Nguyên nhân gây polyp đại tràng
Năm nay tôi 50 tuổi, rất hay bị đau bụng có cảm giác mót rặn. Gần đây, đi ngoài ngày nhiều lần phân lỏng, có màu hồng. Đi khám bác sĩ cho biết bị polyp đại tràng. Vậy xin hỏi nguyên nhân căn bệnh này?
duongyenbai@yahoo.com
Ảnh minh họa
Polyp đại tràng là một dạng tổn thương niêm mạc đại tràng và tổ chức dưới niêm mạc tăng sinh hình thành lên các cục giống như một khối u nhưng không phải là khối u, nó có cuống hoặc không có cuống.
Các khối polyp này có thể lành tính hoặc ác tính phụ thuộc vào kích thước và vị trí của khối u trong đại tràng. Trong trường hợp để lâu, polyp lớn, nguy cơ ung thư hoặc tiền ung thư đại tràng là rất cao.
Mặc dù nguyên nhân chính xác chưa được biết rõ, có thể kể đến các yếu tố nguy cơ như sau: Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do lối sống và sinh hoạt không hợp lý, độ tuổi hoặc di truyền; Chế độ ăn uống không hợp lý: Sử dụng thức ăn không hợp vệ sinh, dung nạp thực phẩm nhiều dầu mỡ là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến polyp đại tràng.
Tâm lý cũng là yếu tố ảnh hưởng tới quá trình hình thành và phát triển polyp đại tràng. Nếu bạn thường xuyên trong tình trạng căng thẳng, mệt mỏi sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường. Bệnh ít gặp ở người trước 40 tuổi, theo thống kê có khoảng 90% trường hợp mắc bệnh ở độ tuổi sau 50. Ngoài ra, nếu trong gia đình bạn từng có người bị polyp đại tràng hoặc ung thư đại tràng thì bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Dấu hiệu nhận biết ung thư đại tràng
Nếu được phát hiện sớm, 90% bệnh nhân mắc ung thư đại tràng có thể khỏi hoặc kéo dài thời gian sống trên 5 năm.
Ung thư đại tràng là căn bệnh phổ biến, có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Bệnh thường bắt đầu dưới dạng tế bào nhỏ gọi là polyp đại tràng. Theo thời gian, khối polyp phát triển thành u ác tính gây ung thư. Đến nay, y học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân gây bệnh.
Ung thư đại tràng là bệnh phổ biến, số ca tử vong cao. Ảnh: Freepik.
Video đang HOT
Những dấu hiệu sớm
Ung thư đại tràng khi khởi phát bệnh thường không có triệu chứng điển hình. Theo Medical News Today, những biểu hiện dưới đây có thể là dấu hiệu sớm cảnh báo bệnh:
- Thay đổi nhu động ruột, rối loạn bài tiết gây táo bón, tiêu chảy kéo dài.
- Co thắt dạ dày, trực tràng.
- Chảy máu trực tràng.
- Đi ngoài kèm máu.
- Mệt mỏi, chán ăn, sút cân không rõ nguyên nhân.
- Đau vùng xương chậu.
- Thiếu máu (do chảy máu trong ruột gây hạ tế bào hồng cầu).
Ngoài các triệu chứng nêu trên, ở giai đoạn muộn, bệnh nhân có thể sờ thấy khối u nổi dưới da bụng, bụng chướng to, vàng da...
Các giai đoạn phát triển của bệnh
Theo WebMD, nếu được chẩn đoán và phát hiện trước khi bệnh di căn, người mắc có cơ hội chữa khỏi. 90% bệnh nhân ở giai đoạn đầu sống thêm ít nhất 5 năm.
Căn cứ vào tiến triển của khối u, ung thư đại tràng chia thành 5 giai đoạn:
- Giai đoạn 0: Thời điểm này còn được gọi là ung thư biểu mô tại chỗ. Lúc này, khối u chưa phát triển ra ngoài ruột kết. Nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn này, tỷ lệ chữa khỏi ung thư đại tràng cao.
- Giai đoạn 1: Bệnh đã phát triển sang lớp mô ngoài ruột kết nhưng chưa đến các hạch bạch huyết hay lan sang cơ quan khác.
- Giai đoạn 2: Khối u ác tính lan ra lớp ngoài đại tràng nhưng vẫn nằm trong ruột kết.
- Giai đoạn 3: Ung thư phát triển qua các lớp ngoài ruột kết và đi đến một trong 3 hạch bạch huyết.
- Giai đoạn 4: Ung thư di căn ra các mô ngoài thành ruột. Ở giai đoạn này, các cơ quan lân cận cũng có tế bào ung thư.
Nếu phát hiện sớm, ung thư đại tràng có thể chữa khỏi. Ảnh: American Cancer Society.
Những người có nguy cơ cao mắc bệnh
Mayo Clinic thống kê những yếu tố nguy cơ tăng khả năng mắc ung thư đại tràng bao gồm:
- Tuổi: Ung thư đại tràng có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng phần lớn người mắc bệnh đều từ 50 trở lên. Tuy nhiên, số ca mắc ung thư đại tràng ngày càng trẻ hóa không rõ nguyên nhân.
- Bệnh nhân bị viêm đường ruột: Các bệnh mạn tính như viêm loét đại tràng, Crohn (chứng viêm nhiễm gây tổn thương sâu ở đường tiêu hóa).
- Hội chứng di truyền: Các đột biến gene di truyền qua các thế hệ là yếu tố khiến nhiều người dễ mắc ung thư đại tràng hơn. Các hội chứng di truyền phổ biến làm tăng nguy cơ mắc bệnh này là đa u tuyến có tính gia đình (FAP), hội chứng Lynch.
- Chế độ ăn ít chất xơ, nhiều mỡ: Một số nghiên cứu đã chỉ ra nguy cơ mắc ung thư ở đường tiêu hóa đối với những người ăn nhiều thịt đỏ, đồ chế biến sẵn cao hơn nhóm nạp nhiều rau xanh và chất xơ.
- Tiểu đường, béo phì.
- Sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá...
Ngăn ngừa mắc ung thư đại tràng như thế nào?
Medical News Today khuyến cáo không có phương pháp nào triệt tiêu nguy cơ mắc ung thư đại tràng. Tuy nhiên, chúng ta có thể giảm nguy cơ bằng các cách sau đây:
- Duy trì cân nặng hợp lý.
- Tập thể dục thường xuyên.
- Nạp nhiều trái cây, rau xanh và ngũ cốc nguyên hạt.
- Hạn chế ăn chất béo bão hòa và thịt đỏ.
- Không hút thuốc, uống rượu, sử dụng chất kích thích khác.
Phát hiện sớm là chìa khóa giúp điều trị khỏi ung thư đại tràng. Do đó, American College of Physicians khuyến cáo những người ở độ tuổi 50-75 nên tầm soát, xét nghiệm phân 2 năm/lần và nội soi đại tràng 10 năm/lần.
Cắt khối u đại tràng cho cụ ông Bệnh nhân 81 tuổi ung thư đại tràng, kèm nhiều bệnh nền nghiêm trọng, để ca mổ cắt khối u an toàn phải thao tác nhanh nhất có thể. Bác sĩ Hồ Tiến Duy, Trưởng khoa Ngoại Tổng quát, Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á Tây Ninh, ngày 30/3, cho biết bệnh nhân đại tiện ra máu đỏ bầm, đau bụng quặn hạ...