Nguyên nhân bất ngờ gây tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh và cách phòng tránh
Bệnh tưa lưỡi rất dễ bị nhầm lẫn với hiện tượng lưỡi đóng mảng trắng phổ biến ở trẻ sơ sinh. Dù không nguy hiểm nhưng nó khiến bé hay quấy khóc, bỏ bú.
Tưa lưỡi là một bệnh rất phổ biến ở trẻ sơ sinh. Dù bệnh không quá nguy hiểm nhưng lại khiến bé hay quấy khóc, thậm chí bỏ ăn vì đau rát lưỡi. Thêm vào đó, bệnh rất dễ gây nhầm lẫn với tình trạng lưỡi đóng trắng thường thấy ở trẻ sơ sinh, dẫn đến bệnh ngày càng nặng do không được chữa trị kịp thời. Hãy cùng phân biệt bệnh tưa lưỡi với lưỡi trắng bình thường ở trẻ sơ sinh để có biện pháp xử trí phù hợp.
Nếu là bệnh tưa lưỡi, những mảng màu trắng sẽ khó lau sạch, thậm chí xuất huyết nếu bạn cố cọ sạch (Ảnh minh họa).
Lưỡi đóng trắng bình thường
Hầu như tất cả các bé sơ sinh đều có một lớp màu trắng mỏng trên lưỡi. Nguyên nhân là do trong 6 tháng đầu đời, nguồn dinh dưỡng duy nhất mà các bé nạp vào là sữa. Nếu bé ăn sữa ngoài chứ không bú mẹ thì lớp phủ trên lưỡi sẽ dày hơn một chút. Tuy vậy, thông thường lớp màu trắng này sẽ bong ra khi bé bú sữa vì lưỡi sẽ cọ sát vào phần ngạc cứng trong miệng.
Nếu vì lí do nào đó mà lưỡi không ma sát với ngạc cứng trong thời gian dài thì ba mẹ cần chú ý theo dõi để giúp bé chăm sóc vệ sinh lưỡi và có biện pháp can thiệp phù hợp. Nếu nguyên nhân là tật dính thắng lưỡi, tức phần mô dưới lưỡi bám sâu khiến lưỡi khó cử động thì bạn có thể đưa bé đi khám để tiến hành phẫu thuật tách hãm lưỡi để bé có thể cử động lưỡi bình thường. Trong trường hợp nguyên nhân gây ra là do ngạc cứng quá cao nên lưỡi không với tới được, khiến cặn sữa đọng lại làm trắng lưỡi thì hãy đưa bé đi khám bác sĩ nhi khoa để nhận được phác đồ điều trị phù hợp.
Bệnh tưa lưỡi
Đừng quá hoảng hốt, bởi tưa lưỡi (tưa miệng) là một tình trạng bệnh rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tưa lưỡi là bệnh do một loại nấm có tên Candida Albicans gây ra. Theo các bác sĩ chuyên khoa thuộc Dịch vụ y tế quốc gia Anh thì loại vi khuẩn này có trong miệng của cả những người khỏe mạnh và không gây ra vấn đề gì. Tuy nhiên, đôi khi loại vi khuẩn này sinh sôi vượt kiểm soát do một thay đổi nào đó trong cơ thể và gây tổn thương các tổ chức trong miệng.
Video đang HOT
Dù bệnh không quá nguy hiểm nhưng lại khiến bé hay quấy khóc, thậm chí bỏ ăn vì đau rát lưỡi (Ảnh minh họa).
Vậy nguyên nhân nào khiến vi khuẩn này đột nhiên sinh sôi bất thường?
Nếu bé mới được cho uống kháng sinh thì rất có thể đây chính là thủ phạm gây ra tình trạng tưa lưỡi. “Tác dụng phụ” này là do khi tiêu diệt các vi khuẩn có hại thì kháng sinh cũng vô tình tiêu diệt các vi khuẩn có lợi trong miệng, tạo ra môi trường lí tưởng cho nấm hoành hành. Nếu mẹ bị nấm âm đạo hoặc dùng kháng sinh trong thời gian dài thì nguy cơ trẻ bị tưa lưỡi sẽ cao hơn.
Điểm khác biệt giữa bệnh tưa lưỡi và lưỡi đóng trắng
Cách phân biệt thật ra rất đơn giản. Nếu là lưỡi đóng cặn trắng, thì lớp cặn sẽ bong ra khi dùng khăn ẩm lau, để lộ ra màu hồng nhạt khỏe mạnh của lưỡi. Nếu là bệnh tưa lưỡi, những mảng màu trắng sẽ khó lau sạch, thậm chí xuất huyết nếu bạn cố cọ sạch. Nếu bệnh không được phát hiện sẽ khiến bé quấy khóc, bỏ bú.
Các mẹ đừng quá lo nếu bé bị tưa lưỡi bởi thường thì bệnh này cũng không nguy hiểm. Bạn có thể bôi thuốc trị nấm vào trong miệng cho bé hoặc cho bé uống thuốc, tùy từng trường hợp do bác sĩ chỉ định. Bạn cũng nên bớt sử dụng các thực phẩm nhiều đường nếu bé đang uống hoặc bôi thuốc trị nấm để giúp bé bú dễ dàng hơn.
Biện pháp phòng bệnh tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh
Mẹ bị nấm nhũ hoa có thể khiến con nhiễm nấm gây tưa lưỡi khi cho bú (Ảnh minh họa).
- Rửa sạch tay sau khi thay tã cho bé để hạn chế tình trạng nấm lây lan vì nấm có thể thoát ra theo đường tiêu hóa của bé.
- Nếu bị nhiễm nấm âm đạo khi mang thai, mẹ cần điều trị dứt điểm để tránh lây nhiễm cho em bé trong quá trình sinh thường.
- Một mẹ bị nấm quanh núm vú trong quá trình cho con bú cũng nên được điều trị ngay lập tức. Điều này sẽ ngăn ngừa nhiễm trùng lây nhiễm sang em bé.
- Nếu trẻ đang dùng kháng sinh kéo dài, bổ sung probiotic có thể giúp khôi phục lại sự cân bằng của hệ thực vật đường ruột và sức khỏe đường ruột. Điều này làm giảm khả năng xảy ra tình trạng tưa lưỡi.
Theo Helino
Thanh Hóa: Hơn 100 trẻ bị nhiễm bệnh do vi rút hợp bào hô hấp RSV
Năm 2018, bệnh do vi rút hợp bào hô hấp RSV bùng phát sớm hơn và là nguyên nhân hàng đầu gây viêm tiểu phế quản, viêm phổi. Thống kê cho hấy, đã có hơn 100 trẻ dương tính với vi rút hợp bào hô hấp RSV phải nhập viện điều trị trong tháng 9.
Theo các bác sĩ, vi rút RSV thường gây bệnh về hô hấp ở trẻ em, đặc biệt trẻ sơ sinh và dưới 2 tuổi. Bệnh phát triển lây lan mạnh vào cuối thu sang đông.
Trong tháng 9, có hơn 100 trẻ nhập viện điều trị vi rút hợp bào hô hấp RSV.
Tuy nhiên, năm nay dịch bùng phát sớm hơn và là nguyên nhân hàng đầu gây viêm tiểu phế quản, viêm phổi.
Tre bị bệnh thường có các triệu chứng ban đầu như: Ho khan, ho có đờm, sốt nhẹ đến tăng cao; nặng lên là bỏ bú, bú kém, ăn uống kém, quấy khóc, ho tăng lên, thở nhanh, thở khò khè... Nếu không dùng thuốc đúng có thể làm suy giảm miễn dịch, dẫn đến nguy cơ biến chứng nặng.
Bác sĩ Lê Văn Tráng, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Thanh Hóa cho biết: Thời tiết giao mùa này, đã có nhiều trường hợp vào viện nguyên nhân là do loại vi rút này. Tại bệnh viện cũng đã phát hiện, chẩn đoán và xác định được căn nguyên này bằng phương pháp vi sinh.
Cũng theo bác sĩ Tráng, virut hợp bào hô hấp RSV không phải là virut mới, vì vậy, các bậc phụ huynh không nên quá hoang mang, lo lắng khi trẻ có các dấu hiệu về đường hô hấp hoặc nghe những thông tin trên các trang mạng khi chưa được kiểm chứng.
Khi phát hiện trẻ mắc bệnh, cần cho trẻ uống nhiều nước, dùng thuốc hạ sốt và đảm bảo chế độ dinh dưỡng tốt, giàu vitamin.
Đồng thời, khi thấy trẻ có các triệu chứng nhiễm virut RSV, cần tránh đưa trẻ tới nơi công cộng; người lớn cần vệ sinh sạch sẽ trước khi tiếp xúc với trẻ.
Nếu trẻ ho nặng có đờm, thở khò khè, tím tái, hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra, tuyệt đối không tự ý mua thuốc do RSV không bị tiêu diệt khi dùng kháng sinh.
Duy Tuyên
Theo Dân trí
Bé sơ sinh 11 ngày tuổi suýt mất mạng, cha mẹ sửng sốt khi biết nguyên nhân là thói quen tưởng chừng như vô hại của tất cả mọi người Bé trai 11 ngày tuổi được đưa vào viện cấp cứu khi không chịu bú sữa và quấy khóc cả đêm. Phải đến 8 ngày sau bác sĩ mới chẩn đoán ra bệnh và còn bất ngờ hơn khi biết nguyên nhân gây ra bệnh của trẻ là một thói quen ai cũng thường làm. Nhìn thấy một đứa trẻ, đặc biệt là...