Nguyễn Mạnh Duy – người Việt Nam đầu tiên chinh phục đỉnh núi Manaslu cao 8.163 m
Ông Nguyễn Mạnh Duy vừa ghi tên mình vào lịch sử khi trở thành người Việt Nam đầu tiên chinh phục đỉnh núi Manaslu (cao 8.163 m), đỉnh núi cao thứ 8 thế giới.
Theo thông tin từ ông Rajendra Dhakal, Cán bộ Liên lạc của Chính phủ Nepal, ông Nguyễn Mạnh Duy đã thành công chạm đến đỉnh núi Manaslu vào chiều 22-9-2024, lúc 14 giờ 51 (giờ địa phương).
Đồng hành cùng Nguyễn Mạnh Duy là ông Temba Bhote, một hướng dẫn viên leo núi dày dạn kinh nghiệm, được biết đến với danh xưng Himalayan Sherpa.
Nguyễn Mạnh Duy (phải) và bạn đồng hành Temba Bhote đã chinh phục thành công đỉnh núi cao thứ 8 thế giới
Chiến tích này không chỉ có ý nghĩa với ông Nguyễn Mạnh Duy mà còn với ông Bhote, người đã trở thành hướng dẫn viên đầu tiên dẫn dắt một nhà leo núi Việt Nam đến đỉnh Manaslu, ngọn núi cao thứ 8 trên thế giới và là một trong những đỉnh núi khó chinh phục nhất.
Với địa hình hiểm trở và điều kiện thời tiết khó khăn, đỉnh núi Manaslu được coi là một trong những thử thách lớn nhất của dãy Himalaya, khiến cuộc thám hiểm này càng trở nên đáng tự hào.
Họ đã thành công trong việc chinh phục đỉnh núi mà không có bất kỳ lần quay đầu nào, một thành tựu hiếm có và ấn tượng trong môn leo núi ở độ cao lớn.
Đây là một bước tiến lịch sử không chỉ cho Việt Nam mà còn cho Nepal trong lĩnh vực leo núi.
Sự kiện này đánh dấu một cột mốc quan trọng cho cả hai nhà leo núi và cộng đồng thám hiểm trên thế giới. Thành công của ông Nguyễn Mạnh Duy là niềm tự hào cho Việt Nam trong lĩnh vực thể thao mạo hiểm.
Tôi cùng chồng trekking 10 đỉnh núi cao của Việt Nam
Trong 10 năm, tôi và chồng cùng chinh phục 10 đỉnh núi có độ khó khác nhau. Tháng 10 sắp tới, chúng tôi sẽ quay lại Tà Chì Nhù - đỉnh núi xếp thứ 7/10 ngọn núi cao nhất Việt Nam.
Chồng cùng tôi chinh phục trên dưới 10 đỉnh núi, dù leo núi không phải đam mê của anh.
Tôi là Nguyễn Thị Thăng Long (38 tuổi, sống tại Hà Nội), người có niềm đam mê leo núi mãnh liệt. Đồng hành cùng tôi là chồng - Nguyễn Thành Lê (41 tuổi). Hiện chúng tôi đặt chân lên đỉnh trên dưới 10 ngọn núi lớn, chưa kể các đỉnh quay lại nhiều lần.
Đam mê leo núi của tôi bắt đầu từ một hiểu lầm. Thời sinh viên, bố tôi có dạy "người ta hơn nhau ở tầm nhìn", nhưng tôi lại hiểu rằng phải lên núi cao để mở rộng tầm nhìn. Tháng 5/2009, tôi và chồng đăng ký leo Fansipan cao 3.147 m. Lần đầu chạm chân lên đỉnh, sự rung động và tự hào khi vượt qua bản thân khiến tôi vỡ òa.
Rời giảng đường đại học, tôi tạm gác đam mê để vun vén gia đình, cảm giác hạnh phúc khi chinh phục thiên nhiên dần quên lãng. Năm 2017, tim tôi hẫng một nhịp khi tình cờ xem bức ảnh một người đứng trên mỏm đá, phía dưới là biển mây bồng bềnh.
Video đang HOT
"Em muốn đến đây leo núi" - đó là câu tôi nói với chồng khi quyết định tiếp tục chinh phục những ngọn núi, tìm lại cảm giác rung động ban đầu.
▸ Đỉnh Tà Xùa cao 2.865 m
Sau 8 năm quay lại leo núi, cảm xúc vẫn còn nguyên vẹn.
Tháng 2/2017, tôi và chồng chinh phục Tà Xùa (Yên Bái) - đỉnh núi có độ khó được giới leo núi xếp thứ 5, hơn đỉnh Fansipan. Lần trở lại này mang cho tôi nhiều phấn khích, cảnh núi non hùng vĩ chạy trong đầu như cuốn phim tua chậm.
Trên đường đi, tôi băng qua khu rừng nguyên sinh với nhiều cây cổ thụ phủ kín rêu. Lúc này, hoa đỗ quyên cũng trải màu rực rỡ trên triền núi. Càng lên cao, sương mù càng dày đặc, cảnh sắc trở nên bí ẩn. Đứng trên đỉnh núi, vờn dưới chân tôi là biển mây trắng xóa, cánh rừng bạt ngàn bên dưới cũng thu gọn vào tầm mắt.
▸ Đỉnh Lảo Thẩn cao 2.862 m
Chuyến leo đỉnh Lảo Thẩn khó khăn nhưng cũng để lại ấn tượng mạnh.
Tháng 10/2028, tôi và chồng leo đỉnh Lảo Thẩn (Lào Cai). Dù có cung đường dễ đi nhất, đỉnh núi này vẫn khó chinh phục. Chúng tôi leo núi trong đêm với thể lực gần như cạn kiệt, chồng phải kéo tay tôi đi từng bước một.
Chiều tà, mây phủ đặc như kẹo bông. Tôi dừng chân ở mỏm câu cá gần đỉnh núi, chụp lại bức ảnh từng giúp tôi "đánh thức" đam mê leo núi. Khi mặt trời lặn, biển mây nhuộm màu ánh hồng. Buổi tối, từ lán nghỉ có thể chiêm ngưỡng bầu trời sao lấp lánh, không ô nhiễm ánh sáng. Trên đường xuống núi, tôi được hít thở không khí trong lành và lắng nghe những thanh âm của núi rừng.
▸ Đỉnh Nà Lay cao 600 m
Tôi và chồng ngắm cảnh từ trạm trên đỉnh Nà Lay.
Thời tiết miền Bắc tháng 10/2019 bắt đầu se lạnh, chúng tôi quyết định chinh phục đỉnh Nà Lay (Lạng Sơn) - "nóc nhà" Bắc Sơn. So với các đỉnh núi trước, cung đường Nà Lay khá dễ thở, tôi và chồng vượt hơn một nghìn bậc đá cheo leo để lên đến đỉnh.
Dù không quá cao so với mực nước biển, khung cảnh vẫn đẹp đến nghẹt thở. Giữa biển mây bồng bềnh vươn lên những ngọn núi phủ xanh cây cối. Khi lớp mây dần tan, những thửa lúa vàng ươm của thung lũng Bắc Sơn hiện ra trước mắt. Từng mảng màu mê hoặc của thiên nhiên góp thành bức tranh hoàn hảo.
▸ Đỉnh Tà Chì Nhù cao 2.979 m
Dù leo nhiều lần, tôi vẫn muốn quay lại Tà Chì Nhù cùng các con.
Tháng 3/2021, tôi và chồng tiếp tục leo Tà Chì Nhù (Yên Bái) - đỉnh núi đứng thứ 7/10 đỉnh cao nhất Việt Nam. Trước đó, tôi từng 2 lần chinh phục thành công đỉnh núi này.
Đường đi rất dốc, hầu như không có đoạn bằng và vượt nhiều suối lớn nên ngốn sức. Bù lại, cảnh những áng mây trắng bên sườn núi và cánh rừng già trải dài trong nắng chiều đẹp đến khó tả. Đi vào đúng mùa chi pâu nở rộ tháng 9 còn đẹp hơn gấp bội.
Tháng 10 sắp tới, tôi đặt mục tiêu quay lại Tà Chì Nhù lần 4, thăm bản làng Nậm Nghiệp bình yên và chiêm ngưỡng mùa hoa táo mèo nở trắng một góc trời.
▸ Đỉnh Tả Liên Sơn 2.996 m
Tháng 2, hoa đỗ quyên vẫn chưa bung nở.
Chinh phục đỉnh Tả Liên Sơn vào tháng 2/2022, tôi rủ thêm vài người bạn. Cung đường leo núi khá vất vả, khi chênh vênh bên bờ vực, khi lại đâm xuyên qua rừng phong lá đỏ hay rừng nguyên sinh với những cây cổ thụ mốc thếch.
Đứng trên đỉnh núi, tôi thấy thành phố Lai Châu ẩn trong sóng núi. Phóng tầm mắt xa hơn là dãy Hoàng Liên Sơn với các đỉnh Pu Ta Leng, Bạch Mộc Lương Tử, Nhìu Cồ San lẫn khuất trong biển mây.
▸ Đỉnh Nhìu Cồ San cao 2.965 m
Chuyến leo Nhìu Cồ San "bão táp" đúng nghĩa, nhưng tôi may mắn ngắm được "rừng thủy tinh".
Vài tuần sau, chúng tôi tiếp tục leo Nhìu Cồ San (Lào Cai) - đỉnh núi đứng thứ 9 trong danh sách 15 đỉnh cao nhất Việt Nam - trong 2 ngày 1 đêm để ngắm hoa đỗ quyên sớm. Tuy nhiên, trước ngày khởi hành, thời tiết thay đổi đột ngột và cái lạnh buốt da tràn về.
Khi đến lán nghỉ, trời đổ mưa lớn, gió đập vào mái tôn ầm ầm. Sáng hôm sau, chúng tôi vẫn cố gắng dò dẫm trên con đường trơn trượt để tiếp tục leo núi. Bỗng nhiên, hoa tuyết trắng rơi trên đôi găng tay đen, trước mắt tôi là "rừng thủy tinh" mà hội mê leo núi hay truyền tai nhau. Lần đầu tiên, tôi chứng kiến hoa, lá, cây, cỏ nằm gọn trong lớp băng trong veo. Sau 4 tiếng bất chấp sình lầy, cuối cùng chúng tôi cũng chạm đỉnh Nhìu Cồ San.
▸ Đỉnh Pu Ta Leng cao 3.049 m
Địa hình Pu Ta Leng dốc và dựng đứng.
Tháng 3/2022, chúng tôi chinh phục đỉnh Pu Ta Leng - dãy núi nằm trên địa phận Lai Châu và Lào Cai. So với đỉnh Fansipan và nhiều đỉnh khác, ngọn núi này được đứng hàng đầu về độ khó.
Sau khoảng một tiếng, chúng tôi đến khu rừng nguyên sinh hiếm hoi còn sót lại của Việt Nam, băng qua suối Thầu. Đường từ lán lên đỉnh chủ yếu đi trong rừng trúc và hoa đỗ quyên. Lúc này, hoa bắt đầu nở rải rác. Đường xuống núi cũng có cảnh đẹp như trong truyện cổ tích với những cây gỗ lớn thân phủ đầy rêu.
▸ Đỉnh Lùng Cúng cao 2.913 m
Gia đình tôi cùng nhau đặt chân lên đỉnh Lùng Cúng.
Cuối tháng 11/2022, tôi và chồng quyết định đưa 2 cậu con trai cùng leo đỉnh Lùng Cúng (Yên Bái) để rèn luyện sức khỏe và va chạm thực tế. Ngoài địa hình an toàn và thảm thực vật đa dạng, đỉnh núi này còn có thung lũng và suối. Gia đình tôi đến đúng thời điểm rừng phong trổ lá đỏ rực.
Dù đường hơi trơn trượt, hai con tôi vẫn thích thú, cố gắng bám đất di chuyển và luôn miệng hỏi về những hiện tượng thiên nhiên. Sau 20 tiếng, gia đình tôi chinh phục thành công đỉnh Lùng Cúng. Lần đầu trong đời, hai cậu bé 12 tuổi và 10 tuổi tậm mắt nhìn thấy biển mây bồng bềnh ở khoảng cách gần, ngắm toàn cảnh làng mạc từ trên cao.
▸ Đỉnh Sa Mu cao 2.756 m
Tôi rủ nhóm bạn cũ cùng chinh phục Sa Mu.
Tháng 11/2023, chúng tôi tiếp tục chinh phục đỉnh Sa Mu (Sơn La). Đỉnh núi này vừa được cắm chóp vào tháng 12/2022. Dù leo núi khá nhiều, tôi vẫn bị choáng ngợp bởi cánh rừng nguyên sinh đầy ma mị, nhiều cây cổ thụ hình dáng lạ, trảng lá phong đỏ và rừng trúc xanh mướt.
Đứng trên đỉnh núi, tôi có thể ngắm cảnh 360 độ do không có cây cối che khuất. Lấp ló trong những đám mây và làn sương mù là đỉnh Tà Xùa và Tà Chì Nhù ở phía xa. Khi bình minh và hoàng hôn, tia nắng rọi xuyên qua rừng cây khiến khung cảnh thêm huyền diệu.
Với các bạn trẻ, leo núi là một trải nghiệm thể lực đáng thử, giúp họ cọ xát nhiều với thiên nhiên. Tuy nhiên, người "có tuổi" như tôi và chồng tham gia bộ môn này như một cách tìm lại bình yên và thong dong trong cuộc sống đã quá hối hả. Ngày nào được đứng trên đỉnh núi, ngày đó chúng tôi còn rung động.
Vợ chồng 10 năm chinh phục cả chục đỉnh núi cao của Việt Nam 10 năm nên duyên vợ chồng, chị Long cùng anh Lê cùng nhau chinh phục trên dưới 10 đỉnh núi của Việt Nam. 10 năm chung sống, vợ chồng chị Nguyễn Thị Thăng Long (37 tuổi, Hà Nội) và anh Lê (40 tuổi) cùng nhau chính phục trên dưới 10 đỉnh núi của Việt Nam như: Fansipan 3.143m, Lảo Thẩn 2.860m, Tà Xùa...