Nguyên nhân khiến cho vô lăng ô tô đánh lại bị nặng
Sau thời gian sử dụng, người dùng bỗng cảm thấy tay lái có hiện tượng nặng và trả lái chậm, vậy nguyên nhân là do đâu?
Dầu trợ lực lái bị thiếu hụt sẽ khiến vô lăng đánh lái bị nặng hơn, bạn cần thường xuyên kiểm tra
Dầu trợ lực lái bị thiếu
Nguyên nhân khiến vô lăng ô tô trở nên nặng đến từ dầu trợ lực lái, do quá trình bảo dưỡng không thường xuyên dẫn đến mức dầu trợ lực lái thấp hơn mức bình thường. Đối với trường hợp này, có thể tự mình kiểm tra, nếu lượng dầu thiếu có thể bơm thêm để hệ thống lái trở lại bình thường.
Không nên để hiện tượng này diễn ra lâu vì rất dễ gây hỏng toàn bộ hệ thống lái sẽ vô cùng nguy hiểm cho cả tài xế lẫn người đi đường. Thậm chí còn mất khoản tiền lớn để sửa chữa.
Lốp bị non hơi cũng là một nguyên nhân khiến vô lăng của bạn trở nên nặng nề hơn khi đánh lái
Áp suất lốp
Áp suất lốp kém có thể làm cho vô lăng bị nặng, đặc biệt là lốp bị “non” hơi. Tất cả các lốp phải được bơm căng theo chỉ số PSI khuyến nghị của nhà sản xuất. Ngoài ra, nếu lốp trước bị mòn không đều hoặc không đảo lốp định kỳ cũng gây nên vấn đề trên.
Nếu thấy vô lăng bị cứng ngay sau khi khởi động, nguyên nhân chắc chắn từ thước lái
Thước lái kém hiệu quả
Video đang HOT
Nhiều trường hợp mà vô lăng đánh lại chậm có thể đến từ nguyên nhân đến từ việc lưu lượng dầu bơm không đảm bảo, điều này khiến thước lái dịch chuyển chậm do đó dẫn đến việc đánh lái ô tô trở nên chậm hơn bình thường.
Thước lái được liên kết với vô lăng thông qua các trục và khớp chữ U. Theo thời gian, các bộ phận này có thể bị mòn, đơn giản là do hoạt động lái xe hàng ngày. Sau khi khởi động, vô lăng dần dần sẽ lấy lại được cảm giác mượt mà vì được bôi trơn tốt hơn. Bạn có thể tiếp tục lái xe trong tình trạng này, nhưng để lâu sẽ làm hỏng thước lái.
Đối với hiện tượng này, cần bôi trơn thước lái và thanh dẫn lái. Việc này đòi hỏi kỹ thuật cao nên bạn hãy mang xe đến gara và tiến hành sửa chữa để đảm bảo an toàn.
Nên kiểm tra dầu trợ lực thường xuyên, dầu quá bẩn cũng khiến trục lái không được bôi trơn
Dầu trợ lực bị bẩn, cô đặc
Giống như tất cả các loại chất lỏng khác trên xe, dầu trợ lực lái cũng tích tụ bụi bẩn và các mảnh vụn theo thời gian. Khi nó trở nên quá dày, hoặc bám nhiều bụi bẩn cũng sẽ không thể bôi trơn được trục lái.
Nếu dây dẫn dầu bị nứt hoặc hỏng, bạn cần mang ngay ra garage để sửa chữa kịp thời
Dây dẫn dầu gặp vấn đề
Dây dẫn dầu bị nứt hoặc hỏng khiến lượng dầu đến thước lái không đảm bảo cũng dẫn đến tình trạng tay lái vô lăng bị nặng. Khi xe bị lỗi này, lái xe có thể phải mang xe đến trung tâm bảo dưỡng, thay cánh bơm, thay dây dẫn dầu trước khi quá muộn.
Những sai lầm phổ biến mà lái mới thường mắc phải
Nhiều lái mới thường xuyên mắc phải những sai lầm từ vấn đề bảo trì xe cho đến một số hiểu biết thiếu an toàn khi lái xe.
Nhiều người thường thay dầu nhờn quá sớm khi dầu cũ sử dụng vẫn còn tốt
Thay dầu nhờn quá sớm
Nhiều năm qua, các dịch vụ bảo dưỡng xe khuyên khách hàng nên thay dầu nhờn mỗi khi đi được 4.800 km. Thay dầu nhờn quá sớm không làm hỏng xe, nhưng làm chúng ta tốn tiền bạc và thời gian. Xe đời mới thường đòi hỏi thay dầu nhờn mỗi 12.000 km. Một số loại dầu tổng hợp thậm chí còn tuyên bố 24.000 km mới cần thay, điều này có thể khiến bạn nghĩ là quá dài. Tốt nhất là thay dầu nhờn theo hướng dẫn sử dụng kèm theo xe.
Không cần phải xăng cao cấp, xăng thường đã đủ giúp động cơ xe hoạt động tốt nhất
Dùng xăng cao cấp giúp xe mạnh hơn
Xăng thường được khuyến nghị sử dụng cho xe ô tô của bạn vì động cơ xe được thiết kế để đáp ứng tốt với chỉ ga thông thường. Mỗi khi có một phương trình hóa học cụ thể, và một động cơ thông thường cần sử dụng xăng thường để phát huy hết công dụng của nó.
Do vậy, ngay cả khi bạn nghĩ sử dụng xăng cao cấp là tốt hơn cho xe của bạn, điều này không có gì là sai, chỉ có điều sẽ khiến bạn tốn nhiều tiền hơn mà thôi.
Hóa chất trong sáp sẽ làm cho bảng điều khiển và lớp bảo vệ lốp cao su bị mòn và nhanh lão hóa hơn
Thường xuyên sử dụng sáp đánh bóng bảng đồng hồ điều khiển và lốp xe ô tô
Qua thời gian sử dụng bảng điều khiển sẽ bị bám bụi và lốp xe bị mất đi độ bóng tuy nhiên sử dụng sáp đánh bóng lợi bất cập hại. Các chuyên gia cho rằng bảng điều khiển bóng loáng sẽ làm chói mắt, ngoài ra hóa chất trong sáp sẽ làm cho bảng điều khiển mau bị lão hóa. Lốp xe cũng thế, hóa chất trong sáp bóng sẽ tẩy đi lớp bảo vệ cao su lốp, khiến lốp mau bị nứt.
Các nhà sản xuất thường sản xuất bảng điều khiển bằng vật liệu bóng mờ để không làm chói mắt. Chỉ nên lau bụi bảng điều khiển bằng khăn ướt và cọ rửa lốp bằng xà phòng nhẹ, bàn chải mềm và nước sạch.
Nếu xe vẫn đang chạy mà về N thì về lâu dài sẽ gây hư hại hộp số
Trả hộp số về N khi ngừng ở đèn đỏ (đối với số AT)
Về N khi dừng đèn đỏ thực chất không tiết kiệm được lượng xăng đáng kể như nhiều người nghĩ, vì ở chế độ D không ga, động cơ hoạt động cầm chừng đủ để thắng quán tính, tiêu thụ xăng rất ít.
Thói quen của nhiều lái xe số tự động có kinh nghiệm là, khi dừng đèn đỏ thời gian ngắn thì để D, đạp phanh, sẵn sàng lăn bánh khi nhả phanh. Nếu thời gian chờ lâu (tính theo phút) trên đường bằng thì về N để giải phóng chân phanh đỡ mỏi, còn với đường dốc thì về N hay không cũng như nhau vì vẫn phải giữ phanh.
Chuyên gia khuyên nếu có thói quen về N thì nên chắc chắn xe đã dừng hẳn mới di chuyển cần số, nếu không có thể hư hại tới hộp số.
Hộp số tự động trong ô tô thường xuyên bơm nhớt để bôi trơn các chi tiết trong hộp số, khi về số N thì hộp số sẽ tự động cắt bơm nhớt. Nếu xe bạn đang chạy mà về N, thì bơm nhớt không hoạt động trong khi các thành phần khác vẫn hoạt động liên tục ở cường độ cao, điều này sẽ gây nóng và cháy các lá li hợp dẫn đến hư hỏng hộp số.
Thắt đai bảo vệ khi ngồi hàng ghế sau sẽ đảm bảo an toàn cho những người trên xe
Không thắt đai an toàn khi ngồi ghế sau
Rất ít khi ra mặt ủng hộ việc này nhưng hành động của họ thể hiện rõ ràng hơn lời nói. Có 2 nguy cơ do việc không thắt đai an toàn khi ngồi ghế sau: một là chính bản thân họ có thể bị chấn thương nặng khi xe bị lăn tròn. Hai là họ sẽ trở thành viên đạn bắn vào các thành viên khác ngồi trên xe nếu xảy ra va chạm.
Điều chỉnh vô lăng hợp lý sẽ có thể cứu mạng tài xế khi xảy ra va chạm
Cầm vô lăng quá thấp
Rất nhiều tài xế có thói quen cầm vô lăng quá thấp trong khi lái xe mà không biết rằng cầm vô lăng như vậy là sai cách. Các nhà sản xuất khuyến cáo tay lái không được hướng vào đầu mà nên hướng vào vị trí xương ức với khoảng cách 25 - 30 cm. Lý tưởng nhất là đặt cả hai tay lên vô lăng, tay trái hướng ở vị trí 9 giờ trên đồng hồ, tay phải hướng 3 giờ và giữ tư thế ngồi thẳng, tư thế này sẽ giúp cứu được mạng sống của bạn khi bị đụng xe.
Những gợi ý đơn giản nhưng hữu ích cho các tài xế mới lái Những tài xế mới hoặc lâu không có điều kiện vận hành xe ô tô khi tiếp xúc lại đôi khi có thể cảm thấy chưa tự tin vào kỹ năng lái xe của bản thân; Và dưới đây là những gợi ý giúp bạn cầm lái tự tin và an toàn hơn khi lái xe. Những tài xế mới hoặc lâu không...