Nguyên nhân gây rong kinh và bị rong kinh uống thuốc gì?
Rong kinh là gì? Bị rong kinh uống thuốc gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về “căn bệnh phụ nữ” này.
Rong kinh là gì?
Rong kinh là thuật ngữ y học, chỉ thời kỳ kinh nguyệt chảy máu nặng hoặc kéo dài bất thường. Mặc dù chảy máu kinh nguyệt nhiều khá phẩ biến, nhưng hầu hết phụ nữ không bị mất máu đủ nghiêm trọng để được định nghĩa là rong kinh.
Khi bị rong kinh, bạn không thể duy trì các hoạt động bình thường vì bạn bị mất máu và chuột rút quá nhiều. Nếu bạn sợ kinh nguyệt vì bạn bị chảy máu quá nặng như vậy, hãy thử đi khám bác sĩ. Có nhiều phương pháp điều trị hiệu quả cho bệnh rong kinh.
Ngoài ra, nếu bạn biết bị rong kinh uống thuốc gì thì bạn cũng có thể tự tham khảo và chữa bệnh tại nhà.
Bị rong kinh uống thuốc gì?
Triệu chứng của rong kinh
Các triệu chứng của rong kinh có thể bao gồm:
- Băng vệ sinh nhanh chóng đầy và cần phải thay mỗi giờ trong vài giờ liên tiếp.
- Cần sử dụng một số bảo vệ vệ sinh kép để kiểm soát dòng chảy kinh nguyệt.
- Cần thức dậy để thay băng vệ sinh trong đêm.
- Chảy máu lâu hơn một tuần.
- Xuất hiện các cục máu đông lớn hơn 4 ounce.
- Hạn chế các hoạt động hàng ngày do dòng chảy kinh nguyệt nặng.
- Xuất hiện các triệu chứng của thiếu máu, chẳng hạn như mệt mỏi, chóng mặt hoặc khó thở.
Nguyên nhân gây ra rong kinh
Trong một số trường hợp, khá khó để tìm ra nguyên nhân gây chảy máu kinh nguyệt nặng. Nhưng một số tình trạng dưới đây có thể gây ra rong kinh:
1. Mất cân bằng hormone
Trong một chu kỳ kinh nguyệt bình thường, sự cân bằng giữa hormone estrogen và progesterone giúp điều chỉnh sự tích tụ của niêm mạc tử cung (nội mạc tử cung) bị bong ra trong kỳ kinh nguyệt. Một khi mất cân bằng nội tiết tố, nội mạc tử cung sẽ phát triển quá mức và cuối cùng bị bong ra, gây chảy máu kinh nguyệt nặng.
Một số điều kiện có thể gây mất cân bằng hormone, bao gồm hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), béo phì, kháng insulin và các vấn đề về tuyến giáp.
Một trong những nguyên nhân chính gây ra rong kinh là mất cân bằng hormone.
2. Rối loạn chức năng buồng trứng
Nếu buồng trứng không giải phóng trứng (rụng trứng) trong chu kỳ kinh nguyệt, cơ thể sẽ không sản xuất hormone progesterone như trong chu kỳ kinh nguyệt bình thường. Điều này dẫn đến mất cân bằng hormone và có thể dẫn đến rong kinh.
3. U xơ tử cung
Những khối u không gây ung thư (lành tính) của tử cung xuất hiện trong những năm sinh nở của phụ nữ. U xơ tử cung có thể gây ra tình trạng chảy máu kinh nguyệt nặng hơn hoặc kéo dài hơn bình thường.
Kinh nguyệt có thể chảy nhiều máu hoặc kéo dài khi các polyp tử cung xuất hiện (những phát triển nhỏ, lành tính trên niêm mạc tử cung).
5. Lạc nội mạc trong cơ tử cung
Video đang HOT
Tình trạng này xảy ra khi các tuyến từ nội mạc tử cung xuất hiện bên trong cơ tử cung, thường gây chảy máu nặng và đau đớn.
Rong kinh là một tác dụng phụ nổi tiếng của việc sử dụng vòng tránh thai để kiểm soát sinh sản. Nếu nguyên nhân xuất phát từ vòng tránh thai, bác sĩ sẽ đưa ra các lựa chọn thay thế phù hợp hơn.
7. Biến chứng thai kỳ
Một kì kinh nguyệt nặng, xuất hiện muộn và chỉ rong kinh đúng lần đó, có thể là do sẩy thai. Một nguyên nhân khác gây chảy máu nặng khi mang thai bao gồm vị trí bất thường của nhau thai, chẳng hạn như nhau thai thấp hoặc nhau tiền đạo.
8. Ung thư
Ung thư tử cung và ung thư cổ tử cung có thể gây chảy máu kinh nguyệt quá nhiều, đặc biệt là nếu bạn đã mãn kinh hoặc đã có xét nghiệm Pap bất thường trong quá khứ.
9. Rối loạn chảy máu do di truyền
Một số rối loạn chảy máu, chẳng hạn như bệnh von Willebrand – một tình trạng trong đó một yếu tố quan trọng giúp đông máu bị suy yếu – có thể gây chảy máu kinh nguyệt bất thường.
10. Thuốc
Một số loại thuốc, bao gồm thuốc chống viêm, thuốc nội tiết tố như estrogen và proestin, thuốc chống đông máu như warfarin (Coumadin, Jantoven) hoặc enoxaparin (Lovenox), có thể góp phần gây rong kinh nặng hoặc kéo dài.
11. Các điều kiện y tế khác
Một số điều kiện y tế khác, bao gồm bệnh gan hoặc thận, có thể liên quan đến rong kinh.
Tìm hiểu cách cách điều trị rong kinh, bị rong kinh uống thuốc gì, …
Điều trị tình trạng rong kinh
1. Quá trình khám bệnh
Điều trị cụ thể cho bệnh rong kinh dựa trên một số yếu tố, bao gồm:
- Lịch sử sức khỏe và y tế tổng thể của bệnh nhân
- Nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của tình trạng rong kinh
- Khả năng chịu đựng của bệnh nhân đối với các loại thuốc, phương pháp hoặc liệu pháp cụ thể
- Khả năng các chu kỳ của bệnh nhân sẽ sớm hồi phục
- Kế hoạch sinh con trong tương lai của bệnh nhân
- Ảnh hưởng của tình trạng rong kinh đến lối sống của bệnh nhân
- Ý kiến hoặc mong muốn cá nhân của bệnh nhân
2. Bị rong kinh uống thuốc gì?
Điều trị bằng thuốc cho bệnh rong kinh có thể bao gồm:
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): NSAID, chẳng hạn như ibuprofen (Advil, Motrin IB, loại khác) hoặc naproxen natri (Aleve), giúp giảm mất máu kinh nguyệt. NSAID có thêm lợi ích là làm giảm đau bụng kinh.
- Axit tranexamic: Tranexamic acid (Lysteda) giúp giảm mất máu kinh nguyệt và chỉ cần được uống tại thời điểm chảy máu.
- Thuốc tránh thai đường uống: Bên cạnh việc kiểm soát sinh sản, thuốc tránh thai đường uống có thể điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt và giảm các đợt chảy máu kinh nguyệt quá nhiều hoặc kéo dài.
- Progesterone đường uống: Các hormone progesterone có thể giúp điều chỉnh tình trạng mất cân bằng hormone và giảm chứng rong kinh.
- Vòng tránh thai nội tiết (Liletta, Mirena): Thiết bị dành cho tử cung này giải phóng một loại progestin gọi là levonorgestrel, làm cho niêm mạc tử cung mỏng hơn và giảm lưu lượng máu kinh nguyệt cũng như chuột rút.
Nếu bạn bị rong kinh do dùng thuốc nội tiết tố, bác sĩ có thể điều trị tình trạng này bằng cách thay đổi hoặc ngừng thuốc.
Nếu bạn bị thiếu máu do rong kinh, bác sĩ có thể khuyên bạn nên bổ sung sắt thường xuyên. Nếu mức độ sắt của bạn thấp nhưng bạn chưa bị thiếu máu, bạn có thể được yêu cầu bổ sung sắt ngay lập tức, thay vì chờ đợi cho đến khi bị thiếu máu.
3. Các biện pháp khác
Một số bệnh nhân có thể cần điều trị phẫu thuật cho rong kinh nếu điều trị bằng thuốc không thành công. Lựa chọn điều trị bao gồm:
- Nong cổ tử cung và nạo lòng tử cung
- Nút mạch u xơ tử cung
- Siêu âm hội tụ cường độ cao
- Bóc tách u xơ tử cung
- Lạng nội mạc tử cung
- Cắt bỏ nội mạc tử cung
- Cắt bỏ tử cung
Đa phần các thủ tục phẫu thuật trên được thực hiện trên cơ sở ngoại trú. Mặc dù bệnh nhân có thể cần gây mê toàn thân, nhưng có khả năng là có thể về nhà sau cùng ngày. Phẫu thuật cắt bỏ nội mạc tử cung hoặc cắt bỏ tử cung thường phải nằm viện.
7 nguyên nhân khiến khí hư màu nâu trước kỳ kinh nguyệt
Có rất nhiều nguyên nhân gây tình trạng ra khí hư màu nâu trước kỳ kinh nguyệt như viêm vùng chậu, mắc bệnh buồng chứng đa nang hay bạn vừa đậu thai. Bạn cần xác định đúng nguyên nhân mới có thể giải quyết tình trạng này nhanh chóng.
Tình trạng ra khí hư khá bình thường và có thể xảy ra mỗi ngày. Thông thường, khí hư sẽ mỏng và trong suốt hoặc có màu trắng. Tuy nhiên, bạn có thể thấy khí hư thay đổi màu tùy tình trạng sức khỏe.
Tình trạng ra khí hư màu nâu trước kỳ kinh thường do dịch âm đạo có chứa máu và không phải vấn đề đáng lo lắng. Thế nhưng, tình trạng khí hư đổi màu này nếu đi kèm một số dấu hiệu nhất định cũng có thể cảnh báo một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vậy những nguyên nhân nào có thể khiến khí hư có màu nâu?
1. Báo hiệu thai kỳ
Tình trạng ra dịch âm đạo màu hồng hay nâu hoặc ra máu từng đốm trước kỳ kinh nguyệt có thể là một dấu hiệu mang thai sớm. Sự tiết dịch này là do máu báo thai, một tình trạng xảy ra khi trứng được thụ tinh bám vào niêm mạc tử cung. Máu báo thai có thể xảy ra 1 đến 2 tuần sau khi trứng được thụ tinh. Nếu đã quan hệ tình dục mà không dùng các phương pháp bảo vệ, bạn nên làm xét nghiệm khi thấy máu báo này.
Bạn cũng nên đi khám nếu gặp tình trạng có thai ra khí hư màu nâu. Hiện tượng này tuy thường không nguy hiểm nhưng cũng có thể là dấu hiệu mang thai ngoài tử cung hay sảy thai trong một số trường hợp hiếm gặp.
2. Triệu chứng mãn kinh
Đối với phụ nữ ở độ tuổi 40 - 50, khí hư màu nâu trước kỳ kinh nguyệt có thể là triệu chứng tiền mãn kinh. Các triệu chứng khác có thể bao gồm:
Bốc hỏaKhó ngủKhô âm đạoĐổ mồ hôi đêmTâm trạng hay thay đổi3. Bệnh viêm vùng chậu
Bệnh viêm vùng chậu (pelvic inflammatory disease - PID) là một bệnh nhiễm trùng cổ tử cung và tử cung có thể gây khí hư màu nâu.
Các triệu chứng khác của bệnh có thể là:
Đau ở xương chậu và bụng dưới
Đau khi quan hệ
Khí hư có mùi
Tiểu rát
Sốt
Nếu nghi ngờ mình mắc bệnh viêm vùng chậu, bạn nên đi khám để được chẩn đoán chính xác hơn. Khi bị chẩn đoán mắc bệnh, bác sĩ có thể kê thuốc kháng sinh để giúp bạn chữa trị.
4. Bệnh lây qua đường tình dục
Tình trạng ra khí hư màu nâu trước kỳ kinh nguyệt có thể là dấu hiệu của một số bệnh lây qua đường tình dục (STD) như bệnh lậu hoặc chlamydia. Bên cạnh dấu hiệu ra khí hư màu nâu, một số triệu chứng khác của bệnh lây qua đường tình dục mà bạn có thể gặp là:
Khí hư có mùi
Đau khi quan hệ
Nóng rát khi đi tiểu
Không phải tất cả các bệnh lây qua đường tình dục đều có triệu chứng nên bạn cần đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên nếu đã sinh hoạt tình dục. Điều này sẽ giúp bạn phát hiện ra các bệnh tiềm ẩn và chữa trị kịp thời trước khi bệnh trở nặng.
5. Có vật lạ trong âm đạo
Nếu khí hư không những có màu nâu mà còn có mùi khó chịu, âm đạo có thể đang có vật lạ. Một số vật thể có thể gây ra hiện tượng này là:
Tampon
Bao cao su
Mũ cổ tử cung
Vòng tránh thai
Màng chắn âm đạo
Miếng bọt biển tránh thai
Khi gặp trường hợp bị ra khí hư màu nâu và có mùi, bạn nên đi khám ngay. Bác sĩ có thể giúp bạn kiểm tra xem vấn đề khiến dịch âm đạo bị đổi màu và có mùi là gì để giải quyết kịp thời.
6. Hội chứng buồng trứng đa nang
Hội chứng buồng trứng đa nang (polycystic ovary syndrome - PCOS) là một tình trạng mất cân bằng hormone. Bệnh này xảy ra ở phụ nữ có quá nhiều hormone sinh dục nam mà lại không có đủ hormone sinh dục nữ. Tình trạng này có thể gây xuất huyết nhẹ và không đều, từ đó dẫn tới trường hợp khí hư có màu nâu.
Một số triệu chứng khác của bệnh có thể là:
Khó thụ thaiMất kinh nguyệtKinh nguyệt ra nhiềuLông phát triển nhiềuĐau vùng xương chậuDa nhiều mụn hoặc dầuChu kỳ kinh nguyệt không đềuDa có các mảng sẫm màu, đổi màu
Hội chứng buồng chứng đa nang khá phổ biến và hiện nay cũng có nhiều cách chữa trị. Nếu có các triệu chứng bệnh, bạn nên đi khám để được bác sĩ tư vấn cách chữa trị phù hợp. Để xác định phương pháp điều trị phù hợp nhất, bác sĩ có thể hỏi bạn về một số vấn đề sau đây:
Trong một số trường hợp rất hiếm gặp, tình trạng khí hư màu nâu có thể là triệu chứng của ung thư cổ tử cung. Bạn có thể quan sát tình hình sức khỏe của mình để nhận biết sớm một số dấu hiệu khác của căn bệnh này. Các triệu chứng khác của bệnh ung thư cổ tử cung có thể kể đến là:
Bạn cần đi khám nếu thấy mình có những dấu hiệu nguy hiểm. Bác sĩ có thể chỉ định bạn làm xét nghiệm Pap hay còn gọi là xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung để phát hiện các tế bào bất thường trong cổ tử cung. Nếu có tế bào bất thường, bác sĩ sẽ thực hiện thêm một số bài kiểm tra khác để có chẩn đoán cuối cùng.
Nếu kết quả chẩn đoán là ung thư cổ tử cung, bác sĩ sẽ thực hiện một số xét nghiệm hình ảnh để xác định giai đoạn của bệnh. Một số cách điều trị bệnh là phẫu thuật, xạ trị hoặc hóa trị.
Tình trạng ra khí hư màu nâu trước kỳ kinh nguyệt thường không phải dấu hiệu của những vấn đề sức khỏe quá nguy hiểm. Tuy nhiên, bạn nên đi khám nếu thấy tình trạng này kéo dài liên tục trong vài tuần hay thường xuyên xảy ra sau khi quan hệ. Ngoài ra, bạn cũng cần quan tâm tới các dấu hiệu như khí hư màu nâu có mùi khó chịu, khí hư đi kèm với các cơn đau hoặc co thắt cơ cũng như xuất hiện với chứng ngứa âm đạo. Nếu đi khám sớm, bạn sẽ có thể chữa trị hiệu quả và nhanh chóng cải thiện được tình trạng khó chịu.
Theo Hellobacsi
Đối phó với hiện tượng rong kinh ở nữ giới Rong kinh đôi khi còn là dấu hiệu cảnh báo cho căn bệnh ung thư đáng sợ ở nữ giới 1.Rong kinh và những hậu quả đáng sợ Rong kinh là hiện tượng đèn đỏ kéo dài trên 7 ngày và lượng máu mất đi vượt quá 80ml trong một chu kỳ. Nó có thể gây ra những hậu quả rất lớn đến...