Nguyên GĐ Vietcombank Tây Đô và nhiều đại gia nổi tiếng bị truy tố
Nguyên GĐ ngân hàng Vietcombank Tây Đô và hàng loạt đại gia nổi tiếng ở miền Tây bị truy tố.
VKSND Tối cao vừa hoàn tất cáo trạng truy tố đối Nguyễn Minh Chuyển (52 tuổi, nguyên Giám đốc Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Tây Đô (Vietcombank Tây Đô); Trần Anh Huy (45 tuổi, nguyên Trưởng phòng Tín dụng Vietcombank Tây Đô; Nguyễn Hữu Nghĩa (46 tuổi, nguyên cán bộ Vietcombank Tây Đô) cùng về tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”.
Ngoài ra, Võ Vũ Bình (43 tuổi), Nguyễn Hùng Cường (46 tuổi), Nguyễn Công Chừng (35 tuổi), Trang Hồng Sơn (35 tuổi), Võ Hoàng Thám (30 tuổi), Trịnh Minh Tú (53 tuổi), Nguyễn Thanh Hùng (49 tuổi), Vưu Minh Tuấn (54 tuổi), Cao Hoàng Thám (33 tuổi), Trần Văn Anh Duy (45 tuổi) là nguyên giám đốc các doanh nghiệp cũng bị truy tố về tội “ Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Theo cáo trạng, từ năm 2010 đến tháng 12/2014, ông Chuyển, Huy, Nghĩa và một số cán bộ Vietcombank Tây Đô đã có hành vi lập hồ sơ, thẩm định, phê duyệt, giải ngân, kiểm tra giám sát vốn vay, vi phạm Quy chế cho vay đối với khách hàng, không tuân thủ nghiêm túc về Quy chế cho vay của Ngân hàng Nhà nước…
Thực hiện 57 hợp đồng tín dụng cho 43 doanh nghiệp thuộc 6 nhóm khách hàng gồm: Nam Sông Hậu, Du lịch Đại Dương, Cơ khí Tây Đô, An Đô, Thép Đông Dương và Trường Nguyên với tổng số tiền giải ngân hơn 2.476 tỉ đồng.
Đến nay, không có khả năng thu hồi, gây thiệt hại cho Vietcombank Tây Đô với số tiền hơn 1.440 tỉ đồng. Cáo trạng cũng xác định những bị can trên đã để cho Cường, Trừng, Thám, Duy, Bình, Sơn, Tú, Hùng và Võ Hoàng Thám là các chủ doanh nghiệp lừa đảo chiếm đoạt của Vietcombank hơn 1.040 tỉ đồng.
Video đang HOT
Ngoài ra cáo trạng còn nêu rõ, ngoài Chuyển, Huy và Nghĩa, còn có 20 cán bộ tại VCB Tây Đô có liên quan đến hành vi vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng trong vụ án trên.
Tuy nhiên qua điều tra xét thấy đây là những cán bộ thuộc cấp của Chuyển và chỉ làm theo sự chỉ đạo, không có hưởng lợi gì, nên cơ quan điều tra đã đề nghị chỉ xử lý hành hành chính đối với từng cá nhân sau phạm.
Theo Hoài Thanh
Vietnamnet
Để thất thoát hàng trăm tỉ đồng, giám đốc ngân hàng hầu tòa
Không thẩm định hồ sơ cho vay và tài sản thế chấp, ông Phong cùng cấp dưới để nữ doanh nhân chiếm đoạt 190 tỉ đồng của nhà băng.
Ngày 23/3, TAND TPHCM đưa ra xét xử vụ án vi phạm các quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng xảy ra tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank) chi nhánh Nam Hoa.
Vụ án có 3 cán bộ ngân hàng bị đưa ra xét xử gồm Trần Văn Phong (sinh năm 1957, nguyên giám đốc Agribank chi nhánh Nam Hoa), Nguyễn Thị Thắng (sinh năm 1977, nguyên Phó Trưởng phòng kế hoạch kinh doanh) và Trần Thị Khánh Ngọc (sinh năm 1981, nguyên cán bộ tín dụng của ngân hàng này).
Nguyên giám đốc Agribank chi nhánh Nam Hoa.
Theo cáo trạng, năm 2005, Trần Thị Minh Châu (sinh năm 1972, ngụ TPHCM, đang bị truy nã) thành lập công ty TNHH May Thiên Kim, trụ sở đặt tại huyện Hóc Môn do Châu đứng tên làm giám đốc.
Đến năm 2008, công ty May Thiên Kim góp vốn với công ty Techni Global Ltd (Hoa Kỳ) thành lập Công ty TNHH Đá tấm xây dựng cao cấp có địa chỉ tại Khu công nghiệp Mỹ Xuân (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) do Châu làm giám đốc.
Từ ngày 26/2/2009 đến ngày 8/6/2010, Châu đại diện công ty Đá Tấm ký 5 hợp đồng tín dụng vay vốn của Agribank chi nhánh Nam Hoa, tổng cộng 264 tỉ đồng.
Để vay được tiền, Châu có hành vi gian dối, sử dụng giấy tờ giả chứng minh tài sản là quyền sử dụng đất 10ha đất thuê lại của công ty Idico, nâng khống giá trị nhà xưởng và giá trị dây chuyền sản xuất đá tấm xây dựng cao cấp.
Sau khi được giải ngân, Châu dùng số tiền vay để trả nợ gốc và lãi của các khoản vay trước đó, trả tiền xây dựng nhà xưởng, trả nợ cho một số đối tượng ngoài xã hội và chi tiêu cá nhân.
Liên quan đến hành vi lừa đảo của Châu, qua điều tra xác định, quá trình lập hồ sơ thẩm định và duyệt giải ngân cho công ty Đá Tấm vay vốn, Trần Văn Phong, Nguyễn Thị Thắng, Trần Thị Kháng Ngọc đã không thực hiện các quy định của ngân hàng nhà nước.
Khi ký hợp đồng thế chấp tài sản, cả 3 không thẩm tra tài sản đảm bảo, không thẩm định giá trị thực của tài sản đảm bảo, không tham khảo giá theo quy định của nhà nước, tạo điều kiện cho Châu sử dụng các giấy tờ giả nâng khống giá trị tài sản, dẫn đến cho vay vượt quá giá trị tài sản đảm bảo, gây thiệt hại cho ngân hàng.
Từ việc làm thiếu trách nhiệm trên của Trần Văn Phong, Nguyễn Thị Thắng và Trần Thị Khánh Ngọc, đến nay Công ty Đá Tấm vẫn còn 2 hợp đồng dư nợ, gây thiệt hại cho ngân hàng số tiền 190 tỉ đồng tiền gốc (chưa tính lãi vay).
Dự kiến phiên tòa này kéo dài tới ngày 25/3.
Xuân Duy
Theo Dantri
12 luật sư vụ Navibank đề nghị triệu tập thẩm phán Tòa Tối cao bất thành Tòa cho rằng, các luật sư của lãnh đạo Navibank yêu cầu triệu tập thẩm phán từng xử Huyền Như là "hiểu chưa đúng luật". Ngày 12/3, sau ba ngày tạm dừng chờ VKSND Tối cao bổ sung tài liệu, chứng cứ cho việc giải quyết vụ án, phiên xét xử ông Lê Quang Trí (cựu Tổng giám đốc Navibank) và đồng phạm...