Nguyên nhân bất ngờ khiến hàng tấn cá chết trắng suốt 4km ở bờ biển Hà Tĩnh
Liên quan đến vụ hàng tấn cá chết trắng dọc bờ biển Hà Tĩnh, nguyên nhân ban đầu đã được xác định.
Theo đó, vào rạng sáng nay, nhiều người dân xã Thịnh Lộc, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh phát hiện có lượng lớn lưới bị rách ở gần bờ. Ngay sau đó người dân cùng lực lượng biên phòng kéo chiếc lưới này vào bờ và phát hiện bên trong có một số lượng cá lớn.
Lượng cá chết trôi dạt vào bờ vào ngày 27/9
“Khi kéo lưới vào bên trong còn khoảng hơn 1 tạ cá đã chết, số lượng cá chết này chủ yếu là cá nóc, cá trích. Khả năng cá chết trắng nổi ở bờ hôm qua là do lưới giã cào này bị rách”, một người dân cho hay.
Sáng nay, Đồn Biên phòng Cửa Sót, Bộ đội biên phòng Hà Tĩnh vẫn đang phối hợp với chính quyền địa phương, cơ quan chức năng trục vớt một phần đáy của lưới giã cào bị đứt nổi trên biển thuộc địa phận xã Thịnh Lộc, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
Qua kiểm tra phần đáy lưới có chiều dài khoảng 7m, chu vi khoảng 4-5m2, bên trong vẫn còn khoảng 1 tạ cá các loại. Đặc biệt, cá trong phần đáy lưới được trục vớt đồng loại với các loại cá được ngư dân địa phương phát hiện chết trôi dạt vào bờ biển trước đó (chủ yếu cá trích và cá nóc).
Video đang HOT
Lưới giã cào bị rách được người dân đưa vào bờ
Ông Phan Văn Nhàn, Phó chủ tịch UBND huyện Lộc Hà xác nhận, trong sáng nay phát hiện lưới của tàu giã cào bị rách, bung ra trôi dạt vào bờ biển, nơi khu vực có cá chết.
“Khả năng nguyên nhân cá chết trôi vào bờ là do tàu giã cào giăng lưới đánh bắt nhưng bị rách. Còn trong sáng nay, không còn thấy hiện tượng cá chết trôi dạt vào bờ nữa”, ông Nhàn thông tin.
Trước đó, khoảng 13h30 ngày 27/9, người dân đi biển phát hiện số lượng lớn cá biển trôi dạt vào bờ. Cá chết đa phần là cá trích và cá nóc. Số lượng cá chết trôi vào ngày một lớn, kéo dài khoảng 4km tại xã Thịnh Lộc, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh). Lượng cá chết được xác định trên 2 tấn.
Theo danviet
Vụ người dân phải đóng phí tiêu hủy lợn dịch tả ở Quảng Nam: UBND đang trả lại tiền
UBND xã Bình Triều đang thực hiện việc trả lại tiền cho người dân mà đội thu gom, tiêu hủy lợn chết vì dịch tả châu Phi thu không đúng quy định.
Theo Lao động và Dân trí, ngày 9/8, ông Nguyễn Ba - Chủ tịch UBND xã Bình Triều, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam - cho biết: "Từ ngày 8/8, UBND xã Bình Triều thực hiện việc trả lại tiền cho người dân mà đội thu gom, tiêu hủy lợn chết thu không đúng quy định. Tổng số tiền phải hoàn trả lại cho người dân là 214 triệu đồng. Đến thời điểm hiện tại, việc chi trả được chúng tôi hoàn thành ở thôn 3 và thôn 4.
Dự kiến toàn bộ số tiền mà đội thu gom, tiêu hủy lợn bệnh đã thu của người dân thôn 1 và thôn 2 sẽ được hoàn trả trong 2 ngày cuối tuần", ông Ba nói.
Thông tin từ UBND xã Bình Triều, quy định của nhà nước đối với heo mắc bệnh phải tiêu hủy có trọng lượng lớn hơn 70kg, nhà nước sẽ hỗ trợ chi phí 150.000 đồng/con. Trong khi người dân đã nộp cho đội xe vận chuyển 300.000 đồng/con, phần kinh phí người dân đã nộp vượt quy định (150.000 đồng/con) sẽ được địa phương xoay xở để bù lại theo đúng quy định của Nhà nước.
Vụ dân phải đóng phí tiêu hủy lợn dịch tả: Xã đã trả lại tiền. Ảnh: Thanh niên
Trước đó, như Tuổi Trẻ Online đã đưa tin, vào tháng 7/2019, người dân xã Bình Triều bức xúc trước việc heo của họ bị bệnh dịch tả châu Phi, chính quyền địa phương khi tiêu hủy đã yêu cầu người chăn nuôi phải đóng tiền vận chuyển tùy vào trọng lượng heo.
Theo đó heo từ vài chục ký đến dưới 100kg thì đóng phí 200.000 đồng/ con, heo trên 100kg thu 300.000 đồng/con.
Nếu hộ nào không đóng tiền thì sau khi cân xong sẽ bị bỏ lại và phải tự chở đến điểm tiêu hủy tập trung của xã chôn lấp.
Chính quyền xã Bình Triều giải thích việc đội tiêu hủy thu tiền của người dân là không đúng với quy định. Tuy nhiên nhà nước chưa cấp tiền để chi trả cho số người làm công tác vận chuyển này nên chính quyền thuê người vận chuyển xác heo đi tiêu hủy rất khó khăn. Do đó, có xảy việc thu tiền của người dân để chi trả, việc này giúp nhanh chóng thu dọn heo chết sớm đi tiêu hủy, còn để lâu ngày bị hôi thối, sau khi có tiền nhà nước hỗ trợ sẽ trả lại cho dân.
Sau đó, UBND huyện Thăng Bình đã có công văn gửi các xã, thị trấn về việc chấn chỉnh, dừng ngay tình trạng thu tiền của người dân trong quá trình tiêu hủy heo bị dịch tả châu Phi.
Huyện đề nghị các xã sử dụng nguồn ngân sách dự phòng và các nguồn ngân sách khác của địa phương để triển khai phòng chống dịch, tuyệt đối không thu tiền của người dân.
Vũ Đậu (T/h)
Theo doisongphapluat
Bà nội trèo ban công tầng 16 chung cư HN sang với cháu, trượt chân rơi xuống đất Vụ việc xảy ra lúc 21h45 tối 9/8, khi người dân sống ở chung cư VOV Mễ Trì (Nam Từ Liêm, Hà Nội) phát hiện một người phụ nữ khoảng 60 tuổi tử vong dưới khu vực mái tầng. Theo các nhân chứng, khi nghe tiếng cháu nội khóc trong phòng khóa cửa ở chung cư, người phụ nữ khoảng 60 tuổi trèo...