Nguyên nhân điều hòa ôtô có mùi hôi và cách khắc phục
Hệ thống điều hoà ôtô hoạt động theo nguyên lý hút gió từ bên ngoài, sau đó được xử lý bằng tấm lọc rồi qua đường ống dẫn gió thổi vào xe.
Tuy nhiên, không khí bên ngoài bao gồm nhiều vi khuẩn, nấm móc, bụi bẩn nên theo thời gian sẽ làm cho hệ thống điều hoà và cabin xe có mùi khó chịu.
Thói quen hút thuốc trong xe sẽ khiến mùi hôi trong xe trở nên tệ hại. Ảnh ST.
Nguyên nhân khiến điều hòa ô tô có mùi hôi
Do xe mới mua: Những chiếc xe mới mua thường có mùi da, mùi nhựa, mùi nỉ, mùi caosu, nilon bọc ghế, do đó sẽ tạo ra hỗn hợp mùi rất khó chịu, thậm chí còn khiến chủ xe cảm thấy đau đầu. Sau vài tháng sử dụng, các mùi này sẽ dần biến mất .
Do khoang động cơ: Do cần có nhiều không khí bên ngoài để làm mát nên khoang động cơ thường được cấu tạo thông thoáng. Điều này khiến các chất bụi bặm, dầu mỡ dư thừa có cơ hội gặp độ ẩm và tạo ra mùi hôi đặc trưng. Hơn nữa, bộ phận hút gió điều hoà được đặt gần khoang máy nên dễ dàng cuốn theo mùi dầu mỡ vào trong xe.
Do thói quen thường ngày: Nhiều bác tài thường có thói quen hút thuốc trong xe. Bên cạnh đó, do đặc tính của khói thuốc lá bám mùi rất lâu nên sẽ bám vào ghế, trần xe, quạt gió và gây ra mùi hôi khét rất khó ngửi. Ngoài ra, thói quen ăn uống trong xe ôtô cũng góp phần lưu lại mùi gia vị nồng nặc.
Những chiếc xe mới mua thường có mùi da rất khó chịu. Ảnh ST.
Cách khắc phục mùi hôi
Nếu mùi hôi mới xuất hiện, bạn có thể sử dụng các loại xịt diệt khuẩn được bán ở siêu thị để khử mùi hôi điều hòa. Lưu ý, thành phần của các loại dung dịch xịt diệt khuẩn thường được làm bằng hoá chất.
Do vậy, sau khi xịt bên trong xe thì bạn nên đóng kín cửa và đứng bên ngoài khoảng 20 phút. Sau đó, tiếp tục mở hết các cánh cửa và phơi nắng xe khoảng 30 phút để nội thất được thoát ra những mùi hôi độc hại.
Video đang HOT
Thường xuyên lau chùi nội thất sẽ hạn chế được mùi hôi bám trong xe. Ảnh ST.
Nếu mùi hôi đã có từ lâu, lúc này bạn không thể sử dụng các loại xịt khuẩn hay xịt mùi thông thường được nữa. Bởi càng sử dụng xịt khử mùi, bạn sẽ khiến cho mùi hôi trở nên tệ hại hơn. Do đó, cách khử mùi hiệu quả nhất chính là tháo dàn lạnh ra, sử dụng máy phun xịt áp lực cao và nước sạch để tẩy rửa tấm lọc gió và các chi tiết trong hệ thống điều hòa.
Có như vậy, bạn mới loại bỏ được bụi bẩn, nấm móc tích tụ lâu ngày được. Sau khi đã vệ sinh xong lớp bám bụi, bạn chỉ cần phơi nắng các bộ phận của điều hoà trong khoảng 1-2 tiếng sẽ giúp cho máy lạnh biến mất mùi lạ.
Lưu ý, việc tháo các linh kiện trong điều hoà ôtô để vệ sinh đòi phải có trình độ tay nghề cao, vì vậy bạn nên đưa xe tới những trung tâm điện lạnh uy tín nhằm đảm bảo về an toàn máy móc. Tránh việc tự ý tháo lắp lốc lạnh có thể gây các hỏng hóc các chi tiết máy khác.
Việc tháo lốc lạnh điều hoà không đúng cách có thể làm hỏng các thiết bị khác. Ảnh ST.
Xử lý theo cách đơn giản và tiết kiệm nhất, bạn cần mở toang các cánh cửa xe ra, đồng thời dùng khăn sạch ngâm ẩm ướt xả vải để lau dọn nội thất xe nhiều lần nhằm loại bỏ mùi hôi hết mức có thể. Tiếp theo, bạn phơi xe ngoài trời khoảng 30-60 phút để tia nắng tiêu diệt ẩm mốc, vi khuẩn trong xe. Không chỉ vậy, ánh nắng còn loại bỏ những mùi hôi đeo bám dai dẳng trong quạt gió điều hoà.
Những hư hỏng ôtô thường gặp mùa nắng nóng và cách khắc phục
Thời tiết nắng nóng kéo dài khiến nhiều bộ phận trên ôtô nhanh xuống cấp, dễ hỏng hóc hơn. Do đó, người dùng cần lưu ý để phòng tránh và xử lý kịp thời.
Với khí hậu Việt Nam, thời tiết nắng nóng kéo dài trong mùa hè không chỉ ảnh hưởng đến hiệu năng vận hành của ôtô mà còn trực tiếp khiến nhiều bộ phận trên xe nhanh xuống cấp.
Ví dụ, khi nhiệt độ ngoài trời ở ngưỡng xấp xỉ 40 độ C, nhiệt độ bên trong ôtô có thể lên tới hơn 70 độ nếu xe không bật điều hòa và đỗ dưới nắng từ 30-40 phút, gây hại đến người dùng và các chi tiết như nội thất, gioăng cao su cánh cửa, hay những linh kiện điện.
Vì vậy, chủ xe cần lưu ý để phòng tránh và xử lý kịp thời, giúp ôtô luôn vận hành bền bỉ và trơn tru nhất trong mùa nắng nóng.
Lốp xe
Lốp xe là bộ phận phải tiếp xúc trực tiếp với mặt đường, nơi thường có nhiệt độ cao trong những ngày nắng nóng. Khi xe chạy đường dài, lốp xe liên tục chịu nhiệt cao và ma sát sẽ làm không khí trong lốp nóng lên và tăng áp suất lốp.
Lốp xe dễ xuống cấp và hư hỏng hơn vào mùa hè.
Áp suất lốp tăng cao có thể dẫn đến nổ lốp hoặc chênh lệch áp suất giữa các lốp xe. Khi tình trạng lệch áp suất xảy ra, xe có khả năng bị thiếu độ bám khi vào cua, gây mất lái hay lật xe.
Người dùng nên thường xuyên kiểm tra độ mòn và áp suất của lốp, đặc biệt là sau khi xe đi được khoảng 45.000 km hoặc 6-8 năm từ ngày sản xuất in trên lốp. Bên cạnh đó, tránh bơm lốp quá căng vào mùa nắng nóng.
Điều hòa
Điều hòa là một trong những bộ phận được sử dụng nhiều với công suất cao nhất khi thời tiết chuyển nắng nóng. Do vậy, điều hòa dễ bị quá tải và hỏng hóc vào mùa hè, nhất là trên các mẫu xe cũ.
Điều hòa là một trong những bộ phận được sử dụng nhiều nhất vào mùa nóng.
Chủ xe cần chú ý đến tình trạng của điều hòa, thông qua những cách như theo dõi thời gian làm mát, mùi trong xe hay chênh lệch nhiệt độ trong và ngoài xe sau khi bật điều hòa. Khi xe nổ máy và chạy được khoảng 20-30 phút, nếu nhiệt độ bên trong thấp hơn ngoài trên dưới 10 độ C thì điều hòa đang hoạt động ổn định.
Các chi tiết của hệ thống điều hòa cần được bảo dưỡng và kiểm tra thường xuyên bao gồm gas lạnh, lọc gió, quạt gió, giàn nóng/lạnh và dầu bôi trơn máy nén. Bên cạnh đó, người dùng cũng nên tránh bật điều hòa hết công suất khi mới lên xe, đồng thời chuyển giữa chế độ lấy gió trong và gió ngoài để điều hòa không phải liên tục chạy ở mức tối đa.
Nội thất
Các bộ phận của nội thất là những chi tiết chịu ảnh hưởng mạnh trong thời tiết nắng nóng, đặc biệt khi đỗ xe với thời gian dài ngoài trời. Nhiệt độ trong xe tăng lên trên 60 độ C sẽ khiến những vật liệu như da, cao su hay nhựa nhanh chóng xuống cấp.
Nhiệt độ trong xe tăng quá cao sẽ khiến nhiều chi tiết nội thất bị ảnh hưởng.
Ngoài ra, những vật dụng để lại trong xe như bật lửa, pin hay thiết bị điện tử cũng tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ nếu tiếp xúc trực tiếp với nắng nóng trong thời gian dài. Bên cạnh đó, nhiệt độ quá cao có thể khiến hành khách bị sốc nhiệt khi mới bước lên xe, nhất là người già và trẻ nhỏ.
Do đó, người dùng nên tránh để xe phơi nắng lâu ngoài trời. Nếu buộc phải đỗ xe dưới nắng, cần có các biện pháp che chắn như dán phim cách nhiệt, phủ bạt, dùng ô (dù) che nắng cho ôtô, không để các vật dụng dễ cháy nổ trong xe.
Ắc quy
Những xe sử dụng ắc quy nước thường có nguy cơ gặp trục trặc cao hơn vào mùa nóng. Nhiệt độ cao khiến chất lỏng bay hơi, dẫn tới thay đổi nồng độ dung dịch bên trong, làm ắc quy giảm tuổi thọ hoặc hỏng hóc.
Người dùng cần thường xuyên theo dõi mức dung dịch của ắc quy để kịp thời đổ thêm khi lượng dung dịch xuống thấp. Song song đó, việc kiểm tra dây ắc quy, vệ sinh các đầu cực cũng rất cần thiết. Các nhà sản xuất khuyến cáo ắc quy nên được thay mới sau khoảng 2-3 năm, tùy theo điều kiện sử dụng.
Các loại dung dịch như dầu và nước làm mát
Tương tự ắc quy, các loại dung dịch còn lại trên ôtô đều nhanh bị hao hụt hơn vào mùa hè do nhiệt độ cao gây ra hiện tượng bay hơi. Vì vậy, người dùng cần lưu tâm và thường xuyên kiểm tra dầu nhớt, dầu hộp số, dầu tay lái, dầu phanh hay nước làm mát.
Việc kiểm tra và thay thế những loại dung dịch nói trên nên được thực hiện định kỳ tại các đại lý của hãng hay xưởng dịch vụ chuyên nghiệp để bảo đảm xe luôn vận hành tốt nhất.
Ô tô xuất hiện khói trắng, nguyên nhân và cách khắc phục? Nếu ô tô xả khói trắng vào thời điểm mùa đông hoặc khi xe vừa mới mua thì có thể yên tâm sử dụng. Những thời điểm khác thì không được chủ quan. Hiện tượng ô tô xả khói màu trằng khi thời tiết lạnh là rất dễ gặp Hiện tượng ô tô xả khói trắng khi mới mua xe và vào mùa...