Nguyên nhân khiến chị em đau bụng khi có kinh nguyệt
Hành kinh là sự điều chỉnh việc chuẩn bị thu thai nhưng không thụ thai của co thể.
Chính điều này đẫ làm cho một số phụ nữ cảm thấy khó chịu khi hành kinh. Trong khoảng thời gian này, tâm lý dễ bị xúc động, hệ thần kinh thực vật dễ bị căng thẳng hơn những ngày thường. Đôi khi huyết áp, tuần hoàn máu, hoạt động của tuyến tiêu hóa có sự biến đổi có thể tăng lên hoặc giảm bớt.
Tại sao phụ nữ khi hành kinh thường đau bụng?
Trong một vài ngày của chu lỳ kinh nguyệt, một số bạn gái cảm thấy bị đau đầu đau từng cơn ở bụng dưới, thậm chí có thể đau lan đến âm đạo, hậu môn và phần eo hông. Và gây ra đau mỏi ở một số bộ phận khá của cơ thể. Có trường hợp có kèm hiện tượng buồn nôn, tiểu nhiều, táo bón, hoặc tiêu chẩy, thậm chí có trường hợp ngất xỉu. Chính những co thắt nhẹ của cơ tử cung có mục đích đẩy các niêm mạc bong ra lại trở thành những cơn co thắt đau đớn. Vì thế, nên tránh những cử động đột ngột và làm những việc nặng.
Đau bụng kinh thường chỉ xuất hiện vào hai ngày đầu, sau đó giảm dần và dứt hẳn. Vì vậy có thể không cần dùng thuốc. Nói chung, hầu hết bạn gái ở tuổi dậy thì thường xẩy ra hiện tượng đau bụng kinh từ 2 – 3 năm sau giai đoạn bắt đầu thấy kinh, khi mà đã có hiện tượng rụng trứng.
Ngày nay người ta cho rằng đau bụng kinh có liên quan đến những nhân tố sau đây:
Nhân tố tinh thần: Đau là một cảm giác chủ quan, cảm giác đau đớn khác nhau rất nhiều ở mỗi người. Cùng một mức độ đau đớn trong thời kỳ kinh nguyệt, có người chịu đựng được nhưng cũng có người cảm giác quá mẫn cảm lại rất căng thẳng họ sẽ cảm thấy rất khó chịu đựng. Ngoài ra những căng thẳng khác như đang ôn thi, tâm trạng buồn rầu cũng có thể gây ra đau bụng kinh.
Nhân tố thể chất: có một số bạn gái lúc sức khỏe bình thường thì không đau bụng kinh nhưng khi sức khỏe kém như bị thiếu máu hoặc bị một chứng bệnh nào đó, thì lại có hiện tượng đau bụng kinh
Nhân tố vệ sinh trong thời kỳ kinh nguyêt: không chú ý vệ sinh, ví dụ trong thời kỳ kinh lại vận động mạnh, để bị nhiễm lạnh, không chú ý việc ăn uống, ăn những thức ăn bị kích thích (cay, đắng….) cũng có thể gây ra đau bụng kinh.
Nhân tố tử cung phát triển không tốt: khi tử cung phát triển không hoàn hảo như: tỷ lệ giữa các cơ và tổ chức sợ của tử cung không quân bình, làm cho tử cung co thắt bất thường gây ra đau bụng kinh. Có một số bạn gái có miệng cổ tử cung hoặc ống cổ tử cung hẹp, tử cung nghiêng lệch, làm cho máu kinh bị tắc nghẽn, không thông, kích thích tử cung co thắt nhiều gây ra đau bụng kinh.
Nhân tố khối màng trong tử cung bị đẩy ra: trong thời kỳ kinh nguyệt thông thường là những mảnh vụn của màng rụng tử cung bị đẩy ra cũng với máu kinh. Nhưng có một số bạn gái, khi có kinh màng trong tử cung tróc ra nguyên mảng do đó máu kinh bị tắc nghẽn không thông, kích thích thích tử cung co thắt nhiều gây ra đau bụng kinh.
Nhân tố tuyến tiền liệt: Hormon của tuyến tiền liệt có thể kích thích làm cho cơ và mạch máu của tử cung co thắt mạnh , khiến tử cung thiếu máu cục bộ, và máu kinh không thoát ra, hay thoát ra khó khăn gây ra đau bụng kinh.
Nhân tố các bộ phận bên cạnh: tuyến sinh sản có bệnh: như các bệnh viêm bàng quang, viêm kết tràng và viêm ruột thừa mãn tính… làm cho xương chậu bị xung huyết trong thời kyd kinh nguyệt, cũng sẽ gây ra đau bụng kinh.
Nhân tố cơ quan sinh dục bị dị hình hoặc có bệnh: cơ quan sinh dục bị dị hình hoặc có bệnh cũng có thể gây ra đau bụng kinh.
Video đang HOT
Đối với những trường hợp đau bụng kinh không do nguyên nhân bệnh lý thì nhân tố tinh thần luôn là chính. Đa số những trường hợp đau bụng kinh có thể không cần chữa vẫn khỏi, nếu bạn gái loại bỏ được sự sợ hãi, căng thẳng về tinh thần và tăng cường thể chất.
Chúng ta cần phân biệt đau kinh nguyệt nguyên phát hay thứ phát. Thiếu nữ dậy thì mới có kinh nguyệt, do kích thích tố mất sự quân bình, nhiều khi sẽ thấy đau bụng hoặc có những triệu chứng khác. Chứng này vẫn xẩy ra sau vài năm dậy thì đây là chứng kinh nguyệt nguyên phát.
Đau bụng kinh nguyệt thứ phát là xảy ra ở phụ nữ trước đó chuyện hành kinh vẫn bình thường. Nhưng sau đó bị các chứng nhiễm trùng ở bộ phận sinh dục kinh niên, như: viêm noãn quản, nhân xơ tử cung, u nang buồng trứng. Trường hợp này đau bụng kinh sẽ xẩy ra cùng với những triệu chứng khác.
Ngoài ra, nên phân biệt chứng đau bụng kinh thứ phát với chứng đau bụng dưới ở bên phải là đau ruột thừa.
Theo Cửa Sổ Tình Yêu
8 cách tự nhiên giúp bạn điều hòa kinh nguyệt
Kinh nguyệt không đều khiến bạn lo lắng vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe? Bạn hãy cùng tìm cách điều hòa kinh nguyệt tự nhiên để xua tan cảm giác khó chịu ngày đèn đỏ nhé!
Chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày đầu tiên hành kinh đến ngày bắt đầu kỳ hành kinh tiếp theo. Một chu kỳ kinh nguyệt thường sẽ kéo dài khoảng 24 - 38 ngày nhưng có thể thay đổi tùy theo đặc điểm thể chất riêng ở mỗi phụ nữ hay do những nguyên nhân tâm lý. Bạn có thể đang gặp vấn đề về kinh nguyệt nếu khoảng thời gian giữa các chu kỳ liên tục thay đổi và kỳ hành kinh đến sớm hoặc muộn hơn bình thường.
Việc xử lý các triệu chứng kinh nguyệt bất thường phải xuất phát từ nguyên nhân khiến kinh nguyệt không đều. Dưới đây là 8 cách điều hòa kinh nguyệt mà bạn có thể áp dụng ngay tại nhà.
1. Điều hòa kinh nguyệt bằng yoga
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh yoga mang lại hiệu quả khá tích cực trong việc chữa trị nhiều vấn đề về kinh nguyệt khác nhau. Yoga có tác động giảm cơn đau bụng kinh và cảm giác khó chịu trong kỳ hành kinh liên quan đến trầm cảm và lo âu. Phụ nữ bị đau bụng kinh nguyên phát còn trải qua những cơn đau bụng kinh dữ dội trước và trong kỳ kinh nguyệt.
Nếu bạn mới tập yoga, hãy tìm trung tâm tập luyện có dạy cho người mới bắt đầu hay cấp độ cơ bản. Khi đã học được nhiều tư thế khác nhau, bạn có thể tiếp tục tập luyện ở trung tâm hoặc tự thực hành yoga theo các hướng dẫn trên video.
Lịch tập luyện yoga 35 - 40 phút mỗi ngày với khoảng 5 lần/tuần có thể giúp điều hòa hormone và chu kỳ kinh nguyệt. Yoga cũng giúp giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt hiệu quả.
2. Điều hòa kinh nguyệt bằng thiền định
Thiền định chính là cách đơn giản nhất để giảm căng thẳng trong công việc hay tại nhà. Do sự căng thẳng và tình trạng kinh nguyệt không đều có mối liên hệ mật thiết nên bạn cần tìm cách giảm căng thẳng để kinh nguyệt được đều đặn hơn.
Nhiều nghiên cứu cho thấy thiền có thể ngăn chặn những phản ứng tiêu cực do căng thẳng gây ra. Bạn hãy bắt đầu theo những gợi ý sau đây:
Tìm một nơi yên tĩnhNgồi thẳng lưng, thả lỏng tay chânHít thở thật sâuTập trung vào tiếng hơi thởLắng nghe những âm thanh xung quanhĐể mọi suy nghĩ buồn phiền thoát ra
Lúc mới tập luyện, bạn hãy thử thiền trong một vài phút và tăng dần dần thời gian lên mỗi ngày để quen dần.
3. Điều hòa kinh nguyệt bằng cân nặng
Những thay đổi trong cân nặng có thể ảnh hưởng đến mức độ điều hòa của kinh nguyệt. Nếu bạn thừa cân hoặc béo phì, hãy cố giảm cân để kinh nguyệt đều hơn. Phụ nữ thừa cân cũng thường trải qua kỳ kinh nguyệt thất thường, ra nhiều kinh hơn, và cảm giác đau hơn so với những người có cân nặng khỏe mạnh theo chỉ số BMI. Điều này là do tác động của các tế bào mỡ đến hormone và insulin.
Tương tự, nếu như bạn quá nhẹ cân thì cũng có thể gặp phải tình trạng kinh nguyệt không đều. Do đó, việc duy trì cân nặng rất quan trọng cùng với một chu kỳ kinh nguyệt đều đặn.
Tình trạng thừa cân hay nhẹ cân đều có thể khiến kinh nguyệt của bạn trở nên thất thường. Do đó, bạn hãy bắt đầu tập luyện và thực hiện một chế độ ăn uống khoa học để giữ cân nặng hợp lý.
4. Điều hòa kinh nguyệt bằng gừng
Gừng là một nguyên liệu tự nhiên phổ biến có thể giúp điều hòa kinh nguyệt, giảm lượng máu mất đi quá nhiều trong kỳ hành kinh. Nếu uống trà gừng trong vòng 3 - 4 ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt, bạn có thể thấy giảm đau bụng kinh, giảm cảm giác khó chịu và những triệu chứng tiền kinh nguyệt khác.
Bạn hãy lấy một miếng gừng nhỏ đập giập và đun sôi trong nước khoảng 5 - 7 phút. Bạn có thể thêm vào một chút đường hoặc mật ong và uống sau mỗi bữa ăn trong ít nhất một tháng để thấy hiệu quả.
5. Điều hòa kinh nguyệt bằng quế
Quế là vị thuốc có tính ấm nên cũng là nguyên liệu có tác dụng tích cực đối với nhiều vấn đề kinh nguyệt khác nhau. Gia vị quế giúp giảm đau bụng kinh, hạn chế chảy máu quá nhiều và giảm triệu chứng nôn mửa liên quan đến cơn đau bụng kinh nguyên phát.
Hãy cho 1,5 thìa bột quế vào một cốc sữa ấm và đun sôi, uống sữa này vài tuần cho tới khi bạn thấy những thay đổi tích cực. Bạn cũng có thể uống trà quế, rắc quế vào thức ăn hay nhai quế thường xuyên.
6. Điều hòa kinh nguyệt bằng dứa
Dứa cũng là một nguyên liệu giúp điều trị các vấn đề về kinh nguyệt hiệu quả. Dứa có chứa thành phần bromelain, loại enzyme có thể giúp làm mềm niêm mạc tử cung và điều hòa kinh nguyệt của bạn. Bromelain cũng có khả năng kháng viêm, giảm đau, và thư giãn cơ bắp.
Dứa đã được chứng minh là có khả năng điều hòa kinh nguyệt. Một loại enzyme có trong dứa giúp giảm nhẹ các triệu chứng tiền kinh nguyệt như chuột rút và đau đầu.
7. Điều hòa kinh nguyệt bằng vitamin
Một nghiên cứu công bố năm 2015 đã cho thấy mối liên hệ giữa hàm lượng vitamin D thấp với kinh nguyệt không đều và việc bổ sung vitamin D sẽ điều hòa kinh nguyệt. Trong khi đó, các vitamin nhóm B có thể giúp giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt đáng kể.
Bạn nên bổ sung vitamin D từ sữa hay các sản phẩm từ sữa, ngũ cốc... Thói quen phơi nắng cũng giúp tăng cường vitamin D hay bằng các chất bổ sung vitamin D khác. Bên cạnh đó, nguồn vitamin B dồi dào cũng có nhiều trong các thực phẩm như bông cải xanh, nấm, dâu tây, bắp, các loại hải sản...
Tình trạng thiếu hụt vitamin D có thể làm gia tăng khả năng khiến kinh nguyệt thất thường. Bạn nên bổ sung vitamin D hàng ngày giúp điều hòa kinh nguyệt, còn các vitamin nhóm B có thể giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt và kinh nguyệt không đều.
8. Điều hòa kinh nguyệt bằng sữa chua
Trong những ngày có kinh, bạn nên ăn nhiều sữa chua vì trong sữa chua có chứa nhiều lợi khuẩn có tác dụng điều hòa hệ thống tiêu hóa. Hơn nữa, sữa chua cũng chứa hàm lượng canxi cao giúp giảm đau bụng kinh và khó chịu. Tuy nhiên, bạn không nên ăn quá nhiều sữa chua vì có axit arachidonic có thể góp phần gây ra chứng chuột rút.
Bạn chỉ nên ăn tối đa 2 hộp sữa chua mỗi ngày vì ăn nhiều sẽ gây tác dụng phụ, khiến bạn càng khó chịu hơn trong kỳ kinh nguyệt. Thời điểm tốt nhất để ăn sữa chua là khoảng 1 - 2 giờ sau bữa ăn và không nên ăn lúc đói.
Kinh nguyệt không đều không chỉ gây phiền toái đến sinh hoạt hàng ngày của bạn mà nhiều khả năng còn ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như khả năng làm mẹ. Khi nhận thấy kinh nguyệt không đều, bạn nên tìm cách điều trị tại nhà hoặc nhờ đến sự can thiệp từ bác sĩ từ sớm để tránh nguy cơ phát triển nhiều bệnh lý nguy hiểm.
Theo Hellobacsi
Chỉ 1% phụ nữ biết về lựa chọn an toàn mới cho ngày "đèn đỏ" Các nhà khoa học khẳng định lựa chọn mới này là sự thay thế an toàn, giá cả phải chăng và lâu bền cho băng vệ sinh và tampon. Cốc nguyệt san dùng cho phụ nữ trong những ngày "đèn đỏ" là sản phẩm giá thành rẻ, có thể tái sử dụng và rất an toàn trong quá trình sử dụng - đó...