Nguyên nhân gây ho dai dẳng
Một điều không thể tránh khỏi là trẻ sẽ có lúc bị bệnh, trong đó, ho mãn tính kéo dài có thể là một trong những triệu chứng khó kiểm soát nhất.
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ ho mãn tính. Ảnh minh họa: INT
Ho mãn tính thường được định nghĩa là bất kỳ loại ho nào kéo dài hơn 4 tuần, có xu hướng dai dẳng và trong một số trường hợp sẽ kháng thuốc. Điều này có thể xảy ra có hoặc không có các triệu chứng khác.
Ho mãn tính, đặc biệt là ở trẻ em, có thể gây ra vấn đề, làm gián đoạn giấc ngủ và cuộc sống hằng ngày. Bà Carrie Quinn – bác sĩ nhi khoa tại Bệnh viện Nhi Kravis ở Mount Sinai, thành phố New York, giải thích: “Cha mẹ thường lo lắng khi trẻ ho dai dẳng, đặc biệt là trong trường hợp cơn ho có vẻ gay gắt và có nhiều lý do khiến trẻ bị ho”.
Nguyên nhân phổ biến nhất gây ho mãn tính ở trẻ em là nhiễm trùng đường hô hấp trên. Những triệu chứng này có thể do một trong hơn 100 loại virus cảm lạnh gây ra. Ông William Berger – Giáo sư lâm sàng tại Khoa Nhi, Trường Đại học California, Irvine, cho biết, trong hầu hết trường hợp, cảm lạnh sẽ tự khỏi.
Học viện Nhi khoa Mỹ không khuyên dùng thuốc ho và cảm lạnh cho trẻ dưới 4 tuổi. Thay vào đó, phụ huynh có thể thử các biện pháp tại nhà để điều trị ho mãn tính ở trẻ do cảm lạnh.
Cha mẹ cần cho trẻ uống nhiều nước, trà ấm đã khử caffein. Tuy nhiên, cần tránh xa đồ uống có ga hoặc nước ép cam quýt vì chúng có thể gây kích ứng cổ họng. Đồng thời, nên bật máy tạo độ ẩm hoặc máy tạo hơi phun sương mát vào ban đêm. Độ ẩm sẽ giúp mở đường hô hấp của trẻ.
Sử dụng thuốc xịt mũi nước muối hoặc ống tiêm hút để làm sạch nghẹt mũi. Cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp chuyên gia chăm sóc sức khỏe nếu cơn ho kéo dài sau 2 – 3 tuần hoặc nếu trẻ cảm thấy khó thở, nôn mửa hoặc sốt cao đột ngột.
Dị ứng
Dị ứng có thể là “thủ phạm” gây ra cơn ho của trẻ nếu đi kèm với chảy nước mũi và ngứa mắt. Tình trạng này cũng có thể xuất hiện vào cùng một thời điểm hằng năm, hoặc sau mỗi lần trẻ tiếp xúc với vật nuôi.
Đó là phản ứng thái quá của cơ thể với một chất (chất gây dị ứng). Viêm mũi dị ứng có thể theo mùa (có thể do phấn hoa từ cây, cỏ dại, cỏ và nấm mốc ngoài trời) hoặc lâu năm (do các chất gây dị ứng trong nhà quanh năm như vật nuôi, bụi và nấm mốc).
Theo các chuyên gia, để điều trị, cần cho trẻ xịt mũi bằng nước muối hoặc thuốc kháng histamine không kê đơn. Từ đó, có thể giúp làm khô dịch tiết mũi. Nếu điều đó không hiệu quả sau một hoặc hai ngày, các bác sĩ có thể kê đơn thuốc xịt mũi corticosteroid hoặc thuốc kháng histamine.
Nếu không được điều trị, dị ứng mũi có thể làm tăng nguy cơ viêm xoang, nhiễm trùng tai và rối loạn giấc ngủ. Đồng thời, có thể ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ và lời nói của trẻ.
Nếu trẻ trên 5 tuổi và không đáp ứng với các liệu pháp truyền thống, chúng có thể phù hợp với liệu pháp miễn dịch – một đợt tiêm chủng (trong vài năm, tùy thuộc vào mức độ phản ứng) để làm trẻ dần giảm mẫn cảm với các tác nhân gây dị ứng.
Video đang HOT
Phụ huynh không nên tự ý cho trẻ dùng thuốc trị ho. Ảnh minh họa: INT
Viêm xoang
Nếu ho kéo dài hơn 10 ngày, trẻ có thể bị viêm xoang. Đây là tình trạng viêm niêm mạc mũi và xoang. Ngoài ho mãn tính, viêm xoang có thể gây chảy nước mũi sau, hôi miệng, năng lượng thấp, bọng mắt và quầng thâm quanh mắt. Trẻ lớn hơn cũng có thể kêu đau đầu.
Ngay cả nhiễm trùng xoang cấp độ thấp cũng có thể gây ra cơn ho dai dẳng dường như không bao giờ dứt ở trẻ em. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh để giảm nhiễm trùng và thuốc xịt mũi giúp giảm triệu chứng. Nếu trẻ không thấy đỡ hơn sau vài ngày, có thể bé sẽ cần dùng một đợt kháng sinh khác hoặc một loại thuốc khác.
Hen suyễn là một tình trạng hô hấp ảnh hưởng đến các đường dẫn khí nhỏ trong phổi. Đồng thời, là nguyên nhân phổ biến gây ho mãn tính ở trẻ em. Các triệu chứng có thể do nhiễm trùng đường hô hấp trên, hít phải chất gây dị ứng, chất kích thích như khói thuốc lá, không khí lạnh và khô, tập thể dục, thậm chí là một cơn giận dữ.
Trẻ có thể thở khò khè hoặc khó thở, cảm giác tức ngực hoặc ho. Thông thường, trẻ bị hen suyễn không thể ngừng ho. Tuy nhiên, không phải trẻ nào bị hen suyễn cũng thở khò khè hoặc hổn hển.
Ông Ray S. Davis – Giáo sư nhi khoa lâm sàng thuộc Khoa Miễn dịch dị ứng và y học tại Trường Đại học Washington (Mỹ) cho biết: “Nếu một phụ huynh nói với tôi rằng, con họ hết cảm lạnh này đến cảm lạnh khác và dẫn đến những cơn viêm thanh quản hoặc viêm phế quản tái phát, thì nguyên nhân cơ bản của tất cả những điều đó là do bệnh hen suyễn dạng ho”.
Phụ huynh được khuyến cáo cần chú ý đến nguyên nhân gây ho, như: Mùa dị ứng có gây ra triệu chứng này không? Trẻ có hụt hơi khi mới bắt đầu chơi thể thao được năm phút không? Trẻ thức dậy vào giữa đêm và ho không kiểm soát được?
Ho gà
Ho gà là một bệnh nhiễm khuẩn rất dễ lây lan ở đường hô hấp và phổi. Ho gà bắt đầu với các triệu chứng giống cảm lạnh (chảy nước mũi và hắt hơi), sau đó là những cơn ho ngắn không kiểm soát được và đôi khi kết thúc bằng tiếng rít. Trẻ em có thể nôn mửa khi cố gắng lấy không khí.
Theo các chuyên gia, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt. Bởi, trẻ mắc bệnh này cần dùng thuốc kháng sinh. Trẻ lớn hơn và người lớn mắc bệnh ho gà có thể chỉ bị nhẹ. Song, bệnh ho gà có thể gây ra các biến chứng đe dọa tính mạng ở trẻ còn quá nhỏ – nhóm chưa được tiêm phòng hoặc chưa tiêm đủ liều.
Trào ngược dạ dày thực quản
Khi axit từ dạ dày trào ngược lên cổ họng của trẻ do cơ thực quản hoặc dạ dày yếu, bé có thể nôn trớ hoặc quấy khóc khi bú. Trẻ lớn hơn có thể thở khò khè và ho, đặc biệt là vào ban đêm khi nằm. Trẻ cũng có thể kêu đau ở ngực hoặc cổ họng.
Phụ huynh cần giữ trẻ đứng thẳng trong 30 phút sau khi bú và kê cao đầu nệm cho bé để giảm tình trạng ho mãn tính. Đối với trẻ lớn hơn, hãy cắt giảm các loại thực phẩm thường gây triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản, như trái cây họ cam quýt, cà chua, socola, bạc hà và bất cứ thứ gì cay.
Hãy ghi lại những gì trẻ ăn để xem liệu có mối tương quan hay không. Nếu các triệu chứng vẫn tồn tại, trẻ nên được bác sĩ đánh giá để thảo luận về việc dùng thuốc.
Người bị trào ngược dạ dày - thực quản cần bỏ ngay những thói quen khiến bệnh nặng hơn
Đối với người bị trào ngược dạ dày thực quản, ngoài việc dùng thuốc thì chế độ ăn uống có vai trò đặc biệt quan trọng.
Ăn uống không đúng cách có thể làm tăng nguy cơ trào ngược khiến bệnh trầm trọng hơn.
1. Vai trò của chế độ ăn uống đối với bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày - thực quản là bệnh lý phổ biến gây nhiều khó chịu cho người bệnh. Cơ chế trào ngược dạ dày - thực quản được hiểu như sau: Bình thường sau khi thức ăn được đưa vào miệng nhai và nuốt xuống đến thực quản (phần ống nối từ miệng đến dạ dày), các cơ thắt thực quản sẽ giãn ra để cho thức ăn cùng các chất lỏng đi vào dạ dày rồi lại đóng lại.
Tuy nhiên, đối với người bị trào ngược sẽ gặp tình trạng acid từ dạ dày đẩy ngược lên phần thực quản khiến cho lớp niêm mạc thực quản bị kích thích gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như: nóng rát, ợ nóng, ợ chua, vướng nghẹn cổ, tức ngực, viêm họng...
Hình ảnh trào ngược dạ dày thực quản.
Trào ngược dạ dày thực quản nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển và gây nhiều biến chứng. Người bệnh cần đi khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Ngoài việc dùng thuốc theo đúng chỉ định thì cách ăn uống, sinh hoạt có vai trò đặc biệt quan trọng.
Theo ThS.BSNT. Nguyễn Xuân Tuấn, Giảng viên Đại học Y Dược - Đại học Quốc gia Hà Nội, trào ngược dạ dày - thực quản nếu để kéo dài có thể gây các hậu quả nghiêm trọng như: viêm loét thực quản, chít hẹp thực quản, thậm chí là ung thư thực quản.
Người bệnh trào ngược dạ dày thực quản nên thực hiện chế độ ăn lành mạnh để kiểm soát tốt cân nặng, tránh thừa cân, béo phì. Nên ăn thực phẩm giàu chất xơ và đạm dễ hấp thu như: rau xanh, trái cây, thịt gia cầm bỏ da, hải sản, cá, trứng...
Cần tránh các loại đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn chiên xào, thực phẩm chế biến sẵn... Tránh thực phẩm có thể gây kích ứng dạ dày, thực quản như: cà phê, trà, gia vị mạnh như hạt tiêu, ớt...
Cần lưu ý tránh các kiểu ăn uống tạo ra nhiều khí trong dạ dày như: ăn quá vội vàng, dùng ống hút khi uống nước, nhai kẹo cao su hoặc uống đồ uống có gas. Không nên ăn quá nhiều mỗi bữa, không nên uống nhiều nước mỗi lần, không nằm ngửa hoặc vận động gắng sức sau khi ăn...
2. Những thói quen ăn uống cần tránh khi bị trào ngược dạ dày thực quản
2.1. Tránh thực phẩm gây trào ngược
- Thực phẩm chiên rán: Thực phẩm chiên rán là một trong những nguyên nhân chính gây ra chứng ợ nóng và trào ngược acid. Các loại đồ chiên như: khoai tây chiên, gà rán và các thực phẩm chứa nhiều dầu khác rất khó tiêu hóa và làm tăng nguy cơ trào ngược acid.
- Thức ăn nhiều chất béo: Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo có thể kích hoạt triệu chứng trào ngược dạ dày - thực quản và làm chậm quá trình tiêu hóa. Khi thức ăn tồn đọng lại trong dạ dày càng lâu thì bạn càng dễ bị trào ngược. Tiêu thụ nhiều chất béo cũng dễ dẫn đến béo phì, là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày - thực quản.
- Thực phẩm có tính acid: Thực phẩm có tính acid như trái cây họ cam quýt có thể làm tăng trào ngược acid. Vì vậy, người bệnh nên tránh ăn cam, bưởi, chanh... đặc biệt khi đang có triệu chứng của bệnh.
- Thức ăn cay: Ở một số người, ăn thức ăn cay có thể kích hoạt hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng của trào ngược acid. Vì vậy, nếu bạn cảm thấy triệu chứng trào ngược và khó chịu ở dạ dày tăng khi ăn thức ăn cay, tốt nhất nên tránh những thực phẩm đó.
Thực phẩm có tính acid như cam có thể làm tăng trào ngược acid.
2.2. Không ăn quá nhiều
Ăn quá nhiều thức ăn trong một bữa sẽ khiến dạ dày căng lên và mở rộng. Điều này làm tăng áp lực lên cơ thắt thực quản dưới và gây chứng ợ nóng. Vì vậy, thay vì ăn 3 bữa lớn mỗi ngày, người bệnh nên chia lượng thức ăn ra và ăn trong 5 - 6 bữa nhỏ hoặc 3 bữa chính vừa và 3 bữa phụ. Khi đó dạ dày không bị quá căng, sẽ giúp ngăn chặn việc sản xuất quá nhiều acid.
2.3. Đừng ăn quá nhanh
Khi ăn quá nhanh, cơ quan tiêu hóa sẽ khó hoạt động bình thường. Tiêu hóa kém làm tăng nguy cơ trào ngược. Vì vậy, người bệnh nên ăn miếng nhỏ, ăn chậm, nhai kỹ thức ăn trước khi nuốt.
2.4. Không nằm ngay sau khi ăn
Nằm ngay sau khi ăn gây khó tiêu và thức ăn trong dạ dày sẽ ép mạnh hơn vào cơ thắt thực quản dưới dẫn đến trào ngược. Do đó người bệnh cần lưu ý, chỉ nên nằm ngủ sau khi ăn 2-3 giờ, bữa ăn tối không nên ăn quá no. Không ăn vặt vào đêm khuya.
Không nên nằm ngủ ngay sau khi ăn.
2.5. Bỏ thuốc lá
Hút thuốc có thể làm giảm sản xuất nước bọt. Nước bọt giúp trung hòa acid dạ dày. Hút thuốc cũng làm tăng sản xuất acid dạ dày và có thể làm suy yếu cơ thắt thực quản dưới khiến các chất trong dạ dày trào ngược lên thực quản.
2.6. Tránh đồ uống có cồn
Đối với một số người, thỉnh thoảng uống rượu không gây trào ngược nhưng đối với những người khác, ngay cả một ly rượu nhỏ cũng sẽ dẫn đến trào ngược vì rượu làm tăng sản xuất acid dạ dày và giãn cơ thắt thực quản dưới.
Vì vậy, người bị trào ngược dạ dày thực quản cần tránh các đồ uống có cồn, đặc biệt là rượu, bia và các loại cocktail có pha trộn chất có tính acid như nước cam, chanh..
Ung thư thực quản là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh Ung thư thực quản là một bệnh lý khá phổ biến nhưng vì diễn biến thầm lặng nên khi phát hiện bệnh thường đã ở giai đoạn muộn. Gần 4 tháng nay, bệnh nhân nam có dấu hiệu nuốt đau, đầy bụng, nôn nhưng không thấy sút cân, mệt mỏi nên chủ quan không thăm khám. Khi dấu hiệu nặng hơn, bệnh nhân...