Nguyên nhân khiến số lượng bệnh nhân Covid-19 ở TP.HCM tăng nhanh
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, sự tập trung đông đúc cùng biến chủng Delta khiến tỷ lệ lây nhiễm tại TP.HCM ngày càng lan rộng
Theo công bố của Bộ Y tế, ngày 3/7, TP.HCM ghi nhận tổng cộng 714 ca mắc Covid-19. Hiện tại, TP.HCM vượt mốc 5.000 ca mắc.
Trả lời VTV tối 3/7, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết tại TP.HCM, nhiều nguyên nhân khiến dịch có điều kiện lây nhanh và khó kiểm soát.
Thứ nhất, virus SARS-CoV-2 gây dịch bệnh tại thành phố thuộc biến chủng Delta (được tìm thấy lần đầu tiên ở Ấn Độ). Biến chủng này có sự lây lan nhanh, đặc biệt là trường hợp tiếp xúc gần.
Thứ 2, TPHCM có mức độ tập trung dân cư đông đúc, nhiều chợ tự phát và chợ truyền thống tập trung với mật độ cao. Điều này khiến virus có sự lây lan nhanh hơn.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn kiểm tra công tác xét nghiệm bằng test nhanh tại một điểm lấy mẫu ở quận Tân Phú. Ảnh: Duy Hiệu.
Video đang HOT
Thứ 3, thành phố có nhiều khu công nghiệp và nhà máy sản xuất, số lượng công nhân đông. “Trường hợp một công nhân nhiễm SARS-CoV-2 nhưng không xuất hiện triệu chứng làm việc, có thể dẫn đến sự lây nhiễm cho cả quần thể người lao động”, Thứ trưởng nói.
Vị lãnh đạo này cũng cho biết nhờ công tác tổ chức xét nghiệm diện rộng, ca mắc mới không chỉ trong khu cách ly, vùng phong tỏa mà còn được phát hiện nhanh trong cộng đồng dân cư. Điều này khiến thành phố có số ca mắc tăng nhanh chóng trong thời gian qua.
Ông cho biết tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 chiều nay, TP.HCM có quyết định thành lập Trung tâm điều hành, điều phối xét nghiệm trên địa bàn thành phố.
“Việc thành lập trung tâm này sẽ giúp TP.HCM đẩy nhanh được tiến độ xét nghiệm. Chiều nay, TP.HCM có khả năng lấy 1,4 triệu mẫu/ngày, năng lực xét nghiệm đạt 450.000 mẫu gộp. Đây là con số có thể tin tưởng trong thời gian tới, khi lực chọn đúng khu vực trọng tâm, trọng điểm, sử dụng nhuần nhuyễn test nhanh và rRT-PCR, thành phố sẽ sớm kiềm chế và đẩy lùi dịch bệnh”, Thứ trưởng Sơn nói.
Về vấn đề cách ly F1 tại nhà, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết việc áp dụng chiến lược này theo hướng dẫn của Bộ Y tế là rất cần thiết. Ông nhấn mạnh trong thời gian tới, thành phố xây dựng kế hoạch cách ly F1 tại nhà, có thể sử dụng công thức 14 14.
Công thức này có nghĩa là đối với trường hợp F1 sau 14 ngày cách ly tập trung sẽ được khảo sát tại nơi lưu trú nếu đảm bảo các điều kiện như hướng dẫn của Bộ Y tế. Điều này góp phần giảm tải cho khu cách ly tập trung tại TP.HCM.
Thứ trưởng Y tế: 'Dịch ở TP HCM vẫn rất khó lường'
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn nhận định diễn biến dịch bệnh TP HCM vẫn rất khó lường và khả năng tiếp tục tăng, phạm vi lan rộng các tỉnh, thành lân cận.
Ý kiến được ông Sơn chia sẻ tại họp ban chỉ đạo chống Covid-19 tại TP HCM, sáng 2/7.
Thứ trưởng Sơn cho rằng thành phố còn một số vấn đề cần khắc phục trong tổ chức lấy mẫu xét nghiệm diện rộng, phân phối và sử dụng test nhanh... Lực lượng thực hiện công tác truy vết và lấy xét nghiệm bị phân tán nên chưa phát huy hiệu quả cao nhất. Một số khu cách ly, khu phong tỏa cũng còn một số hạn chế trong phòng, chống dịch bệnh.
Trên cơ sở đó, Bộ Y tế khuyến cáo các địa phương sử dụng test nhanh hợp lý để đảm bảo truy vết nhanh, khoanh vùng phong tỏa sớm. Hiện nay, con số sử dụng test nhanh còn rất hạn chế, sử dụng khoảng 128.000 trong tổng số 222.000 test nhanh.
Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn tại cuộc họp ban chỉ đạo chống Covid-19 TP HCM, sáng 2/7. Ảnh: Trung tâm Báo chí TP HCM.
"Diễn biến dịch còn khó lường. Bên cạnh sử dụng hệ thống giám sát cộng đồng bằng xét nghiệm PCR mẫu gộp 10, 15, địa phương cần tăng cường lực lượng y tế để đảm bảo test nhanh có hiệu quả và truy vết kịp thời", ông Sơn nhấn mạnh.
Theo Thứ trưởng Sơn, việc xét nghiệm cần chia ca hợp lý, tránh tụ tập đông người, ảnh hưởng đến phòng chống dịch. Nếu cần thiết có thể triển khai lấy mẫu xét nghiệm ngay tại các ngõ dân cư. Tại các khu cách ly, khu vực phong tỏa nên có đội ngũ dự bị để sẵn sàng lấy mẫu xét nghiệm khi cần, đảm bảo trả kết quả đúng hẹn. Những đơn vị truy vết chỉ tập trung vào công tác truy vết để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ trong trường hợp dịch lan rộng, lan nhanh trên diện rộng.
"Sáng nay 400.000 liều vaccine đã về tới sân bay Tân Sơn Nhất, Bộ Y tế dự kiến ưu tiên phân bổ số lượng lớn cho TP HCM", ông Sơn thông tin.
Trên cơ sở dự báo diễn biến tình hình Covid-19 trên địa bàn TP HCM, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình cho rằng cuộc chiến với dịch bệnh vẫn còn rất khó khăn, đòi hỏi sự tập trung cao độ và nỗ lực lớn nhất cùng với việc thực hiện tốt, đồng đều các biện pháp.
"Phấn đấu, quyết tâm đến cuối tháng 7, dịch bệnh giảm rõ, giảm sâu và đến tháng 8 có thể khống chế dịch", Phó Thủ tướng nêu. "Công tác xét nghiệm tầm soát và tiêm vaccine diện rộng cần tổ chức chặt chẽ, cụ thể, tránh để tràn lan, tự phát, tập trung đông người".
Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong cũng nhấn mạnh đợt dịch lần 4 này nguy hiểm, phức tạp và khó dự đoán hơn các lần trước. Có thời điểm thành phố ghi nhận trên 500 ca nhiễm một ngày.
Phân tích các ca nhiễm từ ngày 19 đến 30/6, trong thời điểm áp dụng chỉ thị 10, số ca nhiễm tầm soát, phát hiện ở cộng đồng bình quân 65 ca mỗi ngày, số nhiễm sàng lọc tại các bệnh viện bình quân 35 ca một ngày.
Theo ông Phong, điều này cho thấy các biện pháp đang triển khai từng bước phát hiện được các ca nhiễm tiềm ẩn trong cộng đồng. Đồng thời, phản ánh được sự phức tạp của diễn biến dịch bệnh khi biến thể Delta được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xem là có khả năng lây lan nhanh, có khả năng giảm hiệu quả bảo vệ của vaccine.
"Tỷ lệ lây nhiễm thứ phát và tốc độ lây lan của biến thể này mạnh mẽ và số ca nhiễm có khả năng vẫn còn tăng trong những ngày tới", ông Phong chia sẻ.
Giám đốc HCDC: Phải tính tới phương án sống chung với dịch Covid-19 "Có thể chúng ta cần tính tới phương án sống chung với lũ. Nghĩa là chúng ta chỉ truy tìm rắn độc thay vì đi tìm những con rắn nước", ông Nguyễn Trí Dũng ví von khi đề nghị TP tính tới phương án sống chung với dịch Covid-19. Chiều nay (25/6), Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong đã chủ trì buổi...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Húc vào đuôi xe chở thép tự chế, 1 người tử vong tại chỗ

Nghe lại bản tin chiến thắng 30/4/1975

Diễu binh, lịch sử hùng tráng từ Quốc khánh 2.9.1945 đến lễ 30.4.2025

Người đàn ông tử vong dưới giếng sâu 30m

Điều gì khiến con gái 55 tuổi cõng mẹ 100 tuổi đi xem diễu binh 30.4?

7 giờ sáng mai 30.4, bắn đại bác ở Bến Bạch Đằng

Người dân trải bạt "cắm trại" trước 18 tiếng trên vỉa hè chờ xem diễu binh

Vụ xe 45 chỗ tông xe con: Người vợ đã tử vong

Hàng giả đổ bộ từ giường bệnh đến mâm cơm

Giám đốc Công an Phú Thọ chỉ đạo xử lý người hành hung nhân viên y tế

Xác minh cháu bé 7 tuổi tử vong ở trung tâm y tế Vĩnh Phúc

Người thân của nạn nhân tiết lộ điều đáng tiếc trong vụ cháy 3 người tử vong ở Hà Nội
Có thể bạn quan tâm

'Cơ hội vàng' cho châu Âu giữa căng thẳng thương mại Mỹ - Trung
Thế giới
16:46:17 30/04/2025
BLACKPINK gây tiếc nuối, 1 ông lớn công khai "kiếm chuyện", Jisoo phát hành phim
Sao châu á
16:14:02 30/04/2025
Alexander-Arnold có thể 'quay xe' với Real Madrid
Sao thể thao
15:56:29 30/04/2025
10 bí quyết duy trì chế độ ăn lành mạnh trong kỳ nghỉ lễ tránh tăng cân
Sức khỏe
15:19:13 30/04/2025
Hóng: Em gái Trấn Thành hẹn hò 1 Anh Trai Say Hi?
Sao việt
15:05:54 30/04/2025
"Con của mẹ đã sống một cuộc đời đáng sống" - câu chuyện khiến triệu người bật khóc trong bộ phim đáng xem nhất thời điểm này
Phim việt
14:40:11 30/04/2025
Các điểm du lịch Miền Tây rộn ràng đón khách dịp lễ 30-4 và 1-5
Du lịch
14:22:48 30/04/2025
Dòng iPhone 17 Pro 'lỡ hẹn' công nghệ màn hình độc quyền
Thế giới số
14:16:42 30/04/2025
Xe mới ra mắt trong tháng 4: Chuyển dịch "xanh" trên thị trường ô tô Việt
Ôtô
14:07:54 30/04/2025
Người phụ nữ dùng 'chiêu độc' để chiếm đoạt tiền tỷ của hàng trăm bị hại
Pháp luật
14:00:20 30/04/2025