Nguyện làm ‘cột mốc sống’ trên biển Hoàng Sa
“ Biển Hoàng Sa với bà con tui như máu thịt. Mấy trăm năm qua, từ đời cha ông đến bây giờ mỗi ngư dân là cột mốc sống chủ quyền. Ở đó là máu thịt bao thế hệ, nên cho dù có chết bà con tui cũng không thể bỏ” – kình ngư Trần Em khẳng định.
Máu thịt Hoàng Sa
Giữa những ngày căng thẳng khi Trung Quốc dựng dàn khoan trái phép trên biển Hoàng Sa là chủ quyền của Việt Nam, những ngư dân Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đà Nẵng trên những con tàu nhỏ bé vẫn mải miết tiến ra Hoàng Sa, không hề run sợ.
“Có chi mà sợ? Bao đời nay cha ông vẫn ở đó, đến chừ chúng tôi vẫn ở đó. Hoàng Sa với chúng tôi như máu thịt. Mấy chục năm ni, mỗi ngư dân chúng tôi là cột mốc sống chủ quyền ở Hoàng Sa”lão kình ngư Trần Em (thôn Đông Tuần, xã Tam Hải, huyện Núi Thành, Quảng Nam, thuyền viên tàu QNa 90659) khẳng định.
Đoàn tàu của ngư dân Tam Hải, Tam Quang, huyện Núi Thành liên kết thành đội xuất bến ra Hoàng Sa
Theo ông Trần Em, suốt mấy ngày qua, nhiều tàu Trung Quốc rượt đuổi tàu ngư dân trên biển Hoàng Sa.
“Nhưng chẳng hề hấn chi. Bọn chúng cậy tàu to súng lớn, nhưng khó mà khuất phục được những con tàu nhỏ bé của bà con ngư dân tui”vẫn lời ngư dân Trần Em nói.
Trong buổi chiều nắng rát nơi ‘làng biển Chanchu’, xã Bình Minh, huyện Thăng Bình (Quảng Nam), tôi gặp thanh niên trẻ Nguyễn Xuân Anh đang chuẩn bị lên tàu ra Hoàng Sa.
Xuân Anh bảo, Hoàng Sa đối với ngư dân trẻ như là máu thịt. Bởi ở đó cha, chú của anh đã nằm lại vì cơn bão Chanchu không trở về.
“Cuộc sống của tụi tui bây chừ không thể thiếu biển Hoàng Sa! Mỗi chuyến biển trở về dăm ba ngày là lại ra khơi. Mỗi năm sợ nhất mùa biển động nằm bờ, nhớ biển Hoàng Sa da diết”.
Video đang HOT
Tựa lưng nhau làm cột mốc sống
Trước giờ xuất bến thẳng tiến Hoàng Sa, đội tàu 15 chiếc của xã Tam Hải, Tam Quang, huyện Núi Thành (Quảng Nam) hình thành tổ đánh bắt hỗ trợ nhau và không đi đơn lẻ như những năm trước đây.
Bên cạnh ngư dân ở Hoàng Sa, luôn có lực lượng cảnh sát biển hỗ trợ
Ông Trần Anh – chủ tàu cá QNa 90659 bảo: Không thể để Trung Quốc cậy tàu to súng lớn hà hiếp dân lành. Nghìn đời ni biển Hoàng Sa là nơi chốn đi về của bao thế hệ bà con tui. Không thể để bọn chúng cướp miếng cơm manh áo, không thể để mất đất, mất biển của cha ông để lại!
Rút kinh nghiệm từ những lần đối mặt với tàu Trung Quốc, theo ông Anh, lần này các tàu quyết định đi thành từng đoàn. Nếu bị ức hiếp thì sát cánh bên nhau. Đằng sau ngư dân còn có các lực lượng bảo vệ biển nên chẳng hề run sợ.
“Trước giờ xuất bến, chúng tôi đã tổ chức lễ ăn thề và cùng nhau ăn bữa cơm nghĩa tình cùng sống chết. Đoàn tàu của Tam Hải 10 chiếc, liên kết với xã Tam Quang 5 chiếc cùng xuất bến. Liên lạc trên các tàu được kết nối, cứ thế mà đi. Chẳng có chi phải sợ!”ông anh khẳng định.
Theo ông Ngô Tấn – Chủ tịch Hội Nghề cá Quảng Nam, đến thời điểm này, tại Quảng Nam đã hình thành 120 tổ, đội đoàn kết ngư dân trên biển với hơn 8.000 ngư dân trên 873 tàu cá.
Ngoài ra, còn có 6 tổ chức nghiệp đoàn nghề cá đóng vai trò kết nối, đảm bảo sự đoàn kết, tương hỗ lẫn nhau giữa các ngư dân và chính họ là những cột mốc sống chủ quyền giữa Biển Đông.
Còn tại huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), bà con ngư dân đã bắt đầu liên kết hình thành những đoàn tàu cá lớn đủ sức chống lại sự ức hiếp của tàu Trung Quốc trên biển Hoàng Sa.
“Biển Hoàng Sa với bà con tui như máu thịt. Mấy trăm năm qua, từ đời cha ông đến bây giờ mỗi ngư dân là cột mốc sống chủ quyền. Ở đó là máu thịt bao thế hệ, nên cho dù có chết bà con tui cũng không thể bỏ”
Chỉ tính tại xã An Hải đã có 72 tàu công suất lớn liên kết thành đoàn thẳng tiến ra Hoàng Sa.
Theo ông Nguyễn Quốc Chinh – Chủ tịch Nghiệp đoàn Nghề cá An Hải, đoàn tàu đánh bắt theo mô hình tổ đội, mỗi tổ đội từ 5-15 tàu cá, để chống lại sự gây hấn của tàu Trung Quốc.
“Mỗi khi gặp sự cố thì các tàu liên kết với nhau để ứng phó. Nhờ vậy, mà suốt trong những ngày qua, mặc dù tàu Trung Quốc khiêu khích, gây hấn nhưng bà con ngư dân vẫn yên tâm bám biển Hoàng Sa!”ông Chinh khẳng định.
Vũ Trung
Theo_VietNamNet
Phát lộ thêm tàu cổ vật
Những ngày gần đây, nhiều ngư dân ở xã Tam Hải, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam kéo nhau lặn tìm cổ vật được cho là của một con tàu bị đắm. Theo các chuyên gia, đây có thể là tàu đắm thuộc hàng cổ nhất được tìm thấy ở vùng biển miền Trung.
Sáng sớm 25/8, chúng tôi theo chân hai anh em thợ lặn Nguyễn Vỹ (39 tuổi, trú thôn 1, xã Tam Hải) dong chiếc thuyền máy ra vùng biển phía trước nhà để chuẩn bị cho một ngày lặn tìm cổ vật.
Dễ kiếm được tiền triệu
Nơi anh Vỹ neo thuyền cách bờ chừng 500 m. Nơi đây người địa phương gọi là vùng rạn Nhọn, cách mũi Bấc của đồi Bàn Than khoảng 300 m về phía Tây.
Hai người soạn sẵn ống dẫn khí, khoác bộ đồ lặn lên người rồi nhảy xuống biển lặn tìm cổ vật. Trong khi đó, trên thuyền, máy trợ thở hoạt động liên tục. Khoảng 30 phút sau, 2 người lần lượt ngoi lên mặt nước cùng một số mảnh vỡ của bát, dĩa, lọ bằng gốm sứ. Sau đó, cứ 5-7 phút, họ lại mang lên nhiều cổ vật khác, trong đó có nhiều lọ gốm nhỏ còn nguyên vẹn, bị đất cát bám xung quanh.
Anh Vỹ cho biết cách đây hơn 1 tháng, trong khi lặn bắt cá, một số ngư dân phát hiện tại vùng rạn Nhọn có nhiều mảnh vỡ bằng gốm sứ. Nghi là đồ cổ nên nhiều người lặn và tìm được nhiều bình gốm, chén dĩa, hũ loại nhỏ. Nghe tin, nhiều thợ lặn từ nơi khác cũng mang thiết bị đến trục vớt cổ vật nhưng đã bị người dân ở đây ngăn cản.
Một thợ lặn đưa cổ vật lên tàu
Theo anh Vỹ, vùng biển tìm thấy cổ vật sâu khoảng 4 m, phía dưới có rất nhiều đá, cổ vật bị vùi lấp dưới cát chừng nửa cánh tay. Có lẽ do gần bờ lại bị sóng đánh mạnh vào mùa đông nên nhiều cổ vật đã vỡ.
"Lúc mới phát hiện, ngư dân địa phương lặn tìm được rất nhiều cổ vật, đa số là chén dĩa, hũ nhỏ bằng sứ. Cũng có chậu, bình gốm sứ cỡ lớn nhưng đều bị vỡ. Hiện nay, giá bán những chiếc đĩa loại nhỏ là trên 1 triệu đồng, hũ gốm nhỏ từ 200.000 đồng trở lên, tùy màu sắc và hoa văn. Ngay cả mảnh vỡ cũng được thương lái mua khoảng 15.000 đồng/kg. Có người bán được hàng chục triệu đồng từ cổ vật, người ít cũng kiếm được vài triệu đồng" - anh Vỹ thuật lại.
Theo quan sát của chúng tôi, đa số cổ vật ngư dân ở đây tìm được có kích thước nhỏ, nhiều họa tiết, hoa văn vẽ bông hoa, chim chóc.
Dấu vết tàu cổ
Anh Vỹ cho biết cách đây vài hôm, tại một khu vực gần cửa Lở - nơi con sông Trường Giang đổ ra biển - nhiều ngư dân đã tìm thấy nhiều mảnh gỗ nghi là thân của tàu cổ bị đắm. Một mảnh đã bị gãy dài hơn 1,2 m, rộng gần 0,5 m, dày khoảng 0,1 m. Mảnh thứ hai nhỏ hơn, giống chi tiết nối ghép thân tàu cổ, có cả những vị trí chốt nêm. Ngoài ra, còn có 2 đoạn gỗ tròn như trụ xoay bánh lái. Mỗi đoạn gỗ tròn này dài hơn 3,5 m, đường kính hơn 0,4 m, có nhiều họa tiết và chữ Hán.
Ông Hồ Xuân Tịnh, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam, cho biết ngày 23/8, sở đã cử đoàn đến vùng biển người dân trục vớt cổ vật để khảo sát. Sau khi được ngư dân cung cấp hiện vật vừa trục vớt được, sở đã gửi một số tiêu bản cho TS Đoàn Ngọc Khôi, Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh Quảng Ngãi.
Qua phân tích, TS Khôi nhận định: Đây là những hiện vật của con tàu đắm thuộc hàng cổ nhất Việt Nam cho đến thời điểm hiện tại được tìm thấy ở vùng biển miền Trung. "Dựa vào loại hình đồ gốm sứ, chúng tôi nhận định các cổ vật này có niên đại vào thời Tống - Nguyên (thế kỷ XII-XIII)" - TS Khôi cho biết.
Rõ dần "nghĩa địa" tàu cổ Theo TS Đoàn Ngọc Khôi, đây rất có thể là một trong những địa điểm của hành trình con đường gốm sứ trên biển. Căn cứ vào các hiện vật gốm sứ cổ được tìm thấy ở xã Tam Hải, kết hợp với việc tỉnh Quảng Ngãi đang khai quật nhiều tàu cổ, giả thuyết về một "nghĩa địa" tàu cổ ở khu vực biển Quảng Nam - Quảng Ngãi đang rõ dần. Ông Hồ Xuân Tịnh cho biết việc xác định giá trị cổ vật vừa được tìm thấy sẽ góp phần quan trọng vào việc xác định giá trị to lớn của con đường gốm sứ trên vùng biển phía Tây tỉnh Quảng Nam. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có văn bản xin ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh Quảng Nam để có phương án bảo vệ, thăm dò và trục vớt tàu cổ bị đắm.
Theo Trân Thường
Tinh thần Lý Sơn "nổi sóng" Hàng trăm năm qua, người dân đảo Lý Sơn chất phác, hiền lành, chỉ biết bám biển để nuôi sống bản thân mình và gia đình. Bỗng một ngày đảo Lý Sơn "nổi sóng", ngư dân tập trung mít tinh đồng loạt phản đối kẻ ngang ngược, hung hăng xâm phạm chủ quyền. Ý thức về trọng trách khai phá, bảo vệ biển...