Nguyên nhân dẫn đến ung thư tế bào gan
Hỏi: Ông xã tôi vừa phát hiện bị ung thư tế bào gan. Gia đình hiện rất hoang mang. Mong BS tư vấn giúp nguyên nhân dẫn đến bệnh này. Làm sao để phát hiện bệnh?
Trần Thị Lý (Hóc Môn)
Trả lời:
Ung thư tế bào gan chiếm đa số (80-90%) trong các loại ung thư gan (UTG). Trong khi đó, UTG lại là UT thường gặp nhất ở đàn ông, gần tương đương với UT phổi. Ở nữ giới, tỷ lệ UTG cũng chỉ đứng sau UT vú và UT cổ tử cung. Mỗi năm, khoảng nửa triệu ca UTG mới được phát hiện trên toàn cầu.
Video đang HOT
Bệnh ung thư tế bào gan
Viêm gan mạn tính do nhiễm virus B (HBV), virus C (HCV) được xem là nguyên nhân chính gây xơ gan, dẫn đến ung thư tế bào gan. Nguyên nhân khác gồm: nghiện rượu, độc tố aflatoxin từ các loại nấm mốc của đậu, ngô, nhiễm sắc tố sắt mô…
Ung thư tế bào gan hầu như không có triệu chứng gì đặc biệt ở giai đoạn sớm. Bệnh nhân có thể cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, đầy tức bụng, sụt cân không rõ nguyên nhân, đau nhẹ vùng bụng trên bên phải… Đến khi sờ được khối u ở bụng, báng bụng, vàng da… thì bệnh đã ở giai đoạn trễ, không còn khả năng điều trị. Do đó, tầm soát, phát hiện bệnh sớm là vấn đề hết sức quan trọng. Khám lâm sàng thường không phát hiện triệu chứng gì, ngoại trừ ở giai đoạn quá trễ. Hiện nay, chẩn đoán ung thư tế bào gan chủ yếu dựa vào cận lâm sàng như:
- Xét nghiệm AFP.
- Siêu âm: là phương pháp chẩn đoán thông dụng, thường được sử dụng trước tiên như là phương tiện tầm soát ung thư tế bào gan.
- Chụp cắt lớp điện toán và cộng hưởng từ: là hai phương tiện chẩn đoán tiếp theo, cho thấy hình ảnh tương đối đặc hiệu của ung thư tế bào gan.
Nếu vẫn chưa có được chẩn đoán cụ thể, sẽ được chỉ định làm thêm sinh thiết gan.
Theo SKDS
Đang dùng thuốc chữa lao có được uống rượu bổ?
Tôi đã điều trị lao tại bệnh viện và hiện vẫn đang dùng thuốc theo phác đồ điều trị ngoại trú. Con rể tôi biếu một chai rượu bổ ngâm thuốc Đông y, nghe nói quý, hiếm và có tác dụng tăng sức. Đề nghị quý báo cho biết tôi đang chữa lao có uống được rượu bổ?
Ông đang dùng thuốc điều trị lao, dù ngoại trú cũng không nên uống rượu bởi chúng tăng hại cho gan. Rượu tấn công ngay vào trung tâm khử độc này. Rượu sau khi uống chỉ có 5% được thải trừ nguyên dạng trong nước tiểu, mồ hôi, nước bọt, hơi thở và sữa. Còn đến 90-95% rượu được chuyển hóa tại gan qua nhiều giai đoạn để chuyển ethanol thành acetaldehyd (một chất rất độc), rồi sau đó chuyển thành carbonic (CO2) và nước để loại ra khỏi cơ thể.
Với thuốc, hầu hết các thuốc vào cơ thể đều phải qua gan khử độc, đặc biệt là thuốc trị lao thường có độc tính cao. Rượu ức chế chuyển hóa thuốc qua gan làm tăng độc tính của thuốc chống lao. Như isoniazid (biệt dược là rimifon, INH, fimazid...) và các dẫn chất của nó. Isoniazid độc với gan đặc biệt là 3 tháng đầu điều trị, nhất là phải phối hợp với rifampicin (một thuốc chữa lao thường được dùng phối hợp). Độc của isoniazid là hủy hoại tế bào gan, còn rifampicin thì với tác dụng là một men cảm ứng làm tăng độc tính của isoniazid. Biểu hiện sớm nhất của tình trạng viêm gan do thuốc điều trị lao là người mệt mỏi rã rời, bải hoải chân tay, chán ăn, lợm giọng, buồn nôn...
Do vậy, bệnh nhân đang dùng thuốc điều trị lao mà lại vẫn uống rượu (dù là rượu bổ) thì chẳng khác nào giúp chúng "hợp đồng tác chiến" tăng thêm sức mạnh tấn công vào gan, hủy hoại tế bào gan. Đó còn chưa tính đến việc dùng phối hợp các thuốc Tây y với các thuốc bổ Đông y, người ta chưa thật sự hiểu rõ tính chất dược lý của thuốc Nam, thuốc Bắc (các thuốc ngâm bào chế rượu bổ) ra sao, tương tác có hại làm giảm hiệu quả điều trị lao như thế nào.
Qua những dẫn liệu nói trên, trong khi đang điều trị lao ông không nên uống rượu, cho dù rượu đó được coi là quý, hiếm và rất bổ. Bệnh lao nếu dùng thuốc đúng phác đồ điều trị, đúng thời gian quy định có thể khỏi hẳn bệnh.
Theo Sức khỏe đời sống
Có nên xoa bụng bà bầu? Nhiều người khi nhìn thấy cô bạn mình đang mang bầu thì cũng tò mò muốn có cảm giác được xoa bụng bà bầu, nhất là đối với những người chưa có con thì họ coi đó là một hành động chia sẻ và thể hiện tình yêu thương đối với em bé. Tuy nhiên điều này có thật sự làm hài lòng...