Nguyên nhân khiến Áo bất ngờ ủng hộ lệnh trừng phạt Nga của EU
Theo Reuters ngày 17/12, Áo đã thông qua gói trừng phạt Nga thứ 12 của EU sau khi Ukraine loại Ngân hàng Quốc tế Raiffeisen, ngân hàng phương Tây lớn nhất ở Nga, khỏi danh sách đen.
Sự hiện diện của Raiffeisen nhấn mạnh mối quan hệ sâu sắc giữa Áo và Nga. Ảnh: globalcapital.com
Danh sách đen của Ukraine không có giá trị pháp lý, nhưng có ý nghĩa quan trọng về mặt biểu tượng, củng cố áp lực buộc ngân hàng Raiffeisen phải rời khỏi Nga. Đây là động thái mà ngân hàng Raiffeisen của Áo sẵn sàng thực hiện nhưng vẫn chưa xảy ra.
Áo đã muốn Ukraine loại Raiffeisen khỏi danh sách đen để đổi lấy việc thông qua gói trừng phạt Nga mới nhất của EU.
Ngân hàng Quốc tế Raiffeisen của Áo vận hành một hệ thống thanh toán ở Nga cung cấp dịch vụ cho hàng trăm công ty. Sau áp lực ngày càng tăng từ các cơ quan quản lý quốc tế, ngân hàng này đã công bố ý định chuyển hoạt động kinh doanh của mình khỏi lãnh thổ Nga.
Trước đó vào ngày 15/11, Ủy ban châu Âu đã đệ trình lên Hội đồng EU các đề xuất về gói trừng phạt thứ 12 đối với Nga. Đề xuất áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với hơn 120 cá nhân và thực thể với cáo buộc liên quan đến việc hỗ trợ Nga trong cuộc xung đột ở Ukraine.
Video đang HOT
Ngoài ra, EU đề xuất các lệnh cấm mới đối với nhập khẩu và xuất khẩu kim cương của Nga, cũng như các biện pháp tăng giá dầu và chống hành vi lách lệnh trừng phạt của EU.
Đến ngày ngày 12/12, các đại sứ EU đã không đạt được thỏa thuận về gói trừng phạt Nga này. Quyết định này bị cản trở bởi Áo, khi chính phủ nước này yêu cầu Ukraine loại Ngân hàng Quốc tế Raiffeisen khỏi danh sách “các nhà tài trợ quốc tế cho chiến tranh”.
Cho đến hội nghị thượng đỉnh cuối cùng của Hội đồng châu Âu trong năm 2023 diễn ra từ 14-15/12, có thông tin Vienna tiếp tục chặn gói trừng phạt Nga thứ 12. Cùng lúc đó, nước này tiến hành đàm phán để buộc Kiev loại Raiffeisen khỏi danh sách đen.
Mặc dù Áo công khai ủng hộ Ukraine, nhưng một số quan chức nói chuyện với Reuters cho biết họ không muốn cắt đứt hoàn toàn mối quan hệ kéo dài hàng thập kỷ với Nga vì cho rằng vẫn có thể khôi phục quan hệ. Đầu tháng 10, Ngoại trưởng Áo, Alexander Schallenberg, đã công khai chỉ trích danh sách đen của Ukraine là tùy tiện tại cuộc họp của các bộ trưởng châu Âu ở Kiev.
Sự hiện diện của Raiffeisen nhấn mạnh mối quan hệ sâu sắc giữa Áo và Nga, vốn duy trì mối quan hệ chặt chẽ thông qua các đường ống dẫn khí đốt và tài chính của Moskva, với Vienna là trung tâm thu nhận tiền mặt từ Nga và các nước láng giềng thuộc Liên Xô cũ.
Mặc dù UniCredit của Italy cũng có hoạt động kinh doanh ở Nga nhưng Raiffeisen lớn hơn nhiều và đã trở thành một phép thử cho quyết tâm của phương Tây trong việc chấm dứt quan hệ với Nga.
Các đồng minh phương Tây của Ukraine đã đổ hàng tỷ USD viện trợ tài chính và quân sự vào Ukraine và ủng hộ các lệnh trừng phạt Nga sâu rộng, nhưng sau hơn 21 tháng giao tranh, Kiev đang gặp khó khăn hơn trong duy trì sự ủng hộ này.
Cuộc bầu cử Slovakia tác động đến sự thống nhất của phương Tây về Ukraine?
Cử tri Slovakia đã đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử được cho là sẽ đe dọa sự thống nhất của phương Tây về Ukraine.
Cử tri Slovakia bỏ phiếu tại 1 điểm bầu cử ngày 30/9/2023. Ảnh: Reuters
Người dân Slovakia ngày 30/9 đã đi bỏ phiếu trong một cuộc bầu cử quốc hội diễn ra trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa cựu Thủ tướng Robert Fico, người đã cam kết chấm dứt viện trợ quân sự cho nước láng giềng Ukraine, và những người theo chủ nghĩa tự do thân phương Tây.
Các cuộc thăm dò dư luận mới nhất cho thấy hai phe đang trong thế giằng co, với người chiến thắng dự kiến sẽ có cơ hội đầu tiên để thành lập chính phủ thay thế chính quyền tạm quyền đang điều hành đất nước 5,5 triệu dân kể từ tháng 5 năm nay.
Với 98% số phiếu bầu được kiểm, đảng Dân chủ Xã hội của ông Fico đã dẫn đầu với 23,4% phiếu bầu. Phong trào Cấp tiến Slovakia (PS) của Phó Chủ tịch Nghị viện châu Âu Michal Simecka theo sau với 15,68% và đảng Tiếng nói (Hlas) của cựu Thủ tướng Peter Pellegrini và đứng thứ ba với 15,43% phiếu bầu.
Một chính phủ mới do cựu Thủ tướng Fico lãnh đạo có nghĩa là Slovakia sẽ đứng về phía Hungary và thách thức sự đồng thuận của khối về việc hỗ trợ Ukraine. Ngược lại, một chính phủ "Progresivne Slovensko" (Slovakia cấp tiến - PS) sẽ tiếp tục chính sách đối ngoại hiện nay, duy trì sự ủng hộ mạnh mẽ của Slovakia đối với Ukraine.
Trong trường hợp cả đảng Smer-SSD do ông Fico lãnh đạo và PS, do Phó Chủ tịch Nghị viện châu Âu Michal Simecka lãnh đạo, đều không giành được đa số, có nghĩa là chính phủ mới có thể sẽ phụ thuộc vào kết quả của các đảng nhỏ hơn, từ phe theo chủ nghĩa tự do đến những người cực đoan, cực hữu.
Đảng Hlas cánh tả ôn hòa của Peter Pellegrini, cựu thành viên Smer-SSD và thủ tướng trong năm 2018-2020, khả năng xếp "top 3" và ông Pellegrini vẫn để ngỏ các lựa chọn của mình, nhưng cho biết trong tuần này rằng "đảng Hlas gần gũi hơn với Smer-SSD".
Ông Fico đã thể hiện sự bất mãn với liên minh trung hữu đang bất đồng vốn dẫn đến chính phủ của họ đã sụp đổ vào năm ngoái, khiến cuộc bầu cử này diễn ra sớm hơn nửa năm. Quan điểm thân Nga của ông Fico tương tự như tâm trạng của xã hội Slovakia, vốn có truyền thống tương đối ủng hộ Nga.
Nhà xã hội học Michal Vasecka nhận định: "Ông Fico được có lợi thế từ tất cả những lo lắng do đại dịch (COVID-19) và xung đột Nga - Ukraine mang lại, cũng như bởi sự tức giận lan rộng ở Slovakia trong ba năm qua".
Ông Fico đã cam kết chấm dứt viện trợ quân sự cho Ukraine và nỗ lực đàm phán hòa bình. Đây là đường lối gần giống với đường lối của Chính phủ Hungary của Thủ tướng Viktor Orban. Ông Fico cũng chỉ trích các lệnh trừng phạt đối với Nga và bảo vệ quyền phủ quyết của các quốc gia ở EU.
Nhưng Fico trước đây cũng là một nhà lãnh đạo thực tế, điều mà các nhà ngoại giao và nhà phân tích nước ngoài cho rằng có thể hạn chế sự thay đổi bước ngoặt chính sách đối ngoại của Slovakia. Các nhà phân tích và nhà ngoại giao cũng cho rằng Slovakia, với mức thâm hụt ngân sách lớn nhất khu vực đồng euro, gần 7% GDP trong năm nay, rất cần quỹ phục hồi và hiện đại hóa của EU. Do đó, bất kỳ chính phủ mới nào cũng sẽ phải suy nghĩ kỹ trước khi gây xung đột với Brussels.
Ukraine phản hồi về thông tin LHQ bí mật đàm phán khôi phục thỏa thuận ngũ cốc với Nga Bộ Ngoại giao Ukraine cho biết nước này nhận thức được động lực khiến Tổng thư ký LHQ đề nghị dỡ bỏ lệnh trừng phạt Nga. Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) trong một cuộc gặp với Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres. Ảnh: kremlin.ru Theo tờ Pravda châu Âu của Ukraine, Bộ Ngoại giao Ukraine mới đây đã được thông...