Nguyên nhân khiến bạn thường xuyên đau đầu trong ngày “đèn đỏ” và cách khắc phục
Không ít phụ nữ bị đau đầu làm phiền vào trước hoặc ngày đầu tiên trong chu kỳ. Theo bác sĩ Minkin, những cơn đau này thường tự biến mất sau 2-3 ngày và sẽ xuất hiện trở lại vào tháng tiếp theo.
Hội chứng tiền kinh nguyệt là hiện tượng chị em phụ nữ nào cũng gặp phải mỗi khi ngày “đèn đỏ” tới. Chúng gây nên những cơn đau quặn vùng bụng, mệt mỏi, đầy hơi, đau nhức cơ thể và ra máu. Không những vậy, một số người cũng có thể phải đối mặt với các cơn đau đầu trước hoặc sau thời gian này.
Mary Jane Minkin, chuyên gia y khoa, bác sĩ phụ khoa kiêm giáo sư khoa sản tại Đại học Yale khẳng định, chu kỳ kinh nguyệt gây đau đầu là hiện tượng hoàn toàn có thật.
Nhìn chung có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng này và mọi người thường nhầm lẫn đau đầu là triệu chứng của một bệnh lý nghiêm trọng. Trên thực tế, chúng có thể bắt nguồn từ tình trạng rối loạn hormone trong thời kỳ kinh nguyệt.
Hội chứng tiền kinh nguyệt là hiện tượng chị em phụ nữ nào cũng gặp phải mỗi khi ngày “đèn đỏ” tới.
Thời điểm xảy ra những cơn đau là đầu mối quan trọng giúp bạn xác định đúng nguyên nhân. Không ít phụ nữ bị đau đầu làm phiền vào trước hoặc ngày đầu tiên trong chu kỳ. Theo bác sĩ Minkin, những cơn đau này thường tự biến mất sau 2-3 ngày và sẽ xuất hiện trở lại vào tháng tiếp theo.
Tại sau đau đầu lại xảy ra?
Sheeva Talebian, chuyên gia y khoa kiêm bác sĩ nội tiết tại phòng khám CCRM ở New York cho biết, estrogen là nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng này. Hormone estrogen thường giảm mạnh trong chu kỳ kinh nguyệt.
Khi quá trình rụng trứng xảy ra, nồng độ estrogen đạt mức cao nhất và hormone progesterone cũng được tạo ra ở buồng trứng. Nồng độ hormone nữ được duy trì ở mức cao trong thời gian dài. Nếu trứng không được thụ tinh sau một tuần hoặc lâu hơn, cơ thể sẽ tạm dừng sản sinh estrogen và progesterone, từ đó làm xuất hiện những ngày “đèn đỏ” trong tháng.
Bộ Y tế & Dịch vụ Nhân sinh phụ nữ Hoa Kỳ giải thích, sự sụt giảm hormone đột ngột ảnh hưởng không nhỏ tới các hợp chất trong não, gây nên những cơn đau đầu khó chịu. Thêm vào đó, mạch máu lưu thông hạn chế do cơ thể thiếu estrogen cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng này.
Video đang HOT
Các yếu tố gián tiếp khác gián tiếp gây đau đầu bao gồm mất nước, mất máu và thiếu ngủ.
Các yếu tố gián tiếp khác gián tiếp gây đau đầu bao gồm mất nước, mất máu và thiếu ngủ.
Đau đầu có phải là vấn đề nghiêm trọng hay không?
Đau đầu do kinh nguyệt chia thành nhiều mức độ, từ nhẹ đến nặng. Chúng có xu hướng bắt đầu ở một bên đầu rồi lan rộng sang khu vực còn lại.
Các triệu chứng đau nửa đầu cũng có thể khiến bạn cảm thấy siêu nhạy cảm với ánh sáng và đau dạ dày.
Bước đầu tiên để hạn chế tình trạng này là bổ sung đủ nước, nghỉ ngơi điều độ và đảm bảo ngủ ít nhất 8 tiếng một ngày. Nếu cơn đau có xu hướng xảy ra trong thời gian dài, bạn có thể bắt đầu dùng thuốc giảm đau không kê đơn như aspirin, ibuprofen hoặc naproxen trước ngày “đèn đỏ”. Những loại thuốc này có khả năng chống lại chứng viêm xảy ra do hiện tượng mất cân bằng hormone. Mọi người chỉ nên dùng thuốc khi thực sự cần thiết và tuân thủ theo hướng dẫn ghi trên bao bì.
Nếu đang dùng thuốc tránh thai, bạn có thể ngăn ngừa cơn đau đầu bằng cách uống thuốc trong suốt chu kỳ kinh nguyệt và không dùng giả dược để duy trì nồng độ estrogen ở mức cao.
Nếu đang dùng thuốc tránh thai, bạn có thể ngăn ngừa cơn đau đầu bằng cách uống thuốc trong suốt chu kỳ kinh nguyệt và không dùng giả dược để duy trì nồng độ estrogen ở mức cao. Đồng thời, luôn luôn tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện bất kỳ thay đổi nào về thuốc.
Nếu buồn nôn đi kèm với những cơn đau đầu vô cùng khó chịu, bạn tốt nhất nên tìm tới sự trợ giúp của chuyên gia. Họ có thể kê thuốc nhằm điều trị các triệu chứng đau nửa đầu nghiêm trọng.
Theo Afamily
Bệnh buồng trứng đa nang có thể dẫn tới vô sinh.
Hội chứng buồng trứng đa nang (HCBTĐN) có tên khoa học là polycystic ovary syndromme (PCOS), là rối loạn nội tiết thường gặp ở nữ giới, cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra vô sinh.
Viêm buồng trứng
Ở nữ giới, có một buồng trứng ở mỗi bên của tử cung, hình bầu dục, màu trắng đục. Trong thời kỳ phôi thai, hai buồng trứng có khoảng 6 triệu trứng non, sau khi sinh ra đời còn lại khoảng một triệu, khi tới tuổi dậy thì chỉ còn khoảng 40 ngàn. Ở tuổi dậy thì, dưới tác dụng của hormone sinh sản, trứng phát triển theo mỗi chu kỳ, chín và rụng. Có khoảng 400 trứng là phát triển và hoàn thành chu kỳ để rụng trứng, các trứng còn lại thường teo nhỏ rồi thoái hóa theo tuổi già. Bên cạnh việc phát triển các nang noãn theo mỗi chu kỳ, buồng trứng còn có chức năng tạo ra các hormone để điều hòa chức năng sinh lý - sinh dục nữ, một vai trò hết sức quan trọng.
Nguyên nhân
HCBTĐN cho đến nay các nhà khoa học vẫn chưa rõ, nhưng có thể là do phối hợp của nhiều yếu tố, với biểu hiện thường gặp một số trong các triệu chứng như: béo phì kiểu bụng, vòng kinh không phóng noãn dưới dạng không đều hay không thường xuyên, dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn có thể vô kinh - thiểu kinh - đa kinh, rong kinh, nặng hơn nữa là tình trạng xuất huyết ở tử cung, tình trạng kháng insulin (đây là tình trạng đáp ứng kém của một số cơ quan so với bình thường với cùng một lượng insulin, gây tăng insulin trong máu và đái tháo đường týp II). Kháng insulin thường đi kèm với một loạt các rối loạn chuyển hóa khác, dẫn đến cao huyết áp, rối loạn lipid máu như: tăng triglyceride, tăng LDL, giảm HDL, tăng vòng bụng. Cường androgen ở phụ nữ HCBTĐN dẫn đến các triệu chứng như: rậm lông; phát triển ở những nơi như hai bên gò má, cằm, cổ ở giữa ngực và dưới rốn, mụn trứng cá, hói đầu, rụng tóc.
Chẩn đoán
Trên siêu âm có hình ảnh buồng trứng đa nang, có 12 nang kích thước từ 2 -9mm và tăng thể tích buồng trứng>10cm3, xét nghiệm máu thì LH> 10, tỷ lệ LH/FSH> 2, androgen (testosterone)> 2,5 nmol/l hay> 1,5ng/ml.
Về tình trạng sức khỏe, với nữ giới có HCBTĐN, theo các nhà khoa học thì dễ dẫn đến một số bệnh lý đi kèm như: cao huyết áp, đái tháo đường týp II, đái tháo đường trong thai kỳ, bệnh lý động mạch vành, ung thư nội mạc tử cung...
Về chẩn đoán, để giúp các nhà sản phụ khoa dễ dàng định bệnh, các nhà khoa học đã đưa ra một số tiêu chuẩn để chẩn đoán. Theo tiêu chuẩn châu Âu thì dựa trên triệu chứng chính là hình ảnh HCBTĐN là hình ảnh trên siêu âm và xem siêu âm là "tiêu chuẩn vàng" để chẩn đoán bệnh. Ở Việt Nam, ngoài hình ảnh trên siêu âm thì còn kết hợp thêm một hay nhiều các triệu chứng khác đi kèm. Ngày nay, để tiện cho thống nhất chẩn đoán và điều trị thì các nhà y học dựa theo ESHRE ASRM Rotterdam Consesus 2003:
1. Tiêu chuẩn 1: kinh thưa hoặc vô kinh, chu kỳ kinh> 35 ngày, vô kinh> 6 tháng.
2. Tiêu chuẩn 2: cường androgen với biểu hiện rậm lông, mụn trứng cá.
3. Tiêu chuẩn 3: buồng trứng đa nang trên siêu âm, siêu âm ngày thứ 2 - 5 của chu kỳ kinh hoặc ngày thứ 3 của chu kỳ nhân tạo là có 12 nang kích thước từ 2 - 9mm và tăng thể tích buồng trứng>10cm3, thể hiện ít nhất ở một buồng trứng.
Khi có xuất hiện 2/3 tiêu chuẩn trên thì được chẩn đoán là HCBTĐN.
Về điều trị
HCBTĐN là hội chứng phối hợp của nhiều rối loạn. HCBTĐN dẫn đến rối loạn rụng trứng như: kinh nguyệt không đều, thậm chí rong kinh, rối loạn gây cường androgen máu như: rậm lông, mọc râu, phì đại âm vật... Về lâu dài, ở những người HCBTĐN có thể bị đái tháo đường týp II, cao huyết áp, xơ vữa động mạch, rối loạn lipid máu, đái tháo đường thai kỳ, ung thư nội mạc tử cung, đặc biệt là dễ vô sinh. Vì vậy, trong điều trị HCBTĐN tùy theo mục đích mà ta có cách điều trị khác nhau.
Về điều trị chứng vô sinh, nguyên nhân gây vô sinh ở HCBTĐN là rối loạn phóng noãn, gây ra tình trạng không rụng trứng do đó mà gây vô sinh. Mục đích điều trị ở đây là phải gây được phóng noãn. Có rất nhiều cách điều trị để gây phóng noãn ở HCBTĐN. Về nội khoa, trước hết cần được giảm cân ở những người có thể trạng béo phì. Giảm cân để giảm mỡ, giảm đề kháng insulin; sử dụng metformin, với mục đích làm giảm đề kháng insulin, bằng cách giúp hoạt hóa các yếu tố vận chuyển glucose vào trong tế bào gan và cơ, từ đó làm giảm tình trạng kháng insulin ở máu ngoại vi, giúp cân bằng nồng độ glucose trong máu.
Ngoài ra metformin không làm tăng tiết insulin, do đó không làm hạ đường huyết vì vậy mà an toàn với bệnh nhân HCBTĐN. Metformin giúp cải thiện bệnh nhân HCBTĐN tái lập lại chu kỳ kinh nguyệt bình thường, tăng khả năng rụng trứng và có thai, giảm nguy cơ đái tháo đường; giảm nồng độ androgen trong máu, cải thiện chu kỳ kinh nguyệt, từ đó tăng khả năng có thai. Có nghiên cứu cho thấy metformin được sử dụng cho bệnh nhân HCBTĐN trong 3 tháng đầu của thai kỳ có tác dụng làm giảm tỷ lệ sảy thai. Tuy nhiên cho đến nay cũng chưa ai chứng minh được tác hại của metformin với thai hoặc metformin an toàn với thai như thế nào. Cách sử dụng metformin cho phụ nữ vô sinh với liều 100mg - 1500mg/ngày, điều trị thường 4 - 6 tuần hoặc 3 tháng.
Về điều trị ngoại khoa, đã được áp dụng bằng các phương pháp như cắt góc buồng trứng, xẻ múi cam, và đã gây được sự rụng trứng cho bệnh nhân HCBTĐN. Tuy nhiên, với kỹ thuật đó có rất nhiều nhược điểm không có lợi cho bệnh nhân như: tai biến phẫu thuật, dính sau mổ, gây suy buồng trứng sớm. Đến nay, người ta đã cải tiến sang kỹ thuật đốt điểm buồng trứng qua phẫu thuật nội soi. Đây là một kỹ thuật mới tiến bộ và tỷ lệ gây được rụng trứng, có vòng kinh đều và có phóng noãn sau phẫu thuật. Hoặc sau phẫu thuật đốt điểm buồng trứng bệnh nhân có đáp ứng tốt hơn với thuốc kích thích buồng trứng. Tuy nhiên, phương pháp điều trị ngoại khoa dù sao cũng là một phương pháp có tính xâm lấn, không thể tránh khỏi tỷ lệ biến chứng trong và sau phẫu thuật.
Theo CSTY
3 nhóm nguyên nhân gây vô sinh nữ. Có ba nhóm nguyên nhân khiến phụ nữ khó mang thai, do vậy, chị em cần đến gặp các thầy thuốc chuyên khoa sớm để tìm ra nguyên nhân và điều trị đúng mới mang lại hiệu quả. Nhưng điêu cân biêt về viêm lộ tuyến cổ tử cung Béo phì tăng nguy cơ vô sinh ở cả nam và nữ giới. Rối...