Nguyễn Hữu Tuấn: Trung vệ mang dáng dấp “hổ báo” ở ĐT Việt Nam
Những hình xăm chi chít cánh tay, còn khuôn mặt có vẻ dữ tợn như một gã “gangster” trong những bộ phim ăn khách của Mỹ. Nhưng Nguyễn Hữu Tuấn lại là một hậu vệ chơi thứ bóng đá quyết liệt nhưng đúng luật và mềm mại.
Vì ta cần nhau
Đã rất nhiều đồn đoán cho rằng, HLV Park Hang-seo không mấy ưa người đồng hương Chung Hae-soung nên bất chấp CLB TP.HCM chơi thành công tại tại V.League 2019 (giành ngôi á quân), những cầu thủ của đội bóng Thành phố này đều bị… ngó lơ. Tiêu biểu trong số ấy là Nguyễn Hữu Tuấn, người rất xứng đáng được điền tên trong danh sách.
Nguyễn Hữu Tuấn lần thứ 2 có mặt trong danh sách triệu tập của HLV Park Hang-seo. Ảnh: IT.
Trong bóng đá, chuyện “quân anh quân tôi” đã hiện hữu nơi nơi, nên với Việt Nam (nếu có) đấy cũng là chuyện thường tình. HLV Park Hang-seo có xuất hiện khái niệm đó trong đầu hay không chẳng ai biết. Chỉ biết, kể từ ngày lên nắm sa bàn, nhà cầm quân người Hàn luôn đề cao tính hiệu quả. Tức, ông luôn tồn tại câu hỏi: Tôi gọi anh ta lên làm gì? Cần cho vị trí nào?, thay vì cái “bóng” và tầm ảnh hưởng của anh ta với dư luận.
“HLV Miura là người thay đổi tôi nhiều nhất. Ông ấy chỉ cho tôi rất nhiều về cách chơi bóng và ông ấy cũng trao niềm tin cho tôi đá chính. Mùa 2018, tôi đã thay đổi hoàn toàn về chuyên môn” – Hữu Tuấn.
Hẳn nhiều người thấy tiếc cho Nguyễn Văn Quyết khi anh liên tiếp không được gọi lên ĐT Việt Nam. Kể từ sau AFF Cup 2018, Quyết đã không còn nằm trong danh sách, dù trước đó anh là đội trưởng của ĐTQG. Ở V.League 2019, Quyết là người được bầu chọn cho danh hiệu Cầu thủ xuất sắc nhất. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc tiền đạo này được “đặt” một chỗ ở đội tuyển.
Hữu Tuấn là chốt chặn đáng tin cậy của CLB TP.HCM. Ảnh: IT.
Trở lại câu chuyện của Hữu Tuấn. Cũng như Văn Quyết, thời gian trước đã nảy sinh những luồng tranh cãi khi ông Park không gọi trung vệ của CLB TP.HCM. Nhưng trong 2 lần triệu tập ĐT Việt Nam gần nhất, HLV Park Hang-seo đều điền tên của trung vệ gốc Đà Nẵng. Trong lần tập trung trước, Hữu Tuấn có tên trong danh sách 23 người chính thức, nhưng không được sử dụng phút nào trước Malaysia và Indonesia. Tuy nhiên, trước UAE và cả Thái Lan, có thể mọi chuyện sẽ khác.
Dù là một trung vệ nhưng Nguyễn Hữu Tuấn chỉ phải nhận 1 chiếc thẻ vàng ở V.League 2019. Mùa giải trước, cầu thủ sinh năm 1992 này phải nhận 4 thẻ vàng.
Thực tế, phong độ của Tuấn ở CLB TP.HCM không còn phải bàn cãi nhưng ở đội tuyển, đấy lại là một câu chuyện khác. Chẳng hạn như sự khác nhau về cách chơi, chiến thuật và cả sự ăn ý trong hiệp đồng tác chiến. Xét về điều này, Hữu Tuấn không thể so bì với Duy Mạnh, Ngọc Hải, Tiến Dũng hay Thành Chung, khi những cầu thủ này đã chơi bên cạnh nhau cả một quãng đường rất dài, kể từ ngày ông Park xuất hiện trong cabin của ĐTQG.
Hữu Tuấn ngày một hòa nhập hơn với các đồng đội ở ĐT Việt Nam. Ảnh: IT.
Video đang HOT
Nhưng chắc chắn, HLV Park Hang-seo không lần thứ 2 liên tiếp gọi Hữu Tuấn lên ngồi cho đủ mâm. Anh cũng có những cơ hội để được thể hiện, hay nói cách khác, ông Park hướng đến một giải pháp, một sự thay thế mới nếu như hàng phòng ngự có những rủi ro, sai số. Vậy ông Park cần Hữu Tuấn và gọi anh lên là quyết định hoàn toàn chính xác.
Cho lần đầu tiên
Trong số 27 cầu thủ được gọi, Nguyễn Hữu Tuấn là 1 trong 3 người chưa từng đá trận chính thức nào cho ĐTQG Việt Nam (cùng thủ môn Văn Cường và trung vệ Lê Văn Đại). Tuấn từng thừa nhận, anh có một chút lo lắng trong sự hoà nhập với đồng đội dù không xa lạ gì nhau ở V.League. “Lần trước được gọi, cảm giác cứ xốn xang và một chút lo lắng trong người. So với những đồng đội khác, tôi chưa có kinh nghiệm thi đấu quốc tế và cũng chẳng biết sẽ khởi đầu như thế nào dù nó chỉ là một buổi tập”, Hữu Tuấn chia sẻ trong lần đầu tiên được triệu tập lên tuyển cách đây 1 tháng.
Những con số thống kê cho thấy, Hữu Tuấn đang là cầu thủ có tỷ lệ tranh chấp hay nhất tại V.League, anh vượt qua cả những người đồng nghiệp như Ngọc Hải, Tiến Dũng (Viettel), Duy Mạnh (Hà Nội FC). Một trong những ưu thế khác của trung vệ sinh ra tại Đà Nẵng là khả năng tranh chấp bóng bổng cực tốt với tỷ lệ thành công lên đến 56%. Tuấn cũng có những cú tắc bóng chuẩn xác với tỷ lệ 3 lần/trận.
Những con số thông kê cho thấy Hữu Tuấn có tỷ lệ tranh chấp hay nhất tại V.League.
Điều ấn tượng nhất của Hữu Tuấn chính là phong cách chơi bóng rất mạnh mẽ nhưng cũng rất điềm tĩnh. Là một trung vệ nhưng cho đến thời điểm này, Hữu Tuấn chỉ phải nhận 1 thẻ vàng sau 26 vòng đấu. Đấy cũng là sự thay đổi rất lớn trong tư duy chơi bóng của Tuấn sau những mùa giải khoác áo CLB TP.HCM.
“Tôi không biết mình có phù hợp với cách chơi của HLV Park Hang-seo hay không nữa bởi mỗi người có một quan điểm chiến thuật, sử dụng con người khác nhau. Nhiệm vụ của tôi bây giờ là tập luyện thật chăm chỉ” – Hữu Tuấn.
Như đã đề cập, vấn đề còn lại của Hữu Tuấn chính là sự thích nghi về vị trí, chiến thuật cũng như hợp đồng tác chiến với các đồng đội. Thực tế, dưới sa bàn của HLV Chung Hae-soung, CLB TP.HCM chủ yếu sử dụng sơ đồ 4-4-2. Trong khi đó, người đồng hương Park Hang-seo lại sử dụng sơ đồ 3-5-2 hoặc 3-4-3. Với một trung vệ có thói quen chơi giăng ngang, để thay đổi tư duy thực sự không hề đơn giản. Ngay cả những trung vệ hiện tại của ông Park cũng đã từng mắc những lỗi sơ đẳng. Chỉ đến khi chơi bóng bên cạnh nhau họ mới tốt dần lên.
Ở V.League 2019, Tuấn đã cùng TP.HCM giành ngôi á quân. Ảnh: IT.
Thật ra, đội bóng Thành phố cũng từng sử dụng sơ đồ 3-5-2 nhưng không nhiều. Dù gì đây cũng chính là bàn đạp để Hữu Tuấn có thể thích nghi với lối chơi ở ĐTQG. “Rõ ràng có sự khác nhau về cách chơi, chiến thuật ở CLB và đội tuyển. Có thời điểm ở CLB, chúng tôi chơi với 3 trung vệ nhưng nó không phải là cách chơi chủ đạo. Dẫu vậy, nó giúp tôi hiểu đôi chút về cách chơi, để cố gắng thích nghi khi lên đội tuyển”.
Một khía cạnh khác, người ta mặc định Hữu Tuấn lên đội tuyển để chơi ở vị trí trung vệ mà không biết rằng, cầu thủ này còn có thể đảm nhiệm vị trí hậu vệ trái. Mùa 2017, khi CLB TP.HCM giành quyền lên chơi ở V.League, Tuấn đã không thể cạnh tranh với hai đàn anh Đình Luật và Phước Vĩnh. HLV Alain Fiard đã đưa cậu học trò của mình ra chơi hậu vệ trái và anh đã chơi cực hay. Rõ ràng, đây sẽ là một sự gợi ý đối với HLV Park Hang-seo trong bối cảnh Đoàn Văn Hậu không có nhiều cơ hội ra sân ở Hà Lan, còn Hồng Duy vốn là một tiền vệ tấn công.
“Biểu tượng mới”, tại sao không?
Nguyễn Hữu Tuấn sinh ra và lớn lên tại quận Liên Chiển (TP. Đà Nẵng). Cầu thủ sinh năm 1992 là một sản phẩm của lò đào tạo trẻ Đà Nẵng, anh cùng lứa với Giang Trần Quách Tân (Than Quảng Ninh) hay Nguyễn Minh Tâm (SHB.Đà Nẵng)…. Thế nên, người ta mới đặt ra một câu hỏi: Phải chăng, Tuấn phải bỏ xứ Đà Thành ra đi vì không tìm được chỗ đứng?.
Hữu Tuấn không chỉ là thủ lĩnh về chuyên môn mà còn là thủ lĩnh về tinh thần tại CLB TP.HCM. Ảnh: IT.
“Tuấn là một cầu thủ giỏi. Trình độ chơi bóng của cậu ấy đã được thể hiện. Tuy nhiên, đẳng cấp của CLB và ĐTQG là khác nhau. Tôi chỉ biết khuyên cậu ấy hãy tập trung và thể hiện hết mình. Sự lựa chọn cuối cùng thuộc về HLV trưởng” – HLV Chung Hae-soung.
“Năm 2013, tôi được đôn lên đội 1 SHB.Đà Nẵng. Anh biết đấy, ở tuổi 20, chẳng có mấy cầu thủ được tin dùng. Hơn thế nữa, ở thời điểm đó, SHB.Đà Nẵng có nhiều “cây đa, cây đề” như Phước Vĩnh, Hải Lâm… những người trẻ như tôi xác định ngồi dự bị dài hạn hoặc đá những giải dành cho tuổi U của mình. Một năm sau đó, CLB TP.HCM được lên hạng Nhất và họ mượn tôi về thi đấu. Tôi không do dự gì cả, vác ba lô lên và đi thôi, được chơi bóng như vậy là đủ rồi”, Hữu Tuấn nhớ lại.
Sau 2 năm, chứng kiến sự tiến bộ của Hữu Tuấn, HLV Lê Huỳnh Đức đã quyết định triệu hồi anh. Tuấn cho biết cuộc đời mình như có duyên phận với bóng đá Thành phố nên anh quyết định xin được ra đi và anh đã đi thật. Năm 2017, giấc mơ của Tuấn đã có thật khi anh cùng CLB TP.HCM lên chơi ở V.League. Một trang mới trong sự nghiệp mở ra và anh nói rằng, quyết định rời Đà Nẵng để tìm một con đường, tìm một lối đi đã đúng đắn.
“Tôi đi học buổi sáng, chiều lại vào sân đợi các bạn ngủ dậy thì tập. Ý thức được mình còn kém nên tôi tập hăng lắm, nhiều hôm thày cho nghỉ rồi tôi vẫn ở lại tập tới muộn mới trở về”, Tuấn nhớ lại. Ông trời không phụ lòng người, một năm sau khi đội U13 có đợt tuyển bổ sung, chàng trai sinh ra ở Liên Chiểu đã đỗ. Chặng đường đầu tiên của chàng tuyển thủ Việt Nam bắt đầu như vậy.
“Tôi cũng chẳng tưởng tượng nổi nếu ngày ấy mình không kiên trì theo đuổi thì giờ này đang làm gì. Bố mẹ tôi chỉ làm nông nghiệp, mưu sinh vất vả nên luôn ủng hộ tôi tìm kiếm con đường khác để có thể mở mày mở mặt. Tôi biết, nếu không có hậu phương vững chắc, mình khó bước đi trên con đường hiện tại. Ngày tôi có tên trong danh sách lên tuyển, bố mừng lắm, khoe khắp họ hàng, láng giềng”, Tuấn kể.
“Có nhiều người hỏi tôi, tại sao lại rời Đà Nẵng khi ở đây có mọi điều kiện để phát triển?. Đúng vậy. Đơn giản với tôi lúc ấy là một cầu thủ cho mượn mà thôi. Rồi thời gian chơi bóng ở TP.HCM, tôi thấy được tham vọng của đội bóng và đăc biệt tôi có cơ hội chơi tại V.League. Vậy tại sao phải quay về?. Thật hạnh phúc, gần 6 năm qua tôi là một phần của CLB TP.HCM”, Hữu Tuấn không giấu được sự hạnh phúc khi nói về sự lựa chọn của mình.
Phía trước, Hữu Tuấn sẽ nỗ lực để được ra sân trong màu áo ĐT Việt Nam. Ảnh: IT.
Ở CLB TP.HCM, Đỗ Văn Thuận được bầu làm đội trưởng và Hữu Tuấn chính là đội phó cùng Huỳnh Kesley. Với 6 năm gắn bó và hơn thế nữa, chàng trai sinh ra bên bờ sông Hàn xứng đáng trở thành một “biểu tượng” mới của bóng đá Thành phố. Xứng đáng vì sự cống hiến, xứng đáng vì chưa bao giờ anh quay lưng dù gặp bất kỳ trở ngại và khó khăn nào.
“Gia đình tôi hiện thuê một căn hộ chung cư nhưng đi thuê nên nhiều cái bất tiện. Hai vợ chồng tôi đã tiết kiệm được một chút, cộng thêm tiền lót tay nữa chắc cũng đủ sắm mái ấm nho nhỏ”, tuyển thủ Việt Nam hào hứng chia sẻ thêm về gia đình nhỏ của mình.
Vài nét về Nguyễn Hữu Tuấn
Sinh năm: 1992.
Vị trí sở trường: Trung vệ.
Sự nghiệp: Từng khoác áo SHB Đà Nẵng, Công an nhân dân và hiện tại là TP HCM.
Thành tích nổi bật: Á quân V-League 2019, HCĐ Cúp Quốc gia 2019.
Thông số chuyên môn mùa giải 2019: Tỉ lệ tắc bóng thành công trung bình 3 lần/trận. Tranh chấp bóng bổng đạt tỉ lệ thành công khoảng 60%.
Theo PV ( Thể Thao TV)
Công Phượng đứng nhất Sint-Truidense VV về điều này
Dù vừa chuyển đến chơi theo dạng cho mượn từ HAGL, tuy nhiên không có gì bất ngờ khi tiền đạo Công Phượng chính là ngoại binh sở hữu giá trị thấp nhất trong đội hình của Sint-Truidense VV.
Đầu tháng 7 vừa qua, tiền đạo Công Phượng đã đặt bút ký vào bản hợp đồng có thể nói là lịch sử của bóng đá Việt Nam để chuyển đến chơi cho Sint-Truidense VV ở giải VĐQG Bỉ trong 1 năm.
Dù còn khá vô danh với người hâm mộ, tuy nhiên Sint-Truidense VV vẫn là đội bóng có máu mặt ở Bỉ. Mùa giải năm ngoái, đội chủ sân Staaienveld kết thúc ở vị trí thứ 7 trên BXH và bỏ lỡ cơ hội tham dự vòng loaị Europa League khá đáng tiếc.
Công Phượng là ngoại binh có giá trị thấp nhất Sint-Truidense VV.
Sint-Truidense VV là CLB thuộc sở hữu của tập đoàn DMM Nhật Bản, vậy nên không có gì khó hiểu khi trong đội hình của đội bóng này có tới 5 cầu thủ tới từ xứ sở mặt trời mọc.
Không chỉ thế, Sint-Truidense VV còn sở hữu khá nhiều cầu thủ chất lượng và giá trị. Chuyển đến chơi cho đội bóng này, Công Phượng chính là ngoại binh được định giá thấp nhất khi anh chỉ có giá trị vỏn vẹn 150.000 euro, thua xa những nội binh trong đội hình của HLV Marc Brys.
Công Phượng là ngoại binh có giá trị thấp nhất trong đội hình của Sint-Truidense VV.
Ngoại binh đang được định giá cao nhất ở Sint-Truidense VV là tiền đạo Yohan Boli người Bờ Biển Ngà với 3 triệu eurro, xếp ngay sau là tuyển thủ Wataru Endo của Nhật Bản với 2 triệu euro, tiền vệ trung tâm người Tây Ban Nha Pol Garcia và tiền vệ cánh phải người Hà Lan Jordan Bokata cùng có giá 1,5 triệu euro, Công Phượng là người đứng cuối cùng về giá trị.
Tổng giá trị đội hình ước tính trên thị trường của Sint-Truidense VV rơi vào khoảng 18,65 triệu euro, tuy nhiên những con số thống kê nói trên chỉ mang tính lý thuyết, điều quan trọng nhất chính là màn trình diễn trên sân cỏ của Công Phượng.
Còn nhớ trong buổi lễ ký kết hợp đồng, Giám đốc điều hành của Sint-Truidense VV cho biết lý do việc trao cho tiền đạo ĐT Việt Nam số áo 15 là để kỳ vọng anh sẽ ghi hơn 15 bàn một mùa cho đội bóng này.
Việc chuyển đến thi đấu tại châu Âu cũng được xem là cơ hội không thể thuận lợi hơn để Công Phượng được mở rộng tầm mắt, được chơi bóng và học hỏi những người đồng đội kinh nghiệm và đẳng cấp.
Theo Danviet
Xuân Trường có thể "bằng bạn, bằng bè" với Công Phượng trong tương lai Vừa trở lại HAGL thi đấu lượt về V.League 2019, tiền vệ Lương Xuân Trường đã có cơ hội xuất ngoại sang châu Âu thi đấu giống như Công Phượng trong tương lai gần. Tính đến thời điểm này của sự nghiệp, Xuân Trường đã từng khoác áo 3 CLB nước ngoài theo dạng cho mượn từ HAGL. Các đội bóng này gồm...