Nguyên nhân gây bệnh viêm nhiễm phụ khoa và cách phòng bệnh
Viêm nhiễm phụ khoa là bệnh rất phổ biến ở hầu hết các chị em phụ nữ. Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh viêm nhiễm phụ khoa và cách phòng bệnh
Viêm nhiễm phụ khoa là bệnh rất phổ biến ở hầu hết các chị em phụ nữ. Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh viêm nhiễm phụ khoa và cách phòng bệnh
Nguyên nhân gây bệnh viêm nhiễm phụ khoa
- Tinh thần căng thẳng, stress kéo dài, sức đề kháng kém.
- Mất cân bằng nội tiết tố như: mang thai, mãn kinh, tiền mãn kinh hay chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc viêm nhiễm vùng kín.
- Tiến hành các thủ thuật phụ khoa không an toàn: nạo phá thai, đặt vòng tránh thai,…
- Độ pH ở vùng kín>4,5 khiến cho vi khuẩn có hại phát triển mạnh hơn vi khuẩn có lợi gây bệnh viêm nhiễm.
- Mặc quần lót chật, làm bằng chất liệu không thông thoáng, quần lót ẩm ướt, khi giặt không được phơi ở nơi có nhiều ánh nắng, giặt chung áo quần với người bị viêm nhiễm là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn trú ngụ gây bệnh.
- Tắm cùng hồ bơi với người bị bệnh viêm nhiễm phụ khoa nên bị lây bệnh.
- Dùng xà bông và các chất tẩy rửa mạnh để vệ sinh vùng kín, thụt rửa vùng kín khiến vùng kín bị tổn thương và viêm nhiễm.
Video đang HOT
- Vệ sinh vùng kín kém, không rửa vùng kín trước và sau khi quan hệ, trong kì kinh nguyệt, sử dụng băng vệ sinh kém chất lượng, không chịu thay băng thường xuyên, nước rửa vùng kín không đảm bảo sạch.
Cách phòng bệnh viêm nhiễm phụ khoa
Với những nguyên nhân gây bệnh nêu trên chúng ta có thể nhận thấy bệnh viêm nhiễm phụ khoa rất dễ bị mắc phải nếu bạn không cẩn thận trong sinh hoạt hàng ngày. Để đề phòng căn bệnh phổ biến này bạn cần phải:
- Ăn uống đủ chất để tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng chống lại mầm bệnh lây nhiễm. Có thể bổ sung thêm các viên uống chức năng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
- Tắm rửa cơ thể sạch sẽ mỗi ngày, vệ sinh vùng kín thường xuyên đặc biệt là trong chu kỳ kinh nguyệt và sau mỗi lần đi vệ sinh, không thụt rửa âm đạo khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
- Sử dụng dung dịch vệ sinh chuyên dùng, dịu nhẹ nhằm duy trì độ pH vùng kín ở ngưỡng an toàn từ 3,8-4,5 để các vi khuẩn có hại không có điều kiện phát triển mạnh và chung sống hòa bình với các vi khuẩn có lợi.
- Không dùng xà bông và các chất tẩy rửa mạnh để vệ sinh vùng kín.
- Không mặc quần lót và áo quần quá chật, hạn chế tối đa quần lót ẩm ướt. Đối với áo quần lót tốt nhất bạn nên giặt riêng để tránh không bị lây nhiễm bệnh từ người khác nhé.
- Lựa chọn vải quần lót từ chất liệu cotton 100% và thay thường xuyên trong ngày;
- Đặc biệt trong chu kỳ kinh nguyệt, phải thay băng vệ sinh thường xuyên, ít nhất là 4 tiếng một lần và phải sử dụng băng vệ sinh đạt chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng;
- Dọn dẹp nhà tắm và nhà vệ sinh sạch sẽ để tránh bị lây nhiễm từ môi trường này;
- Vệ sinh sạch sẽ cho cả hai người trước và sau khi quan hệ tình dục;
- Không nên tắm rửa, bơi ở những nơi có nguồn nước không đảm bảo vệ sinh;
- Luôn giữ vùng kín khô ráo, sạch sẽ và phải đi khám bác sĩ ngay khi có dấu hiệu bất thường như ngứa, rát, có mùi hôi,… để kịp thời chữa trị.
- Định kỳ 3 tháng bạn nên đi khám phụ khoa một lần để kịp thời phát hiện những dấu hiệu của mầm bệnh và chữa trị tận gốc ngay sau đó.
Chúc chị em sức khỏe.
Theo: Gioitinh
Vệ sinh "vùng kín" ở nam giới rất quan trọng trong việc gìn giữ "bản lĩnh"
Vệ sinh "vùng kín" ở nam giới rất quan trọng trong việc gìn giữ "bản lĩnh" của quý ông tuy nhiên, phần lớn nam giới vẫn chưa vệ sinh đúng cách.
Chúng tôi đã có buổi trao đổi với TS. Lê Vương Văn Vệ - Giám đốc Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội:
Trong trường hợp nào thì quý ông dễ mắc bệnh "vùng kín", thưa ông?
Bộ phận sinh dục ngoài gồm: "túi hạt" và "cậu nhỏ": Vệ sinh "túi hạt" không có gì là khó khăn cả, chỉ tắm rửa bằng xà phòng thông thường là đủ. Sau đó dùng khăn sạch lau khô trước khi mặc quần chíp. Nhưng vệ sinh "cậu nhỏ" - đặc biệt chú ý đến vùng "nón" và bao "nón". Khi tắm rửa hoặc vệ sinh hằng ngày rất dễ, chỉ cần lộn hết da "vùng nón" khi tắm rửa là đủ. Nhưng khi quí ông bị hẹp bao "nón" (Phymosis) hay vòng thắt " vùng nón" (Circumstation) hay da qui đầu quá dài, lúc nào cũng trùm kín đầu "cậu nhỏ" có thể gây các bệnh.
Thứ nhất là viêm nhiễm: Đáng sợ nhất là những bệnh lây qua đường tình dục: Lậu, Giang mai, loét hạ cam, nấm, chlamidia... Thứ hai là ung thư "cậu nhỏ". Tuy nhiên, ngay cả những người không bị hẹp bao "vùng nón", khoẻ mạnh hoàn toàn, có "cậu nhỏ" phát triển bình thường nhưng vệ sinh "của quý" không cẩn thận và quá trình này kéo dài sẽ bị nhiễm khuẩn và ung thư "cậu nhỏ" sẽ là điều khó tránh khỏi. Trong khi đó, nguyên nhân gây bệnh có thể là do vệ sinh không sạch khiến các chất cặn bã bám bên trong "nón" "cậu nhỏ". Vì vậy, việc giữ gìn vệ sinh "vùng kín" của quý ông là yếu tố có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác phòng ngừa bệnh tật liên quan đến nam khoa.
Với những căn bệnh do vệ sinh không đúng cách, những bệnh nào thuộc diện nguy hiểm? Hậu quả cuối cùng của những căn bệnh đó là gì, thưa ông?
Nguy hiểm nhất là bệnh lậu, giang mai, loét hạ cam, hột xoài, u hạt bẹn, nấm, chlamidia... Những bệnh này rất dễ lây sang bạn tình qua đường giao hợp. Về hậu quả thì ở mỗi bệnh thì có những hậu quả và phiền lụy khác nhau.
Bệnh lậu là bệnh lây truyền qua đường tình dục, cấp tính hay mạn tính, do song cầu trùng gây nên, có tên khoa học là Neisseria Gonorrhoeae. Niệu đạo của nam giới tương đối dài hơn nữ giới, vì vậy bệnh lậu ở nam giới biểu hiện rầm rộ hơn. Sau khi lậu cầu xâm nhập vào cơ thể thông qua niệu đạo, đưa đến phản ứng viêm tại chỗ, kéo theo bạch cầu đa nhiễm đến để thực bào, từ đó trở thành tổ chức hoại tử trong quá trình viêm. Vi khuẩn đi đến đâu gây viêm đến đó gây viêm tiền liệt tuyến, viêm túi tinh, viêm tinh hoàn.
Bệnh giang mai do một loại vi khuẩn hình xoắn như lò xo gọi là xoắn khuẩn giang mai gây nên. Bệnh lây chủ yếu qua quan hệ tình dục và bệnh tích ban đầu (vết loét giang mai) cũng chủ yếu tại đây. Nếu không được điều trị thì các giai đoạn sau của giang mai bệnh sẽ lan ra toàn thân và trong các phủ tạng; Bệnh loét hạ cam là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính lây truyền qua đường tình dục gây loét ở bộ phận sinh dục. Bệnh hạ cam bắt đầu bằng một mụn mủ ở bộ phận sinh dục, sau khi quan hệ với người bị bệnh từ 1 đến 3 ngày. Sau đó, mụn biến thành vết loét sâu, hình tròn hoặc bầu dục, kích thước không đều, bờ nham nhở. Với nam giới, vết loét hạ cam thường thấy ở bao quy đầu, rãnh quy đầu, thân dương vật.
Có nhiều bệnh nhân đến khám bệnh "vùng kín" do thiếu hiểu biết về giữ vệ sinh không thưa ông?
Hầu hết các bệnh viêm nhiễm, nấm, ngứa, bệnh lây truyền qua đường tình dục thường có căn nguyên là vệ sinh không đúng cách hoặc giao hợp không được bảo vệ. Viêm nhiễm gây tắc đường dẫn tinh, đặc biệt mào tinh, viêm teo "túi hạt"... gây vô sinh thứ phát. Thường là không "tinh binh" do đường dẫn bị tắc là biến chứng nguy hiểm, gây hậu quả lâu dài. Trong thực hành hàng ngày, bệnh viện chúng tôi điều trị rất nhiều đối tượng bị bệnh lây qua đường tình dục do vệ sinh giao hợp không đúng cách, "yêu" không an toàn... không chỉ mang gây bệnh cho mình, mà còn lây sang người vợ...
Những người vô sinh do hậu quả của viêm nhiễm đường sinh dục, viêm teo "túi hạt", không có "tinh binh" do tắc đường dẫn tinh. Trong khi đó, đa số bệnh nhân đều đoán mình bị viêm nhiễm hoặc mắc bệnh hoa liễu chứ không nghĩ đến ung thư. Thực tế, biểu hiện ban đầu của ung thư "cậu nhỏ" cũng là những vết sùi loét... như các bệnh hoa liễu. Nếu bị bệnh hoa liễu, chỉ cần điều trị kháng sinh là bệnh sẽ đỡ hoặc khỏi. Còn nếu bệnh không khỏi hoặc tái phát nặng hơn thì phải nghĩ ngay tới ung thư và đi khám chuyên khoa.
Theo Danong
Các bạn nam liệu đã vệ sinh "vùng kín" đúng cách? Bộ phận sinh dục nam có cấu tạo đơn giản hơn nữ, việc vệ sinh không phức tạp nên ít khả năng bị nhiễm khuẩn hơn. Cách vệ sinh "vùng kín" dành cho nam giới Để giữ cho "vùng kín" luôn sạch sẽ, tránh bị viêm nhiễm nấm ngứa, các bạn nam nên tuân thủ các quy tắc vệ sinh sau: - Tắm...