Nguyên nhân Bulgaria từ chối gửi vũ khí hạng nặng cho Ukraine
Mặc dù nhiều nước thành viên NATO đã gửi vũ khí cho Ukraine, nhưng thành viên Bulgaria vẫn từ chối đề nghị của Kiev.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại một cuộc gặp với Thủ tướng Bulgaria Kirill Petkov. Ảnh: UBN
Theo trang tin EURACTIV.bg (Bulgaria), Thủ tướng Bulgaria Kirill Petkov đã từ chối thẳng thừng yêu cầu của Ukraine về việc gửi vũ khí hạng nặng để ngăn chặn cuộc tấn công của Nga ở Donbass.
Trong một công hàm được gửi vào tuần trước, Đại sứ Ukraine tại Bulgaria Vitaly Moskalenko đã đề nghị Chính phủ Bulgaria cung cấp cho Kiev pháo, súng cối và tên lửa hạng nặng, cho rằng tình hình đã thay đổi kể từ khi Ukraine tuyên bố hồi đầu tháng 5 rằng họ không cần vũ khí của Bungaria.
Video đang HOT
“Tôi không nghĩ chúng ta nên nói về chủ đề này hai tuần một lần”, Thủ tướng Petkov nêu rõ sau yêu cầu chính thức mới của Ukraine đối với Bulgaria về thiết bị quân sự.
Ông Petkov cho biết Bulgaria đã “làm đủ” cho Ukraine bằng cách hỗ trợ người tị nạn và cung cấp viện trợ nhân đạo, đồng thời lưu ý rằng 80 xe tăng Ukraine sẽ được sửa chữa tại Bulgaria.
Một tháng trước, sau những căng thẳng nghiêm trọng trong liên minh cầm quyền, Quốc hội Bulgaria quyết định rằng nước này sẽ giúp Ukraine sửa chữa vũ khí, giao nhiệm vụ cho chính phủ cung cấp hỗ trợ quân sự-kỹ thuật cho Kiev, trong đó có việc sửa chữa xe tăng, nhưng không cho phép gửi vũ khí và đạn dược.
“Chúng tôi có quyết định của Quốc hội, và chúng tôi sẽ tuân theo quyết định của Quốc hội”, ông Petkov nhấn mạnh. Theo Thủ tướng Petkov, vấn đề cung cấp hỗ trợ quân sự cho Ukraine đã kết thúc.
“Quốc hội đã ra phán quyết rõ ràng, chính phủ đã được giao nhiệm vụ, và tôi không thấy lý do cần phải sửa đổi”, ông Petkov nói, kết luận rằng quân đội Bulgaria cũng cần các thiết bị mà Ukraine mong muốn.
NATO tăng cường khả năng tấn công của Ukraine ở Donbass
Trong khi phương Tây cáo buộc Nga chuẩn bị tấn công Ukraine, các nước NATO vẫn tiếp tục chuyển cho Kiev những vũ khí mà hầu hết trong số đó có thể coi là tấn công.
Theo hãng tin RIA Novosti ngày 8/2, Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken cho biết Nhà Trắng có kế hoạch tăng cường hỗ trợ quân sự cho Kiev.
"Chúng tôi tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Quốc hội, các đồng minh và đối tác của chúng tôi để tăng cường hỗ trợ đáng kể cho Ukraine nhằm giúp họ tự vệ", ông Blinken nói sau cuộc họp của Hội đồng Năng lượng Mỹ-EU.
Các nước phương Tây đang tăng cường năng lực quân sự cho Ukraine. Ảnh: AFP
Kể từ năm 2014, các nước NATO do Mỹ dẫn đầu đã cung cấp vũ khí và huấn luyện quân sự cho Ukraine, điều này vi phạm trực tiếp các thỏa thuận Minsk và ảnh hưởng tiêu cực đến việc ổn định ở Donbass. Ngoài Mỹ, Anh, Canada, Pháp, Ba Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Litva, Séc, Bulgaria, Romania, Estonia tham gia chuyển giao vũ khí với tổng trị giá hàng tỷ USD.
Washington đã gửi hệ thống tên lửa chống tăng Javelin (khoảng 1.200 tên lửa và 300 hệ thống phóng), tàu tuần tra, súng bắn tỉa và radar tới Kiev, trong khi Anh chuyển súng phóng lựu chống tăng NLAW và Thổ Nhĩ Kỳ gửi máy bay không người lái tấn công Bayraktar TB2 (đã được sử dụng ở Donbass). Ukraine và Anh đã ký một bản ghi nhớ quy định việc thiết kế và đóng tàu chiến chung trên lãnh thổ của hai nước và xây dựng hai căn cứ cho Hải quân Ukraine.
Ngoài ra, Ukraine đã nhận được các loại vũ khí và trang thiết bị quân sự khác. Báo Nezavisimaya Gazeta dẫn dữ liệu của Lầu Năm Góc cho biết, từ tháng 1 -2/2022, Ukraine đã nhận được hơn 650 tấn của lô hàng vũ khí nói trên. Mỹ cũng đã cung cấp súng bắn tỉa, đạn dược và các phương tiện liên lạc. Năm máy bay trực thăng chở hàng quân sự được sản xuất tại Nga (Mi-8MTB và Mi-17B5), ban đầu được chỉ định cho các lực lượng vũ trang của Afghanistan, cũng dự kiến sẽ được chuyển giao từ Mỹ. Trước đó, Mỹ đã cung cấp tàu tuần tra cho Hải quân Ukraine cũng như hệ thống tên lửa di động Stinger.
Theo đánh giá của các chuyên gia, lực lượng vũ trang Ukraine đã được thành lập tại Donbass với số lượng khoảng 120.000 quân, bao gồm không dưới 12 lữ đoàn cơ giới và bộ binh cũng như hai đơn vị tấn công độc lập. Nhà phân tích quân sự Vladlen Tatarsky cho rằng lực lượng quân sự Ukraine ở Donbass có thể tiến hành chiến dịch tấn công bất cứ lúc nào.
Nga áp đảo hỏa lực, Ukraine tung thêm lực lượng vào chiến trường Nga đang chiếm ưu thế ở mặt trận miền Đông Ukraine nhờ áp đảo về hỏa lực. Do vậy, Kiev đã tìm cách bổ sung lực lượng, đồng thời kêu gọi phương Tây cấp thêm vũ khí. Một máy bay Su-25 của Ukraine (Ảnh: Defense News). Xung đột giữa Nga và Ukraine hiện tập trung ở mặt trận Donbass, miền Đông Ukraine. Moscow...