Nguyên nhân khiến xe ô tô không tăng tốc dù đã đạp ga
Khi đạp ga mà thấy xe tăng tốc chậm, thậm chí là không vọt lên chút nào, tức là dấu hiệu cho thấy lúc đó xe bạn đang gặp vấn đề.
Nhiên liệu cấp vào buồng đốt không đủ để đáp ứng
Thông thường những người điều khiển ô tô di chuyển những quãng đường ngắn trong thành phố không cần thiết phải với tốc độ cao và cũng không quan tâm nhiều đến khả năng bứt tốc của chiếc xe. Với tốc độ thông thường hoặc chế độ không tải thì động cơ sẽ làm việc bình thường và chạy êm vì chỉ yêu cầu một lượng nhỏ nhiên liệu cấp vào buồng đốt. Người lái xe sẽ khó mà phát hiện được những vấn đề về việc tăng tốc nhanh hay chậm của xe.
Tuy nhiên, khi phương tiện phải di chuyển trên đường cao tốc thì lái xe phải tăng tốc độ của xe lên cao. Động cơ của xe lúc này cần một lượng nhiên liệu lớn. Nếu động cơ không tăng tốc nhanh được, có thể lý do là vì nhiên liệu cấp vào buồng đốt không đủ để đáp ứng.
Nguyên nhân của sự cố này rất dễ hiểu, một là bầu lọc nhiên liệu của xe bị tắc hoặc lưới lọc trong thùng xăng của xe bị tắc. Hai là bơm xăng yếu nên lượng nhiên liệu bơm không đủ vào chế hòa khí (hoặc vòi phun) khi động cơ tăng tốc. Khi này lái xe nên thay bơm nhiên liệu mới vì có thể bơm cũ đã hỏng hóc. Lái xe có thể kiểm tra tình trạng của dụng cụ bơm xăng bằng cách dùng dụng cụ đo áp suất, nối thiết bị này vào đường ống nhiên liệu. Tiếp theo, cho bơm hoạt động, kiểm tra áp suất hiển thị, so sánh kết quả với tài liệu hướng dẫn sử dụng của hãng. Thay bơm mới nếu áp suất không đủ chuẩn.
Nguyên nhân tiếp theo có thể do tắc trong đường ống dẫn nhiên liệu. Hãy kiểm tra đường nhiên liệu từ thùng xăng đến động cơ, lái xe hoàn toàn có thể kiểm tra bằng mắt thường. Nếu tắc trong đường dẫn nhiên liệu, hãy thổi khí nén vào đường nhiên liệu từ động cơ tới thùng xăng. Khí nén sẽ thổi sạch các chất bẩn cũng như cặn bám trên đường nhiên liệu.
Video đang HOT
Nguyên nhân cuối cùng có thể gây ra tình trạng nhiên liệu cung cấp vào buồng đốt không đủ là do tắc vòi phun (ở các động cơ phun xăng điện tử). Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm nguyên liệu không đủ cho quá trình cháy.
Đường dẫn khí xả bị trục trặc
Ngoài ra, xe ô tô không thể tăng tốc nhanh có thể vì trục trặc ở đường dẫn khí xả. Đường khí xả rơi vào trạng thái tắc sẽ khiến khí thải từ động cơ bị giữ lại bên trong, không thể thoát ra ngoài. Tình trạng này dẫn đến sự xuất hiện của dòng áp lực ngược sinh ra trên đường khí thải. Dòng áp lực này dội ngược trở lại vào buồng cháy khiến công suất của động cơ giảm xuống, bên cạnh đó còn gây ra nhiều tác động xấu khác tới động cơ.
Đường khí thải bị tắc thường do các nguyên nhân cơ bản như sau: Bộ xúc tác khí xả bị tắc bên trong. Khi bộ xúc tác rơi vào trạng thái nhiệt độ quá cao, nó có thể bị nóng chảy ở bên trong đẫn đến khả năng lưu thông của khí xả qua bộ xúc tác bị giảm sút. Lái xe có thể tháo đoạn đầu ống xả (có bộ xúc tác khí xả) để kiểm tra chính xác tình trạng của bộ phận này. Nếu động cơ của xe vẫn làm việc tốt như bình thường, chứng tỏ bộ xúc tác khí xả là nguyên nhân gây ra tắc đường khí thải.
Bên cạnh đó còn một số nguyên nhân khác có thể làm tắc ống xả như: ống xả bị va đập mạnh dẫn tới tình trạng móp méo tình trạng này có thể dễ dàng quan sát bằng mắt thường. Ngoài ra, chất bẩn rơi vào bên trong ống xả có thể khiến ống xả bị tắc. Trường hợp này tuy hiếm vì ống xả luôn có khí đẩy ra ngoài nhưng vẫn có thể hoàn toàn xảy ra. Trong trường hợp dòng khí thải bị tắc hoàn toàn thì động cơ vẫn khởi động được nhưng sẽ chết máy ngay sau đó.
Ngoài những nguyên nhân thường gặp ở trên thì tình trạng động cơ bị nổ ngược hoặc hở xả cũng là những lý do khiến động cơ không thể tăng tốc nhanh, mặc dù khi di chuyển ở chế độ tải trọng nhỏ và tốc độ thấp vẫn hoạt động tốt.
Để khắc phục tình trạng ô tô tăng tốc chậm, người điều khiển phương tiện cần mang xe tới trung tâm bảo dưỡng chuyên nghiệp để tìm ra nguyên nhân khiến xe không thể tăng tốc nhanh. Sau khi tìm ra nguyên nhân, nhân viên bảo dưỡng sẽ giúp chủ xe khắc phục tình trạng này.
Theo Giaothong
'Thủ phạm' hàng đầu khiến xe ô tô tốn xăng
Ô tô bị hao nhiên liệu có nhiều nguyên nhân nhưng một trong những nguyên nhân ít tài xế nghĩ tới chính là do muội và cặn bẩn bên trong động cơ.
Động cơ là bộ phận quyết định tới khả năng vận hành, chi phí hoạt động, độ bền thậm chí cả giá trị bán lại của một chiếc xe ô tô. Chính vì vậy, nó luôn là chi tiết được chăm sóc hàng đầu bởi dàn áo, đèn cùng nhiều trang bị khác có thể dễ dàng thay thế sửa chữa với chi phí thấp nhưng động cơ thì không như vậy.
Để động cơ hoạt động ổn định, bền bỉ thì bảo dưỡng là hành động bắt buộc không thể bỏ qua. Bởi khi hoạt động một thời gian dài những muội than (một dạng carbon vô định hình) sản sinh trong quá trình đốt cháy không hoàn toàn của động cơ và tích tụ lại bám vào xupap, đầu piston, thành xi lanh hay bugi...
Động cơ ô tô cặn bẩn là nguyên nhân hàng đầu khiến xe ô tô tốn xăng.
Về lâu về dài, lớp muội than dày có thể làm xước thành xi lanh hay ảnh hưởng tới tỉ số nén động cơ khiến máy ì, ồn, giật cục và tốn nhiều nhiên liệu hơn. Muội than carbon bám dày đặc bên trong động cơ ảnh hưởng nhiều tới hiệu suất, mức tiêu hao nhiên liệu và độ bền.
Thực tế, động cơ đốt trong sử dụng xăng dầu để tạo nhiệt năng, sản sinh công suất. Ban đầu, các chi tiết như buồng đốt, kim phun, bộ chế hòa khí, van nạp của động cơ xe láng bóng, phần lớn nhiên liệu được đốt cháy hết và sản sinh công khiến động cơ đạt hiệu suất cao.
Tuy nhiên trong quá trình sử dụng, muội carbon khi xăng dầu cháy, kết hợp cùng phần nhiên liệu dư thừa khiến các chi tiết bên trong bị đóng cặn, dẫn tới hiệu suất giảm. Nếu kim phun bị dính cặn, nó sẽ ảnh hưởng tới quá trình cấp liệu, làm giảm độ phân tán, giảm lượng nhiên liệu khiến động cơ yếu và thường bị cà giật.
Trong khi đó, cặn đóng ở phía sau van sẽ giảm lượng không khí đi vào buồng đốt, tạo hỗn hợp giàu và làm tăng mức tiêu hao nhiên liệu. Nếu cặn bám trên van xả, khí thải sau quá trình cháy không thoát hết, tác động tới tỷ số nén và tuổi thọ động cơ.
Hiện tượng đóng cặn là vấn đề của tất cả các động cơ, tuy nhiên, có những chiếc bị nặng hơn. Nguyên nhân gần như không do bản thân động cơ mà phụ thuộc vào nhiên liệu, dầu nhớt và cách cầm lái. Trong các nguyên nhân làm yếu động cơ, cặn bẩn là nguyên nhân chính, bởi nó sẽ làm tắc vòi phun xăng, van xả, khe hút khí.
Thông thường, người dùng chỉ bắt đầu quan tâm tới cặn bẩn trong động cơ khi xe có hiện tượng chết máy, giật cục hoặc không thể khởi động. Những triệu chứng trước đó rất ít người để ý. Tới lúc này, công suất động cơ có thể đã giảm khoảng 30%. Khi có cặn, kim phun sẽ làm việc kém hiệu quả do nhiên liệu không thành dạng sương mù mà thành giọt nên quá trình cháy bị gián đoạn, động cơ làm việc không đều và tiêu hao nhiều xăng. Ngoài ra, những khối cặn này làm ảnh hưởng tới dòng khí đi vào và đôi lúc chúng đủ lớn để làm kín, khiến động cơ yếu đi trông thấy.
Thông thường, với xe hoạt động khoảng 5 năm, người dùng thường phải đại tu máy móc một lần. Thợ máy sẽ tháo rời từng chi tiết cơ khí và vệ sinh bằng xăng cũng như các chất dung môi. Chi phí cho một lần rã máy khá tốn kém và mất nhiều thời gian.
Thời gian gần đây, có một phương pháp được các kỹ sư khuyên dùng là tẩy cặn bẩn bằng dung dịch pha xăng. Với phương pháp này, người sử dụng chỉ cần pha một bình dung dịch 75 ml vào bình xăng gần cạn, sau đó đổ đầy xăng.
Trong quá trình sử dụng, dung môi pha vào xăng sẽ tẩy những vết bẩn bên trong động cơ mà không cần phải tháo máy. Xe chạy 3.000 km cần đổ lại một chai để đảm bảo động cơ luôn sáng bóng. Dung tích động cơ càng lớn thì càng phải đổ nhiều dung dịch. Theo các kỹ thuật về ô tô, mỗi bình xăng 5 lít nên đổ một hộp dung môi. Với những mẫu xe phân khối lớn có bình xăng từ 15 - 20 lít, người dùng cần đổ từ 3 - 4 chai một chu kỳ.
Theo VietQ
Lái xe thiếu ngủ, "mất mạng như chơi" Cơn buồn ngủ ập đến khiến tài xế không thể duy trì sự tỉnh táo, mất khả năng quan sát và phản ứng, dễ dẫn đến tai nạn giao thông. Tác hại của tình trạng thiếu ngủ Trong một báo cáo về "Rối loạn giấc ngủ và tai nạn giao thông", giáo sư Telfilo Lee Chiong (Trung tâm Nationnal Jewish Health, Mỹ), cho...