Nguyễn Mạnh Tường được áp dụng nguyên tắc “ẩn” của Tố tụng Hình sự?
Dư luận đã phẫn nộ khi bác sỹ TMV Cát Tường (Hà Nội) làm chết một khách hàng rồi vứt xác phi tang nhưng không bị truy tố về hành vi Giết người.
Nguyễn Mạnh Tường
Tuy nhiên, nếu đối chiếu với một vụ án cũng đang “dậy sóng” ở thời điểm này – vụ việc ông Nguyễn Thanh Chấn (tỉnh Bắc Giang) bị oan sai – sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn cụ thể hơn về khái niệm “suy đoán vô tội” trong Tố tụng Hình sự….
Bị can có “Quyền được im lặng”?
Hiện nay, Bộ luật Tố tụng Hình sự (BLTTHS) 2003 chưa có điều khoản cụ thể nào quy định về nguyên tắc “suy đoán vô tội”. Nhưng theo một số chuyên gia, nguyên tắc này đã được “ẩn” trong một số nguyên tắc khác và các quy định trong BLTTHS.
Tuy nhiên, một số ý kiến khác lại cho rằng, bản chất của nguyên tắc “suy đoán vô tội” phải được hiểu một cách sâu hơn, cụ thể hơn là: Khi chứng cứ buộc tội không đầy đủ, không vững chắc hoặc chỉ ở mức độ 50/50 thì Cơ quan Tiến hành tố tụng (THTT) phải suy đoán theo hướng có lợi cho bị can, bị cáo.
Từ chỗ đang suy đoán có tội, nếu không đủ chứng cứ thì phải trở thành suy đoán vô tội. Thậm chí, có ý kiến còn cho rằng, ngoài việc quy định nguyên tắc “suy đoán vô tội” thì nên quy định về “quyền được im lặng” của bị can, bị cáo…
Cho dù hiểu theo một trong hai quan điểm trên thì việc đề cao và tôn trọng nguyên tắc “suy đoán vô tội” trong Tố tụng Hình sự cũng đều hướng tới việc xử lý đúng người, đúng tội và tránh oan sai cho người vô tội.
Thiết nghĩ, trong khi chưa quy định cụ thể nguyên tắc “suy đoán vô tội” trong BLTTHS thì chỉ cần những người THTT thực hiện một cách nghiêm chỉnh, triệt để các quy định hiện tại trong điều tra, truy tố, xét xử cũng đã có thể tránh được nhiều vụ oan sai đáng tiếc.
Hiện nay, trong một số vụ án, ngay cả những nguyên tắc cơ bản được quy định trong BLTTHS cũng đã không được tôn trọng. Vụ án ông Nguyễn Thanh Chấn (Bắc Giang) bị kết án “tù chung thân” về tội “giết người” 10 năm về trước là một ví dụ:
Tòa án căn cứ kích thước dấu chân của ông Chấn “gần đúng” với kích thước dấu chân thu được ở hiện trường để quy kết ông Chấn có mặt ở hiện trường để thực hiện hành vi phạm tội.
Chứng cứ thiếu cơ sở này đã lấn át cả chứng cứ ngoại phạm là việc ông Chấn bấm máy điện thoại vào thời điểm xảy ra vụ án…
Video đang HOT
Sẽ không còn suy đoán kiểu “mọi người không đánh thì chỉ có bị cáo đánh”?
Tôn trọng nguyên tắc “suy đoán vô tội” đồng nghĩa với việc phải loại bỏ triệt để tư tưởng “suy đoán có tội” hay trả hồ sơ để điều tra bổ sung theo kiểu “gọt chân cho vừa giầy”.
Vụ oan sai mới đây tại huyện Sơn Dương, Tuyên Quang cũng là một điển hình cho lối suy đoán tội phạm này mà kết quả là VKSND huyện Sơn Dương phải bồi thường cho anh Dương Văn Hữu (xã Hợp Thành, Huyện Sơn Dương) gần 70 triệu đồng do đã truy tố oan người không phạm tội.
Trước đó, anh Hữu bị các cơ quan THTT huyện Sơn Dương quy kết là “đánh nhầm” vào anh anh Đinh Văn Dương, gây tổn hại 52% sức khỏe.
Trong khi đó, Hữu một mực kêu oan và cho biết, lời khai nhận tội ban đầu khi bị tạm giam là do điều tra viên đánh đập. Bản thân bị hại cũng khăng khăng rằng, người đánh mình là anh Bắc (công nhân Lâm trường đi bắt gỗ của dân) chứ không phải anh Hữu.
Hữu bị quy kết đánh anh Dương nhưng không có lời khai nhân chứng nào thể hiện việc đánh này ra sao. Lời khai nhận tội của Hữu thì mâu thuẫn với lời khai của bị hại cả về trình tự đánh, cách đánh, vị trí đánh….
Thế nhưng Tòa cấp sơ thẩm vẫn kết luận Hữu đánh gậy sắt vào đầu anh Dương vì suy đoán: “Chỉ có Hữu cầm tay kích xe công nông đi vào hiện trường” và “anh Bắc không đánh anh Dương”.
Cùng suy đoán tội phạm kiểu “loại trừ” như trên là Kiểm sát viên (KSV) của VKSND tỉnh Hưng Yên trong phiên tòa phúc thẩm xét xử bị cáo Phùng Thị Hưởng về tội “cố ý gây thương tích”.
Để bảo vệ quan điểm “ý án sơ thẩm” của mình thì KSV này lập luận: Thương tích của bị hại là có thật. Phía chị Hưởng có 3 người ở hiện trường mà hai người kia không đánh thì chỉ có Hưởng đánh mà thôi.
Luật sư Phạm Hồng Hải khi đó đã lập tức phản bác rằng, cách luận tội của KSV này mang tính chủ quan, không thể chấp nhận việc suy đoán kiểu “mọi người không đánh thì chỉ có bị cáo đánh bị hại” như vậy.
Tuy nhiên, bên cạnh những vụ án tồn tại kiểu “suy đoán có tội” trên thì mới đây, một vụ án gây xôn xao dư luận tại Hà Nội lại cho thấy việc tuân thủ nguyên tắc “suy đoán vô tội” khá chuẩn.
Đó là vụ bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường (Giám đốc Thẩm mỹ viện Cát Tường) bị CQ ĐT- Công an Hà Nội khởi tố và tạm giam về tội “Vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác” và tội “Xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt” mặc dù hậu quả mà bác sỹ này gây ra là chết người.
Theo lời khai của bị can thì nạn nhân đã bị chết trong quá trình phẫu thuật thẩm mỹ rồi mới bị ném xác xuống sông. Trong khi đó, CQĐT cũng chưa thể xác định được nguyên nhân chết của nạn nhân, chưa thể biết bị can đã ném nạn nhân xuống sông khi còn sống hay đã tử vong.
Trong tình trạng chưa có chứng cứ khẳng định bị can giết người như trên thì việc khởi tố bị can về 2 tội danh như vừa qua là một sự thận trọng cần thiết, mặc dù vẫn còn một số ý kiến bức xúc về hành vi vứt xác phi tang của bác sĩ Tường.
ĐBQH Nguyễn Mạnh Cường (Quảng Bình): Những chứng cứ xác định vô tội ít được quan tâm “Tôi cho rằng pháp luật Tố tụng Hình sự của chúng ta có thể còn có những khiếm khuyết, nhưng cơ bản là phù hợp, vấn đề chủ yếu ở đây là tổ chức thực hiện pháp luật, là nhận thức pháp luật, là tuân thủ quy trình thủ tục tố tụng. Do đó, liên quan tới hoạt động tố tụng thì người tiến hành tố tụng phải có trách nhiệm quán triệt đầy đủ các nguyên tắc của Tố tụng Hình sự, Bộ luật Hình sự. Bộ luật Tố tụng Hình sự cũng đã quy định rất rõ trách nhiệm của cơ quan điều tra, tòa án, kiểm sát trong việc xác định sự thật vụ án một cách khách quan, đầy đủ, có trách nhiệm. Không chỉ làm rõ những chứng cứ xác định có tội mà còn phải làm rõ cả những chứng cứ xác định vô tội. Tuy nhiên, trên thực tế trong rất nhiều trường hợp chúng ta cũng chỉ quan tâm chủ yếu đến những chứng cứ và xác định có tội chứ phần những chứng cứ xác định vô tội là rất ít được quan tâm”.
Theo Xahoi
Hiệu phó tát HS vì nợ 6000 đồng mua sách
"Chỉ vì nợ 6.000đ tiền mua sách bài tập toán mà em Nguyễn Thị Vân Anh học sinh lớp 4C, Trường tiểu học B Bình Nghĩa, huyện Bình Lục, Hà Nam bị cô Nguyễn Thị Hằng - Hiệu phó nhà trường xách tai và tát vào mặt ngay trong giờ học Toán trước sự chứng kiến của 30 em học sinh và giáo viên chủ nhiệm.
Câu chuyện thật như đùa trên khiến các bậc phụ huynh không khỏi phẫn nộ về hành vi ứng xử và tư chất của một nhà giáo như cô Hằng. Hành động của cô Hằng đã làm tổn thương đến danh dự và lòng tự trọng của em Vân Anh nói riêng và toàn thể các học sinh lớp 4 C nói chung" - Một phụ huynh bức xúc nói.
Nợ 6.000đ bị một cái tát?
Vừa qua nhận được đơn thư của bà Trần Thị Thành, xóm 7 Cát Lại, xã Bình Nghĩa, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam phản ánh về việc cháu ngoại của bà là em Nguyễn Thị Vân Anh lớp 4C - Trường tiểu học B Bình Nghĩa bị cô Phó hiệu trưởng nhà trường Nguyễn Thị Hằng xách tai và tát vào mặt ngay trong giờ học chính khóa.
Theo đơn thư phản ánh và qua tường trình của em Vân Anh, nguyên nhân từ một việc hết sức đơn giản, " cách đây hơn 1 tháng, vào buổi sáng ngày 17/9/2012, trong giờ học toán (lúc 10h - tiết cuối của buổi học), cô Hằng vào lớp của em và có hỏi: bạn nào hôm trước mua sách của cô chưa trả tiền....Sau khi nhận ra em là người hôm trước mua chịu sách bài tập toán của cô, cô Hằng đã xách tai và tát vào mặt em ngay trước tập thể lớp khiến em rất xấu hổ và run sợ".
Em Nguyễn Thị Vân Anh cùng ông bà ngoại là Trần Thị Thành và Trần Văn Toản tường trình với phóng viên về sự việc
Bà Trần Thị Thành, bà ngoại của Vân Anh ngậm ngùi nói: "Hoàn cảnh của cháu rất đáng thương, có bố cũng như không, mẹ cháu phải đi làm ăn xa, hai ông bà già chúng tôi phải nuôi cháu ăn học. Tuy nghèo nhưng chúng tôi luôn cố gắng trang bị đầy đủ sách vở cho cháu học tập. Hôm đó, do cháu quên sách bài tập toán ở nhà, đến giờ học cháu sợ cô giáo kiểm tra nên đã ra cửa hàng nhà cô Hằng mua chịu. Mua xong cháu cũng không bảo với vợ chồng tôi nên mới chậm tiền của cô mất mấy ngày chứ chúng tôi có định quỵt tiền của cô đâu, vậy mà cô ấy nỡ lòng nào có hành động ứng xử như vậy với một đứa học sinh lớp 4. Cách hành xử của cô đã khiến lòng tự trọng của cháu gái tôi bị tổn thương và xấu hổ với bạn bè...".
Em Vân Anh cũng cho biết thêm, "sau khi sự việc xảy ra, em được cô Hằng gọi xuống phòng 2 lần và yêu cầu em viết lại tường trình không đúng với những gì diễn ra nhưng em kiên quyết không làm theo".
Để xác minh độ chính xác của sự việc, chúng tôi đã gặp cô giáo Nguyễn Thị Nguyệt - Giáo viên chủ nhiệm lớp 4C (lớp em Vân Anh học). Cô Nguyệt xác nhận: "việc cô Hằng Phó hiệu trưởng nhà trường có xách tai và tát em Vân Anh trước lớp là có thật. Lúc đó là giờ học toán, tôi là người trực tiếp giảng dạy và chứng kiến sự việc cùng với học sinh cả lớp...".
Có dấu hiệu bao che?
Chiều ngày 18/10/2012, chúng tôi có mặt tại Trường tiểu học B Bình Nghĩa. Tiếp chúng tôi là thầy Nguyễn Xuân Trường - Hiệu trưởng nhà trường, cô Nguyễn Thị Hiên - Hiệu phó và một cán bộ văn phòng. Đề cập đến sự việc nêu trên, thầy Trường cho biết: "Hiện chúng tôi đang trong quá trình xác minh sự việc".
Theo lãnh đạo Trường tiểu học B Bình Nghĩa, lớp 4C nghỉ học buổi chiều ngày 18/10, tuy nhiên khoảng 14giờ 40 phút chiều cùng ngày, phóng viên đã trực tiếp chứng kiến lớp học vẫn diễn ra bình thường do cô Nguyệt chủ nhiệm trực tiếp lớp giảng dạy
Tuy nhiên dư luận đặt câu hỏi: Một sự việc hết sức đơn giản vậy mà đến nay đã hơn một tháng trôi qua nhà trường vẫn chưa có kết quả xác minh, điều này liệu có khách quan? Vấn đề mà phụ huynh lo lắng là, nếu kéo dài sự việc sẽ làm ảnh hưởng đến tâm lý học tập của các em. Dư luận cho rằng, ở đây có thể xảy ra hai trường hợp: Thứ nhất là năng lực quản lý của hiệu trưởng còn yếu kém và thứ hai là cố tình bưng bít mọi chuyện?
Khi chúng tôi đặt vấn đề sẽ xác minh cùng nhà trường bằng cách gặp những người liên quan như: tập thể học sinh lớp 4C (trong đó có em Vân Anh - người bị đánh), cô Nguyệt (giáo viên chủ nhiệm, người chứng kiến sự việc) và cô Nguyễn Thị Hằng - Hiệu phó (người được cho là đánh em Vân Anh), thì thầy Trường kiên quyết từ chối với lý do "...chúng tôi đang xác minh nên không thể gặp...".
Một lý do khác hết sức phản cảm đó là: Khi chúng tôi đề nghị cho gặp cô Nguyệt và tập thể lớp 4C, thì thầy Trường và cô Hiên có nói là "chiều nay (18/10), lớp này được nghỉ học...". Tuy nhiên, bằng phương pháp nghiệp vụ, chúng tôi đã tìm đến khu lẻ của nhà trường, những gì mà chúng tôi chứng kiến hoàn toàn trái ngược với thầy Trường - Hiệu trưởng và cô Hiên - Hiệu phó nhà trường nói ở trên. Theo ghi nhận của phóng viên, lúc này khoảng 14h40 phút chiều cùng ngày, toàn bộ học sinh lớp 4C đang học môn Toán do chính cô Nguyệt chủ nhiệm lớp trực tiếp giảng dạy. Ngay tại lớp học, các em đều xác nhận là, cách đây hơn 1 tháng, trong giờ học Toán của cô Nguyệt, cô Hằng - Phó hiệu trưởng nhà trường đã xách tai và tát vào mặt bạn Vân Anh trước tập thể lớp.
Chiều ngày 18/10 các lớp của Trường tiểu học B Bình Nghĩa, Bình Lục, Hà Nam vẫn học bình thường
Ngay sau khi xác minh xong sự việc, chúng tôi đã liên lạc với bà Nguyễn Thị Hồng - Trưởng phòng GD&ĐT huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Trao đổi với chúng tôi, bà Hồng cho biết "phòng GD&ĐT đã nhận được thông tin phản ánh về việc cô Hằng đánh học sinh chỉ vì học sinh đó còn nợ 6.000 tiền sách vở". Bà cũng xác nhận chuyện đó là có thật.
Thiết nghĩ sự việc hết sức đơn giản nếu như nhà trường có cách giải quyết "thấu tình, đạt lý". Theo bà Hồng, câu chuyện trở nên phức tạp lỗi là tại nhà trường đã không giải quyết dứt điểm và không báo cáo kịp thời với phòng ngay sau khi sự việc xảy ra. Với thái độ, hành vi ứng xử, giải quyết tình huống sư phạm của giáo viên, nhất là cán bộ lãnh đạo đối với học sinh như Trường tiểu học B Bình Nghĩa, phòng sẽ yêu cầu nhà trường nghiêm túc rút kinh nghiệm và kiểm điểm sâu sắc sự việc ngay trong tuần này, tránh để tình trạng "con sâu làm rầu nồi canh" trong ngành sư phạm.
Theo 24h
Xúc động người vợ 9000 ngày nhai cơm nuôi chồng 24 năm qua, bà Nguyễn Thị Lợi trong ngày đều phải 5 lần đỏ lửa nấu cơm và nhai mớm cho người chồng, thương binh thời kháng chiến chống Mỹ đang nằm liệt giường. 24 năm nhai cơm bón cho chồng, bà Lợi luôn tìm thấy hạnh phúc và tự hào bên chồng Người phụ nữ đảm đang, chung thuỷ này khiến nhiều...