Nguyên nhân khiến “vùng kín” nổi mụn mủ
“Vùng kín” nổi mụn mủ là vấn đề khiến nhiều chị em đau đầu. Dưới đây là những nguyên nhân chính gây ra tình trạng này.
Vùng kín nổi mụn mủ là gì?
Có lẽ khu vực nhạy cảm nhất cơ thể phụ nữ là vùng kín. Khi vùng kín nổi mụn mủ ngứa ngáy, có nghĩa là một hoặc nhiều tình trạng nghiêm trọng đang xảy ra.
Cùng tìm hiểu về nguyên nhân và một số lời khuyên về cách điều trị cũng như phòng ngừa tình trạng này nhé!
Vùng kín nổi mụn mủ gây ra cảm giác khó chịu vô cùng.
Nguyên nhân nổi mụn vùng kín
Nguyên nhân của tình trạng này thường không rõ ràng, nhưng có một vài lý do chính làm nổi mụn quanh bộ phận sinh dục, ví dụ như:
Vùng kín nổi mụn mủ có khả năng gây ra bởi viêm da tiếp xúc. Đây là một phản ứng của da khi chạm phải một thứ gì đó. Viêm da tiếp xúc vùng kín có thể được gây ra khi da nhạy cảm với:
- Sữa tắm và xà phòng, đặc biệt nếu chúng có chứa chất tạo hương
- Khăn ướt, chất khử mùi, bột hoặc nước hoa
- Băng vệ sinh hoặc tampon
- Thụt rửa âm đạo
- Chất diệt tinh trùng, bao cao su, chất bôi trơn hoặc chất kích thích tình dục
- Thuốc không kê đơn
- Bột giặt
- Mồ hôi
- Dịch âm đạo
- Nước tiểu
- Tinh dịch
Bất kỳ kích ứng nào của da cũng có thể hình thành mụn nhọt.
2. Viêm nang lông
Video đang HOT
Mụn nhọt ở vùng kín có thể là kết quả của nhiễm trùng nang lông do vi khuẩn. Cạo lông mu với tần suất cao là một trong những nguyên nhân tiềm ẩn gây viêm nang lông. Khi lông bắt đầu mọc ra khỏi nang, nó sẽ cong về phía da, gây kích ứng. Trong một số trường hợp, lông thậm chí còn mọc trở lại vào da (lông mọc ngược).
Sự thô ráp của dao cạo trên da nhạy cảm cũng có thể gây ra những điều sau đây:
- Viêm nang lông
- Vết xước
- Nổi rộp
- Nổi mụn
3. Viêm tuyến mồ hôi mủ (HS)
Viêm tuyến mồ hôi mủ (idradenitis suppurativa), còn được gọi là chứng sưng mủ, là một bệnh mãn tính của tuyến mồ hôi. Nó gây ra các tổn thương trông giống như mụn nhọt quanh cơ thể, bao gồm cả vùng âm hộ.
Nguyên nhân của căn bệnh viêm nhiễm hiếm gặp này vẫn chưa được công bố. Hiện có một số phương pháp điều trị, nhưng không có cách chữa.
4. U mềm lây
U mềm lây (molluscum contagiosum) là một bệnh nhiễm virus có thể gây ra mụn nhọt ở bất cứ đâu trên cơ thể, bao gồm cả bộ phận sinh dục. Bệnh nhân có thể lựa chọn điều trị hoặc không, nhưng nó có thể được điều trị dễ dàng bằng thuốc bôi hoặc thuốc uống. Nếu cần thiết, bác sĩ cũng có thể loại bỏ mụn nhọt do bệnh này gây ra.
Tự nặn mụn nhọt vùng kín có an toàn không?
Tốt nhất là không nên tự nặn mụn nhọt quanh vùng kín. Điều này có thể lây lan vi khuẩn, dẫn đến nhiễm trùng. Đó là chưa kể một số người có khu vực này nhạy cảm và dễ bị kích thích hơn bình thường.
Mụn nhọt sẽ trở thành mụn mủ trong một vài ngày, và quá trình phát triển đó sẽ khiến bạn đau đớn. Nói chung là không nên tự nặn mụn vùng kín, vì không chỉ đau đớn mà còn dễ gây nhiễm trùng nữa. Hãy để bác sĩ chuyên khoa thực hiện điều này.
Tự nặn mụn ở vùng kín có thể gây nhiễm trùng.
Mụn nhọt âm đạo thường được điều trị như thế nào?
- Nếu gây ra bởi kích ứng: Chúng sẽ tự biến mất. Nếu chúng tiếp tục phát triển, hãy đi khám bác sĩ. Ngoài ra bạn còn có thể sử dụng:
Thuốc bôi để điều trị mụn nhọt âm đạo do viêm da tiếp xúc
Thuốc kháng histamine để điều trị dị ứng nghiêm trọng
- Nếu gây ra bởi viêm da tiếp xúc: Cần xác định nguyên nhân gây mụn, từ đó tránh các tác nhân gây hại trong tương lai. Để làm điều này, bạn cần ngừng sử dụng tất cả các sản phẩm chạm vào bộ phận sinh dục. Sau đó, dùng lại từng thứ một để tìm ra cái nào gây ra vấn đề.
- Nếu gây ra bởi lông mọc ngược: Mụn nhọt thường tự hết.
- Nếu gây ra bở i viêm tuyến mồ hôi mủ: Cần chẩn đoán và điều trị sớm.
- Nếu gây ra bởi u mềm lây: Không cần điều trị, mụn sẽ tự hết. Nếu không, bác sĩ sẽ kê toa thuốc bôi hoặc thuốc uống tuỳ tình trạng.
Nếu bạn không chắc chắn điều gì khiến vùng kín nổi mụn mủ, hãy ngừng sử dụng các loại thuốc không kê đơn và gặp bác sĩ chuyên khoa.
Cách trị mụn vùng kín tại nhà
Trong hầu hết các trường hợp, mụn nhọt sẽ tự hết hoặc chỉ cần điều trị trong vòng vài tuần. Nếu bạn cảm thấy tình trạng không quá nghiêm trọng, hãy tự thực hiện các biện pháp sau để tự điều trị tại nhà. Hãy nhớ là vệ sinh cá nhân sạch sẽ là trên hết. Một khi bạn xác định được nguyên nhân gây mụn, tránh tiếp xúc với các tác nhân đó.
Để giúp ngăn ngừa kích ứng trong tương lai ở khu vực âm đạo, bạn hãy thử:
- Tránh mặc quần áo bó chật, có thể gây ma sát.
- Chọn đồ lót làm bằng cotton thay vì chất liệu tổng hợp.
- Cố gắng không chạm vào mụn nhọt quá nhiều.
- Tránh nước quá nóng khi tắm.
- Không dùng sữa tắm và xà phòng thơm khi tắm.
- Hỏi ý kiến bác sĩ về những sản phẩm kinh nguyệt an toàn.
Tránh nước quá nóng khi tắm sẽ giúp giảm tình trạng mụn mủ vùng kín.
Dao cạo có thể gây kích ứng da và khiến vùng kín nổi mụn mủ, vậy nên bạn có thể dùng kéo để cắt tỉa lông mu. Hãy cắt theo hướng của lông mọc, theo hướng xiên xuống.
Hoàng Lan
Hiện tượng dị ứng tinh trùng
Dị ứng tinh trùng là hiện tượng sau khi quan hệ tình dục, niêm mạc âm đạo sẽ bị đỏ lên, kèm theo ngứa và sưng nề, có khi phát ban, có người còn cảm nhận thấy như có ngàn mũi kim đâm vào cùng lúc và rất khó thở...
Những biểu hiện này có thể kéo dài đến 3, 4 ngày sau. Căn bệnh hiếm gặp này là nguyên nhân dẫn tới tâm lý sợ "quan hệ" và nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới vô sinh. Theo thống kê, có tới 5-25% cặp đôi có vấn đề về sinh sản phải đối mặt với hiện tượng này và 20-40% trong số đó phải sinh con bằng thụ tinh nhân tạo. Dị ứng tinh trùng thậm chí còn có thể xảy ra với những cặp vợ chồng khỏe mạnh, chiếm 2%.
1. Nguyên nhân và triệu chứng
Nguyên nhân của hiện tượng này là do tinh binh của các quý ông có chứa nhiều loại protein, enzyme và khi xuất tinh có thể đưa các chất lạ vào cơ thể của người phụ nữ. Với những chị em có cơ thể nhạy cảm với các chất này có thể gây dị ứng. Người bị nặng còn không thụ thai được.
Ở dạng nhẹ, dị ứng tinh trùng gây hiện tượng ngứa, mẩn đỏ và sưng tấy ở vùng ngoài bộ phận sinh dục. Tuy nhiên, cũng có trường hợp vùng kín bị ngứa nhưng không phải vì dị ứng tinh trùng mà do nấm. Còn với những trường hợp bị nặng hơn, người bệnh có thể bị phát ban, khó thở, thậm chí ngất. Vì vậy, nếu gặp phải một trong những biểu hiện trên, bạn nên tới gặp bác sĩ phụ khoa để được khám và điều trị đúng.
Với một số người, phản ứng toàn thân có thể dẫn tới rối loạn ở hệ hô hấp, nổi ban trên da và phù nề phần mô mềm. Trong một số rất ít trường hợp, phụ nữ có khi còn bị trụy mạch hay sốc phản vệ, nhưng sau đó lại bình phục. Khi thấy người bị bệnh này nếu thầy thuốc không thật sắc sảo và chú ý khai thác kỹ tiền sử, bệnh có thể bị bỏ sót hoặc chẩn đoán nhầm.
Bệnh này thường bị nhầm với các bệnh nấm âm đạo và bệnh lây truyền qua đường tình dục. Thậm chí một số người còn được bác sĩ trả lời là vòm âm đạo của họ không đủ rộng để "cậu nhỏ" của chồng lọt vào hay âm đạo khô và cần dùng các dung dịch bôi trơn.
2. Phương pháp điều trị và phòng ngừa
Các chuyên gia khuyên phụ nữ nên nhanh chóng vệ sinh sau khi "quan hệ" để "tẩy chay" tình trùng ra khỏi "khu vực cấm địa", hạn chế tối đa nguy cơ bị dị ứng tinh trùng. Với những cặp vợ chồng gặp phải hiện tượng dị ứng tinh trùng thì nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để xét nghiệm mẫu tinh trùng giúp tìm ra nguyên nhân và có hướng điều trị.
Cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa dị ứng tinh trùng cũng nhưng phòng tránh các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục là sử dụng bao cao su khi quan hệ. Tuy nhiên, cách này sẽ ảnh hưởng tới việc thụ thai. Vì vậy, theo các chuyên gia, không còn cách nào khác là bạn buộc phải "sống chung với lũ". Có điều sống thế nào cho an toàn?
- Đối với trường hợp dị ứng nhẹ: Phương pháp điều trị là "Lấy độc trị độc". Theo đó, hai người vẫn tiếp tục cho "cô bé" và "cậu bé" tiếp cận với nhau nhưng với mức độ từ từ. Mỗi lần quan hệ, người nam cho một chút tinh trùng vào trong âm đạo của nữ. Số lượng này tăng dần cho đến khi có thể "quan hệ" một cách bình thường.
- Đối với trường hợp nặng: Cần sử dụng bao cao su để tránh phản ứng dị ứng cho người nữ. Nếu muốn sinh con, các cặp vợ chồng phải áp dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo hoặc thụ tinh trong ống nghiệm.
Khi có hiện tượng lạ trong việc gần gũi với chồng, phụ nữ nên đến phòng khám phụ khoa ngay.
Còn các ông chồng nên uống nhiều nước trước và trong khi "ân ái" vì tình trạng thiếu nước có thể làm tăng nồng độ của tinh dịch và khiến độ axit cao. Nếu xảy ra rắc rối, quý ông cần mặc "áo mưa" trước khi vào cuộc để tránh phiền toái và chờ xem liệu phương pháp này có giúp ngăn ngừa sự xuất hiện của các triệu chứng bệnh ở vợ không. Sau khi thực hiện tất cả những điều nói trên mà tình trạng bất thường vẫn tồn tại thì cả hai cần liên hệ với bác sĩ chuyên khoa.
Theo các chuyên gia trong ngành cách điều trị loại dị ứng này là giải mẫn cảm cho chị em (tiêm cho họ thuốc chứa thành phần gây dị ứng) để họ không còn dị ứng với các tinh binh của chồng nữa.
Ngoài ra, có thể điều trị bằng cách sau, t uy nhiên cách điều trị này khá phức tạp và tốn kém.
- Lấy tinh dịch của người chồng sau khi "xuất quân" rồi tách riêng các loại protein lớn và nhỏ.
- Làm thử nghiệm trên da của người vợ để xác định những loại protein gây dị ứng rồi giải mẫn cảm cho chị em đối với những protein này.
- Cứ 10-15 phút một lần lại tiêm cho người vợ một lượng dịch chứa thành phần protein gây dị ứng với nồng độ tăng dần. Bước này thường kéo dài vài giờ.
- Sau khi việc giải mẫn cảm đã hoàn thành, các bác sĩ sẽ bơm "quân" của chồng vào vợ. Nếu người vợ không có biểu hiện gì thì việc điều trị đã thành công.
3. Một số câu hỏi về dị ứng tinh trùng
Dị ứng tinh trùng cản trở quá trình thụ thai ?
Ngoài cảm giác đau rát khó chịu mà các chị em phụ nữ phải gánh chịu khi tiếp xúc với tinh trùng thì nó còn là một trong những nguyên nhân cản trở quá trình thụ thai. Khó nhưng không có nghĩa là không thể, để có thể mang thai bạn cần gặp bác sĩ để nhận được sự can thiệp và hỗ trợ kịp thời.
Dị ứng tinh trùng cũng có thể xảy ra khi "yêu qua đường miệng" ?
Dị ứng tinh trùng thường chủ yếu xảy ra ở vùng âm đạo thế nhưng cũng có không ít chị em phụ nữ gặp phải rắc rối này khi "yêu" qua đường miệng. Hiện tượng dị ứng này thường dễ nhận biết bằng dấu hiệu nôn, buồn nôn, tiêu chảy và khó thở khi nuốt phải "tinh binh" của người đàn ông.
Chăm chỉ "yêu" sẽ giảm hiện tượng dị ứng tinh trùng ?
Nhiều quan niệm cho rằng khi đã bị dị ứng tinh trùng thì tốt nhất nên hạn chế "gần gũi" để tránh gặp phải những bất lợi nhưng thực tế lại trái ngược với những gì bạn tưởng. Sex đều đặn giúp bạn cải thiện đáng kể tình trạng này. Các chuyên gia khuyên bạn nên quan hệ khoảng 2-3 lần mỗi tuần để cải thiện dấu hiệu dị ứng tinh trùng. Hai người cho tiếp xúc với nhau nhưng với mức độ từ từ. Mỗi lần quan hệ, người nam cho một chút tinh trùng vào trong âm đạo của nữ. Số lượng này tăng dần cho đến khi có thể quan hệ một cách bình thường.
Quý ông cũng có thể bị dị ứng với chính tinh dịch của mình ?
Triệu chứng của nó giống như cảm cúm, xuất hiện chỉ vài phút sau khi người đàn ông trải qua trạng thái "thăng hoa": sốt nhẹ, mệt mỏi, sổ mũi, đau nhức mắt... Các biểu hiện này có thể kéo dài khoảng 5-7 ngày. Điều này đã được nghiên cứu và kết luận bởi giáo sư Marcel Waldingers, Đại học Utrecht, Hà Lan. Vị giáo sư này cho hay các triệu chứng giống cảm cúm xuất hiện sau cực khoái ở các quý ông bắt nguồn từ tình trạng dị ứng với tinh dịch của bản thân. Để chữa trị, cần tác động vào hệ miễn dịch.
Theo Duocanbinh.vn
Rối loạn cương dương báo trước nguy cơ bị bệnh tim ... Nhiều quý ông xấu hổ vì những rắc rối chốn phòng the, đặc biệt đối với chứng rối loạn cương dương. Tuy nhiên, có lẽ nhiều người chưa biết, rối loạn cương dương là dấu hiệu báo trước của bệnh tim, đi khám và chẩn đoán sớm bệnh có thể cứu bạn thoát khỏi các cơn đau tim và đột quỵ. Nguyên nhân...