tuyệt chủng như chim cánh cụt châu Phi, chim cốc Cape, ó biển Cape và cá mập. Giới chuyên gia cảnh báo hoạt động đánh bắt quá mức hiện nay và nhiệt độ đại dương tăng lên đang khiến trữ lượng cá mòi sụt giảm và cuộc di cư nổi tiếng thế giới của cá mòi có nguy cơ chấm dứt trong vài thập kỷ tới.
Hiện nay, cá mòi đang xuất hiện dần dần vào cuối năm nếu có. Một nghiên cứu năm 2019 cho thấy kể từ khi cuộc di cư của cá mòi lần đầu tiên được ghi lại trên báo chí gần một trăm năm trước, ngày xuất hiện đầu tiên của cá mòi đã bị chậm lại 1,3 ngày mỗi thập kỷ trong giai đoạn từ năm 1946-2012, trùng với sự dịch chuyển của dòng nước biển ấm.
Theo kết quả một nghiên cứu, những thay đổi trong quá trình di chuyển của cá mòi khiến kẻ săn mồi và con mồi của chúng không còn ở cùng một nơi vào cùng một thời điểm. Điều này đã cho thấy sự phân nhánh nghiêm trọng đối với những loài săn mồi hàng đầu như chim ó biển Cape và chim cánh cụt châu Phi, những loài có chế độ ăn chủ yếu là cá mòi. Nhà sinh vật học biển Stephanie Pln thuộc Đại học Stellenbosch cho rằng khi những sự kiện như thế này bị gián đoạn có thể gây ra hiệu ứng dây chuyền, phá vỡ toàn bộ hệ sinh thái sau những thay đổi khí hậu tương đối nhỏ. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết có rất ít nghiên cứu khám phá sự thay đổi về thời gian của các loài cá di cư như cá mòi và cần nhiều nghiên cứu hơn nếu muốn hiểu được mối liên hệ giữa nhiệt độ khí quyển và đại dương ấm lên cũng như những gì con người có thể làm để giảm thiểu tác động của hiện tượng này.
Cá mòi là loài cá thương mại quan trọng ở Nam Phi. Sau sự sụt giảm nhanh chóng về sản lượng đánh bắt cá mòi vào giữa những năm 1960, ngành này đã thay đổi chiến lược đánh bắt để sử dụng lưới mắt nhỏ hơn để đánh bắt cá cơm con nhằm giúp phục hồi quần thể cá mòi.
Đảng cầm quyền Nam Phi hướng đến chính phủ đoàn kết dân tộc
Theo phóng viên TTXVN tại Pretoria, sau khi không giành được đa số tuyệt đối trong cuộc tổng tuyển cử vừa qua, đảng Đại hội Dân tộc Phi (ANC) cầm quyền tại Nam Phi đang hướng đến việc thành lập một chính phủ đoàn kết dân tộc.
Thông báo này được đưa ra bởi Tổng thống Cyril Ramaphosa, Chủ tịch đảng ANC, vào tối muộn 6/6 (giờ địa phương).
Tổng thống Nam Phi, Chủ tịch đảng ANC Cyril Ramaphosa phát biểu sau khi kết quả bầu cử được công bố tại Midrand, ngày 2/6/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo ông Ramaphosa, sau nhiều giờ thảo luận, ban lãnh đạo ANC đã quyết định mở rộng liên minh với các đảng đối lập, từ cánh tả đến cánh hữu. Phát biểu trong cuộc họp báo sau buổi họp kéo dài của đảng ANC, ông Ramaphosa cho biết: "Chúng tôi đã đồng ý rằng chúng tôi sẽ mời các đảng chính trị thành lập chính phủ đoàn kết dân tộc như là lựa chọn tốt nhất để đưa đất nước tiến lên".
Các nhà đàm phán của ANC đã bắt đầu tiếp xúc với một số đảng, bao gồm đảng Những Chiến binh vì Tự do Kinh tế (EFF) cánh tả, đảng Tự do Inkatha (IFP) theo chủ nghĩa dân tộc Zulu, đảng Liên minh Dân chủ (DA) trung hữu và đảng Liên minh Yêu nước (PA).
Tổng thống Ramaphosa nhấn mạnh mục tiêu chính của chính phủ đoàn kết dân tộc là giải quyết các vấn đề cấp bách mà người dân Nam Phi đang phải đối mặt, bao gồm tạo việc làm, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát chi phí sinh hoạt, nâng cao chất lượng dịch vụ công, chống tội phạm và tham nhũng.
Ông Ramaphosa thừa nhận sự khác biệt về ý thức hệ và chính sách giữa ANC và các đảng khác, nhưng khẳng định người dân Nam Phi mong đợi các chính trị gia sẽ vượt qua những khác biệt này để cùng nhau làm việc vì lợi ích chung.
Kết quả bầu cử cho thấy ANC chỉ giành được 40% số phiếu bầu - mức thấp nhất từ trước đến nay - và lần đầu tiên kể từ khi nền dân chủ được thiết lập vào năm 1994, đảng này cần sự ủng hộ của các nhóm khác để duy trì quyền lực. ANC hiện có 159 thành viên trong Quốc hội gồm 400 ghế, giảm từ 230 vào năm 2019. Trong khi đó, đảng DA giành được 87 ghế với chương trình thị trường tự do, đảng EFF giành được 39 ghế với việc ủng hộ việc phân chia lại đất đai và quốc hữu hóa các ngành kinh tế quan trọng.
Trước đó, ANC cũng đã liên lạc với đảng uMkhonto weSizwe (MK) của cựu tổng thống Jacob Zuma, đảng này giành được 14,6% phiếu bầu và 58 ghế, nhưng không nhận được phản hồi. Đảng MK, mới được thành lập vào cuối năm ngoái, đã bác bỏ kết quả bầu cử và tuyên bố sẽ không ủng hộ chính phủ do ANC lãnh đạo nếu Tổng thống Ramaphosa vẫn nắm quyền.
Quốc hội mới sẽ họp trong vòng chưa đầy hai tuần nữa, và một trong những nhiệm vụ đầu tiên sẽ là bầu ra một tổng thống để thành lập chính phủ mới. Mặc dù ANC vẫn được nhiều người Nam Phi tôn trọng vì vai trò lãnh đạo trong việc lật đổ chế độ phân biệt chủng tộc, cũng như các chính sách phúc lợi xã hội tiến bộ và trao quyền kinh tế cho người da đen, nhưng sự ủng hộ của họ đã giảm sút trong cuộc bầu cử gần đây do bất mãn lan rộng trước tỷ lệ thất nghiệp cao, tội phạm tràn lan, bê bối hối lộ và tình trạng thiếu điện.
Hiện chưa rõ liệu tất cả các đảng được đề cập có đồng ý tham gia chính phủ đoàn kết dân tộc hay không.
Cơ quan quản lý thuốc Nam Phi thông báo không tìm thấy độc tố trong siro ho bị thu hồi Theo phóng viên TTXVN tại Pretoria, ngày 5/6, Cơ quan quản lý sản phẩm y tế Nam Phi (SAHPRA) cho biết sau khi tiến hành điều tra không tìm thấy dấu vết của chất độc và không có tác dụng phụ nào trong hai lô siro trị ho dành cho trẻ em do Johnson & Johnson sản xuất, bị thu hồi tại Nam...