Nguyên chủ tịch huyện Hóc Môn xin giảm án
Sáng 15-6, Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP.HCM đã mở phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ sai phạm của ông Nguyễn Văn Khỏe, nguyên chủ tịch UBND huyện Hóc Môn, TP.HCM. Đây là lần thứ ba tòa phúc thẩm mở phiên tòa xét xử vụ án này. Cả hai phiên tòa trước đều diễn ra nửa chừng rồi tạm hoãn.
Ông Khỏe (ngoài cùng bên trái, hàng dưới) cùng các bị cáo tại phiên tòa phúc thẩm
Phiên tòa phúc thẩm lần thứ nhất mở ngày 29-11-2010 mới tiến hành phần thủ tục khai mạc thì ông Nguyễn Văn Khỏe yêu cầu hoãn phiên tòa, vì cả hai luật sư mà ông mời bào chữa đều bận việc không có mặt.
Đến phiên tòa lần thứ hai (ngày 9-3-2011), hội đồng xét xử cũng phải dừng thẩm vấn giữa chừng vì còn nhiều vấn đề của vụ án cần được làm rõ thêm.
Trong phiên tòa sáng hôm nay, nguyên chủ tịch huyện Nguyễn Văn Khỏe đã có đầy đủ hai luật sư bào chữa. Theo bản án sơ thẩm (xử tháng 8-2010), ông Khỏe bị kết án 26 năm tù về ba tội danh: nhận hối lộ, lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ và lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi.
Video đang HOT
Được tòa cho trình bày nội dung kháng cáo, ông Khỏe cho biết bản án sơ thẩm buộc ba tội danh trên với ông là đúng, ông không kêu oan mà chỉ đề nghị tòa phúc thẩm xem xét lại các mức án tù mà bản án sơ thẩm áp dụng để giảm nhẹ hình phạt cho ông.
Trả lời tòa, nguyên chủ tịch huyện thừa nhận những khoản tiền đã nhận của vợ chồng Trần Thị Hà và Hà Văn Hòa (giám đốc, phó giám đốc Công ty TNHH xây dựng thương mại kinh doanh nhà Thành Phát) trong quá trình phê duyệt, chấp thuận cho công ty được thực hiện dự án tại huyện Hóc Môn.
Nguyên chủ tịch huyện nói sau khi đã ra văn bản chấp thuận địa điểm giúp Công ty Thành Phát có cơ sở xin thành phố giao dự án, Đặng Công Danh (giám đốc Công ty Danh Khoa) là người đã giới thiệu Hà Văn Hòa với ông có hai lần đem gói quà đến nhà ông. Dù ông đã nói không nhận vì thấy “làm vậy kỳ lắm” nhưng Danh vẫn cứ nhét gói tiền vào bàn. Mặc dù hai lần Danh đưa tiền, ông mở ra đếm thấy chỉ có 250 triệu đồng (một lần 100 triệu, một lần 150 triệu) nhưng do Danh nói đưa tổng cộng 300 triệu đồng cho ông nên ông cũng nhận là 300 triệu. Sau đó khi “làm lơ” cho Hòa san lấp, phân lô trái phép lô đất 4.800m2 thì Hòa có đem gói quà có 100 triệu đồng đến nhà cho ông Khỏe. Nguyên chủ tịch thừa nhận có lần nhận tiền này.
Về khoản tiền 1 tỉ đồng nhận từ Trần Thị Hà sau khi dự án của Công ty Thành Phát đã được UBND TP phê duyệt, mặc dù không thừa nhận đó là tiền Hà đưa để mua ôtô Lexus như lời hứa trước đó mà chỉ là tiền “mượn để sửa nhà”, nhưng nguyên chủ tịch cũng không có ý kiến gì khi viện kiểm sát cho rằng đó chính là tiền đưa hối lộ. Theo bản án sơ thẩm, tổng cộng tiền nhận hối lộ của nguyên chủ tịch huyện tới 1,4 tỉ đồng.
Liên quan đến khoản tiền 50 triệu đồng và 5.000 USD mà bản án sơ thẩm buộc ông Khỏe vào tội “lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi”, thẩm vấn của hội đồng xét xử phúc thẩm cho thấy ý thức của Trần Thị Hà khi đưa tiền cho ông Khỏe là để ông Khỏe giúp nhanh chóng có được quyết định phê duyệt quy hoạch 1/500 của Sở Quy hoạch kiến trúc, đó là tiền đưa hối lộ. Ông Khỏe khai rằng sau khi nhận tiền của Hà, ông bỏ vào trong cặp, định khi nào có quy hoạch 1/500 được phê duyệt sẽ đưa bồi dưỡng. Tuy nhiên sau đó do thời gian quá lâu, ông “quên mất đó là tiền gì và đã xài hết”, không đưa cho ai cả.
Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo Trần Thị Hà, giám đốc Công ty Thành Phát, luôn kêu oan về tội đưa hối lộ. Hà cho rằng mình không đưa hối lộ cho ông Nguyễn Văn Khỏe 1 tỉ đồng mà đó chỉ là cho mượn. Còn 400 triệu đồng mà ông Khỏe nhận (trong quá trình xin phê duyệt dự án) là của Hà Văn Hòa đưa, Hà không biết về việc này. Về tội lừa đảo 18 tỉ đồng và 3.000 lượng vàng của ngân hàng, Hà nói có biết việc sử dụng bộ hồ sơ với phần lớn giấy tờ là giả để vay vốn là sai, nhưng vẫn cho rằng không lừa ngân hàng mà chỉ lấy tiền để thực hiện dự án.
Hà Văn Hòa, phó giám đốc Công ty Thành Phát, kêu oan về tội lừa đảo, cho rằng không liên quan đến việc Hà đem thế chấp dự án vay tiền của ngân hàng vì lúc đó vợ chồng đã chia tay do mâu thuẫn tình cảm, mọi công việc điều hành công ty đều do Hà thực hiện. Hà Văn Hòa chỉ thừa nhận hành vi đưa hối lộ cho nguyên chủ tịch huyện Nguyễn Văn Khỏe và các cán bộ xã trước đó trong quá trình xin thực hiện dự án.
Phiên tòa vẫn đang tiếp tục phần thẩm vấn các bị cáo khác (tại phiên tòa phúc thẩm có tổng cộng sáu bị cáo kháng cáo).
Theo Tuổi Trẻ
10 lần mở phiên tòa chưa xử được
TAND tỉnh Khánh Hòa vừa xét xử sơ thẩm vụ án tham ô tài sản tại Công ty TNHH thương mại Khatoco và tiếp tục trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Đây là vụ án hình sự kéo dài gần 6 năm, với 3 lần thay đổi cáo trạng, hơn 10 hoãn và trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
Công ty TNHH thương mại Khatoco là đơn vị thành viên của Tổng công ty Khánh Việt, thành lập ngày 21.5.2002, có chức năng kinh doanh các mặt hàng thuốc lá điếu sản xuất trong nước, vải, hàng may mặc...
Các bị cáo tại tòa - Ảnh: Hoàng Văn
Theo cáo trạng của Viện KSND tỉnh Khánh Hòa, giữa năm 2005, Khatoco phát hiện ông Đoàn Tư Ái, Phó giám đốc; Nguyễn Thị Thanh Thủy, kế toán trưởng; Nguyễn Tấn Vũ, kế toán viên và thủ kho Phạm Thị Yến Hằng thông đồng với một số khách hàng để rút tiền công ty. Ngày 24.10.2005, Cơ quan CSĐT - Công an tỉnh Khánh Hòa khởi tố vụ án hình sự và khởi tố các bị can: Nguyễn Tấn Vũ về tội "tham ô tài sản"; Đoàn Tư Ái về hai tội "lạm quyền" và "lợi dụng chức vụ quyền hạn"; Nguyễn Thị Thanh Thủy về ba tội "tham ô tài sản", "thiếu trách nhiệm..." và "lợi dụng chức vụ quyền hạn"; Phạm Thị Yến Hằng về tội "thiếu trách nhiệm..." và Võ Bá Cừ, Giám đốc Công ty TNHH dịch vụ - thương mại Thành Lộc (trụ sở tại TP.HCM, đối tác của Khatoco) về tội "tham ô tài sản". Quá trình điều tra, Cơ quan CSĐT - Công an tỉnh Khánh Hòa xác định từ tháng 6.2002 đến tháng 5.2005, bằng thủ đoạn gian lận sổ sách, chứng từ, các bị can trên làm thất thoát của Khatoco số tiền 1.499.935.355 đồng.
Không tuyên án, tiếp tục trả hồ sơ Luật sư Nguyễn Hồng Hà, người bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho nguyên đơn dân sự trong vụ án, cho biết: Ở phiên tòa xét xử sơ thẩm theo hai cáo trạng trước, do các kiểm sát viên không luận tội mà chỉ đề nghị HĐXX hoãn phiên tòa trả hồ sơ điều tra bổ sung. Riêng đối với phiên xét xử sơ thẩm theo cáo trạng lần ba, HĐXX cũng không thể tuyên án, vì trước khi xét xử, thẩm phán chủ tọa đã có quyết định trả hồ sơ cho rằng chưa đủ chứng cứ quan trọng, nhưng Viện Kiểm sát không chấp nhận, vẫn giữ nguyên cáo trạng. Do vậy HĐXX không tuyên án và tiếp tục trả hồ sơ.
Sau khi tiếp nhận hồ sơ vụ án, ngày 15.11.2007, Viện KSND tỉnh Khánh Hòa đình chỉ điều tra bị can đối với Nguyễn Thị Thanh Thủy và Võ Bá Cừ vì cho rằng chưa đủ chứng cứ kết luận 2 bị can này tham ô tài sản; đồng thời ra cáo trạng truy tố các bị can còn lại theo đề nghị của Cơ quan CSĐT.
Trong phiên xét xử sơ thẩm lần thứ nhất, Hội đồng xét xử (HĐXX) của TAND tỉnh Khánh Hòa quyết định trả hồ sơ, yêu cầu điều tra bổ sung, tiến hành trưng cầu giám định thiệt hại tài sản. Sau đó, ngày 17.2.2009, tại phiên xét xử sơ thẩm lần hai, HĐXX tiếp tục trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung, trong đó có nội dung: "Ngày 24.10.2005, Cơ quan CSĐT - Công an tỉnh Khánh Hòa ra quyết định khởi tố bị can đối với Nguyễn Thị Thanh Thủy về hành vi tham ô tài sản. Sau đó, Viện Kiểm sát xét thấy không có căn cứ nên đã ra quyết định đình chỉ, đồng thời lại chuyển 2 hành vi trong tội tham ô sang truy tố luôn cùng một số hành vi ở tội thiếu trách nhiệm (đã được khởi tố trước đó). Vì vậy, đề nghị Viện Kiểm sát kiểm tra lại tính có căn cứ và hợp pháp của các quyết định nêu trên".
Sau 3 lần thay đổi cáo trạng, đến phiên tòa sơ thẩm lần 3, khi luận tội, đại diện Viện Kiểm sát giữ quyền công tố tại phiên tòa tiếp tục thay đổi tội danh, truy tố bị cáo Vũ từ "tham ô tài sản" sang "giả mạo giấy tờ trong công tác"; tội "lợi dụng chức vụ quyền hạn" 2 bị cáo Thủy, Ái sang "thiếu trách nhiệm...". Tuy nhiên, sau khi nghị án, HĐXX nhận định có những chứng cứ quan trọng không thể bổ sung tại phiên tòa nên tiếp tục trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung.
Ông Nguyễn Văn Phước, Chánh án TAND tỉnh Khánh Hòa, cho biết: "Nguyên nhân để vụ án kéo dài là do cơ quan điều tra không thực hiện đầy đủ các nội dung mà HĐXX yêu cầu bổ sung; trong đó, nguyên nhân chính là không giám định được giá trị thiệt hại. Đây là yếu tố hết sức quan trọng của vụ án". Tuy nhiên, một cán bộ Cơ quan CSĐT - Công an tỉnh Khánh Hòa giải thích, cơ quan điều tra đã làm hết trách nhiệm, các chứng cứ đã thể hiện rõ trong hồ sơ vụ án.
Không biết vụ án còn kéo dài đến bao giờ?
Theo Thanh Niên
Cựu bí thư huyện ủy bị kết tội lợi dụng chức vụ quyền hạn Ngày 30/5, ông Trần Thế Thụ (nguyên bí thư huyện ủy kiêm chủ tịch UBND huyện Gia Bình, Bắc Ninh) đã bị TAND tỉnh tuyên phạt 2 năm tù về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Theo VKS, do khói từ các lò gạch thủ công ở địa phương làm ô nhiễm môi trường, gây thiệt...