Nguyên nhân gây chứng “não cá vàng” ở bà bầu và 4 cách khắc phục
Nhiều chị em thường cảm thấy phiền muộn vì chứng “não cá vàng” khi mang thai. Tại sao bà bầu lại hay quên? Cải thiện bằng cách nào?
Hội chứng hay quên thường xuất hiện từ tháng thứ 4 của thai kỳ (Ảnh: Eva.vn)
Hội chứng hay quên khi mang thai là một dấu hiệu thực sự của thai kỳ. Nhiều phụ nữ khi mang thai chia sẻ, họ cảm thấy không minh mẫn và sắc sảo như thường lệ, dễ dàng nhận thấy sự suy giảm về trí nhớ. Bà bầu có thể quên các cuộc hẹn, quên mua những gì khi vừa bước vào cửa hàng, để quên ví tiền, không nhớ đã tắt bếp hay chưa và có thể quên luôn cả số điện thoại của chính mình.
Nguyên nhân gây đãng trí ở bà bầu
Hội chứng “não cá vàng” khi mang thai là do tăng hàm lượng hoóc – môn. Các chuyên gia cho biết trong khi mang thai, não bộ duy trì hơn 15 đến 40 lần progesterone và estrogen so với bình thường. Các kích thích tố này ảnh hưởng đến tất cả các loại tế bào thần kinh trong não. Khi mẹ sinh, cơ thể cần sản sinh một lượng lớn oxytocin để làm tử cung co lại và kích thích tiết ra sữa. Hoóc-môn này ảnh hưởng đến các mạch não.
Bà bầu ngủ không đủ giấc cũng là một nguyên nhân gây nên chứng “đãng trí” khi mang bầu (Ảnh minh họa)
Bên cạnh đó việc thiếu ngủ (đặc biệt phổ biến tháng đầu và bầu tháng cuối hay quên) cũng là nguyên nhân gây nên chứng hay quên của bà bầu. Vì thực tế là bà bầu liên tục bị cạn kiệt năng lượng mà não cần tập trung. Hơn nữa, tất cả những thay đổi lớn và thú vị đang diễn ra trong cuộc sống cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng tập trung của bà bầu.
Ngoài ra, khi mang bầu phụ nữ thường dành rất nhiều thời gian suy nghĩ về những thay đổi khi có con và việc chăm sóc trẻ sơ sinh, kết quả là bộ nhớ ngắn hạn bị ảnh hưởng.
Giải pháp khắc phục tình trạng hay quên ở bà bầu
Để khắc phục tình trạng “não cá vàng” khi mang thai bà bầu có thể thực hiện các biện pháp sau:
Video đang HOT
Ngủ nhiều hơn
Giấc ngủ rất quan trọng đối với sức khỏe của mẹ và bé. Hầu hết các bà mẹ trẻ cần ngủ đủ giấc và ngủ sâu hơn, nếu trong suốt một tuần mẹ bầu ngủ đủ giấc, đảm bảo chứng hay quên sẽ biến mất.
Ghi chép lại những việc cần làm
Nếu các mẹ cần phải nhớ một cái gì đó như đồ tạp hóa phải mua, thực hiện những cuộc điện thoại, các câu hỏi, uống vitamin trước khi sinh,…thì hãy ghi chép lại lưu ý lớn vào một nơi rõ ràng. Hoặc bạn cũng có thế sử dụng lời nhắc trên điện thoại để tránh quên việc mình định làm.
Ăn nhiều thực phẩm có choline
Các thực phẩm giàu choline tốt cho sự phát triển trí não của mẹ và bé (Ảnh minh họa)
Các thực phẩm giàu choline như: trứng, thịt gà, thịt bò, cá hồi, bông cải xanh và các loại đậu,…Khoáng chất này rất cần thiết cho sự phát triển trí não được gọi là acetylcholine. Các nhà nghiên cứu tin rằng ăn nhiều thực phẩm giàu choline khi mang thai có thể giúp tăng cường trí não cho cả mẹ và bé.
Điều chỉnh thói quen sinh hoạt
Trong thời gian mang bầu, duy trì thói quen sinh hoạt tốt và giữ tâm trạng vui vẻ đều có thể giúp ích để giữ trí nhớ tốt. Nếu giữ được thói quen làm những việc có thể làm được trong thời gian mang bầu để động não, động tay, vận động hay việc yêu thích, hứng thú để nâng cao tinh thần và giữ tâm trạng tốt, đưa hết mọi điều buồn bực tích tụ trong lòng ra ngoài.
Tụt núm vú: Nguyên nhân và cách khắc phục
Tụt núm vú là hiện tượng một phần hay toàn bộ núm vú bị tụt vào trong làm ảnh hưởng tới chức năng và hình thái thẩm mỹ của khối cấu trúc quầng núm vú.
Tỷ lệ mắc bệnh tương đối cao trong cộng đồng (2- 10% phụ nữ). Bệnh có thể xuất hiện bẩm sinh hay xuất hiện trong quá trình cơ thể phát triển. Một số mắc phải sau sinh.
1. Nguyên nhân tụt núm vú
Nguyên nhân tụt núm vú chủ yếu do sự ngắn của các ống tuyến sữa, thiểu sản và thiếu hụt các tổ chức liên kết tuyến vú; một số là do sự teo các tổ chức tuyến vú và tổ chức liên kết tuyến vú sau sinh. Tuy nhiên cũng không loại trừ các trường hợp viêm nhiễm, khối u tuyến vú gây co kéo làm ngắn các ống tuyến vú. Do vậy, với các trường hợp tụt núm vú cần được khám loại trừ các trường hợp bị viêm nhiễm, u tuyến vú trước khi xử trí ... Tụt núm vú biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau. Sự hiểu biết nguyên nhân và mức độ bệnh là cơ sở cho các bác sĩ lựa chọn phương pháp xử trí
Mức độ I: Núm vú tụt nhưng có thể được kéo ra một cách dễ dàng và duy trì được khả năng nhô ra mà không cần kéo liên tục. Bạn cũng có thể chỉ cần kích thích nhẹ nhàng vùng quầng vú hay véo nhẹ vùng niêm mạc quầng vú này cũng có thể làm núm vú nhô ra. Trong trường hợp này thường không có sự thiếu hụt mô tuyến, không có viêm, hay u xơ tuyến vú... Để khắc phục tình trạng tụt núm vú mức độ này có thể bạn chỉ cần kích thích, kéo núm vú ra thường xuyên, liên tục, cho con bú hay dùng dụng cụ hút sữa kéo núm vú ra. Phẫu thuật chỉ đặt ra khi các phương pháp trên không hiệu quả.
Mức độ II: Núm vú vẫn có thể kéo được ra (không dễ dàng như so với mức độ I), nhưng ngay sau khi kéo ra, núm vú có xu hướng tụt trở lại như cũ. Trong trường hợp này để kéo núm vú ra ngoài bắt buộc phải nhờ đến phẫu thuật. Những can thiệp tối thiểu được tiến hành mà không hề ảnh hưởng tới khả năng tiết sữa sau này.
Mức độ III: Núm vú tụt hẳn vào trong và rất khó khăn hay không thể kéo ra ngoài được. Thường gặp do ngắn tuyến sữa, thiểu sản, thiếu hụt tổ chức mô liên kết tuyến hay do viên nhiễm, u xơ tuyến vú. Trong trường hợp này bắt buộc phải sử dụng phẫu thuật để kéo núm vú ra ngoài. Tùy mức độ, tính chất mô tuyến vú bên dưới mà có mức độ can thiệp khác nhau. Việc can thiệp sẽ ảnh hưởng ít nhiều, có khi mất hoàn toàn khả năng tiết sữa sau này.
2. Cách khắc phục
Tự thực hiện một vài động tác
- Trước khi đi ngủ hoặc sau khi tắm, dùng một tay nâng vú lên, tay kia dùng ba đầu ngón tay cái, trỏ và giữa túm vào phần quầng vú, kéo núm vú ra ngoài, đồng thời nhẹ nhàng hướng núm vú kéo lên trên, xuống dưới, sang phải, sang trái trong vài phút, sau khi kéo núm vú ra cũng có thể nhẹ nhàng dùng ngón tay vê tròn, sau đó dùng rượu 70% lau, mỗi ngày 2 - 3 lần, mỗi lần 15 - 20 phút, khi da săn chắc rồi thì núm vú sẽ không tụt vào trong nữa.
- Hiện nay người ta có bán một số dụng cụ như máy hút núm vú, có thể dùng máy hút núm vú để hút núm vú ra, sau đó dùng đầu ngón tay cái, ngón trỏ và ngón giữa kéo ra, tiến hành matxa và lau đầu vú như trên.
- Nếu đầu vú bị ẩn sâu vào bên trong có thể dùng cốc rượu nhỏ làm ống giác hút ra, mỗi lần khoảng 20 phút, sau đó lấy ra, mỗi ngày 2 lần.
Kinh nghiệm của các bà các mẹ là trong trường hợp núm vú chỉ tụt ở mức độ nhẹ thì khi mang thai đến tháng thứ 7 trở đi, mỗi ngày khi đi tắm, rửa sạch 2 đầu vú bằng nước lạnh, và kéo nhẹ dần núm vú cũng có thể làm cho núm vú không còn bị tụt nữa, nhưng tuyệt đối không được vê hay kích thích mạnh núm vú vì như thế có thể gây đẻ non.
Các phương pháp điều trị.
Phương pháp phẫu thuật
- Phẫu thuật kéo núm vú tụt là một thủ thuật nhỏ (tiểu phẫu), khi tiến hành chỉ cần gây tê tại chỗ. Do vậy, thủ thuật này có thể được tiến hành ở bệnh viện hay các phòng khám. Hiệu quả của phẫu thuật cũng thường cao và bền vững hơn các phương pháp khác. Điều quan trọng nhất khi khắc phục tình trạng tụt núm vú vào trong bằng phẫu thuật là khả năng đánh giá mức độ tụt núm vú để lựa chọn phương pháp và mức độ can thiệp nhằm đạt hiệu quả tối đa mà tổn thương mô tuyến vú tối thiểu.
Phương pháp sỏ khuyên
- Là phương pháp dùng khuyên xuyên ngang núm vú , nhằm mục đích cố định, không cho tổ chức tuyến kéo núm vú vào trong. Đây là một phương pháp đơn giản, ít tốn kém. Tuy nhiên, phương pháp này có nguy cơ nhiễm trùng cao nếu bạn chăm sóc vết thương và khuyên núm vú không tốt. Thông thường chỉ áp dụng cho các trường hợp tụt núm vú nhẹ (mức độ II) và bạn phải đeo khuyên núm vú 4- 6 tháng. Kết quả cũng hạn chế.
Một số biến chứng có thể xảy ra khi phẫu thuật:
Khi giải quyết tình trạng tụt núm vú bằng phương pháp phẫu thuật và sỏ khuyên có thể gặp một số biến chứng sau:
- Biến chứng nguy hiểm nhất là thiểu dưỡng núm vú sau phẫu thuật gây hoại tử núm. Nguyên nhân của biến chứng này là do sự can thiệp rộng, thô bạo vào các tổ chức mô nuôi dưỡng núm vú, hay do khâu cố định núm vú quá chặt, thắt các nguồn nuôi dưỡng tới phần núm vú. Biến chứng này thường chỉ xảy ra với các trường hợp núm tụt độ III.
- Các biến chứng khác: Núm tụt trở lại; Nhiễm trùng; Chảy máu; Tổn thương mô tuyến; Sẹo xấu. Núm vú 2 bên không cân đối. Giảm khả năng tiết sữa. Rối loạn tạm thời cảm giác núm vú: tê, hay không cảm giác. Để được điều trị hiệu quả, an toàn bạn nên liên hệ tới các cơ sở có trình độ chuyên môn về vấn đề này nhằm hạn chế tối đa các biến chứng có thể xảy ra.
Theo Duocanbinh.vn
Nguyên nhân và cách phòng tránh sảy thai Sinh con là chức năng của người phụ nữ, tuy nhiên khi mang thai không phải bất cứ người phụ nữ nào cũng được khỏe mạnh. Sảy thai là nỗi lo lớn nhất của các mẹ trong những tháng đầu mang thai. Vì vậy các mẹ cần chú ý đến những dấu hiệu sảy thai sớm để được các bác sĩ chuyên khoa...