Nguyên Chủ tịch Hiệp hội Lương thực VN hầu tòa
Linh cùng với thuộc cấp của mình tạo điều kiện cho Diễm lừa đảo chiếm đoạt của KTC hơn 50,5 tỉ đồng.
Ảnh minh họa
Ngày 28.3, TAND tỉnh Kiên Giang mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản; thiếu trách nhiệm, cố ý làm trái quy định nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng và lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại Công ty TNHH MTV du lịch – thương mại tỉnh Kiên Giang (gọi tắt là KTC).
Ngoài Lê Thị Thanh Diễm (nguyên Giám đốc Công ty TNHH Việt Phong) bị truy tố tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, có 6 bị can nguyên là lãnh đạo, cán bộ KTC gồm: Nguyễn Hùng Linh (nguyên Tổng giám đốc KTC, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Lương thực VN), Đỗ Hiếu Liêm (nguyên Phó tổng giám đốc), Lê Nguyễn Hoàng Nam (nguyên Trưởng phòng Kế hoạch – kinh doanh), Phan Văn Trinh (nguyên Phó phòng Kế hoạch – kinh doanh), Âu Tấn Việt (nguyên Phó phòng Kế hoạch – kinh doanh), Huỳnh Vũ Anh (cán bộ Phòng Kế hoạch – kinh doanh) bị truy tố với các tội danh như thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Theo cáo trạng, Linh cùng với thuộc cấp của mình tạo điều kiện cho Diễm lừa đảo chiếm đoạt của KTC hơn 50,5 tỉ đồng. Cũng theo cáo trạng, Linh và Nam lập 3 công ty sân sau kể trên và nhờ người thân đứng tên để lấy gạo của KTC xuất khẩu thu lợi cá nhân hơn 2,4 tỉ đồng; gây thiệt hại lãi suất cho KTC gần 425 triệu đồng. Viện KSND cũng truy tố Việt về hành vi cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng khi ký thủ tục giao 1.065 tấn gạo cho Công ty World Trade khi công ty này chưa thanh toán 638.450 USD cho KTC (ký lệnh nhả hàng). Đến nay, Công ty World Trade vẫn chưa chuyển trả số tiền này, gây thiệt hại cho KTC hơn 13,4 tỉ đồng. Hôm nay (29.3) phiên tòa sẽ tiếp tục.
Video đang HOT
Xuân Lam – Đình Tuyển
Theo Thanhnien
Cán bộ thông đồng, kê khống đất chiếm gần 17 tỷ đồng
10 cán bộ từ cấp thôn đến cấp tỉnh "bắt tay" kê khống đất đai, cây trồng để nhận gần 17 tỷ đồng từ việc bồi thường giải phóng mặt bằng thủy điện Sông Bung 4 (Quảng Nam).
Chiều 17/3, sau hai ngày làm việc, TAND tỉnh Quảng Nam đã hủy hồ sơ vụ án, để điều tra lại vụ kê khống tài sản để chiếm đoạt gần 17 tỷ tiền đền bù xây dựng thủy điện Sông Bung 4 (huyện Nam Giang).
"HĐXX đề nghị khởi tố thêm một số người liên quan vụ án, truy tố một số bị cáo thêm tội danh đồng thời làm rõ, thay đổi tội danh đối với một số bị cáo", chủ tọa phiên tòa nói. 10 bị cáo đều là những cán bộ cấp thôn cho đến cấp tỉnh.
10 người bị truy tố đều là cán bộ cấp thôn cho đến cấp tỉnh. Ảnh: Tiến Hùng.
Theo cáo trạng, năm 2008, Lê Ngọc Phú, Lê Ngọc Ánh, Lê Ngọc Huỳnh và Trương Công Đăng (cán bộ Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Nam) được giao đo đạc, lập bản đồ giải tỏa đền bù thủy điện Sông Bung 4. Nhóm cán bộ này cùng Nguyễn Ngọc Bội (cán bộ Ban quản lý thủy điện Sông Bung 4), và Nguyễn Văn Hợp (Hội đồng bồi thường huyện Nam Giang) đã kiểm kê không chính xác, chỉ đo qua loa từng thửa đất, hoa màu trên đất. Việc quy chủ các thửa đất không đúng, dẫn đến chi phí đền bù tăng.
Thấy những cán bộ bồi thường dễ dãi, Chủ tịch UBND xã Zuôih là Coor Hiết cùng phó chủ tịch xã A Rất Mông, cán bộ địa chính Pơ Loong Nhanh và trưởng thôn Bnướch Âp Lý đã thỏa thuận để xin đứng tên một số thửa đất vô chủ và kê khống hoa màu để được đền bù.
Theo cáo buộc, A Rất Mông kê khống nhận hơn 600 triệu đồng, Coor Hiết chiếm hơn 1,2 tỷ, Pơ Loong Nhanh hơn 160 triệu và trưởng thôn Lý nhận gần 500 triệu đồng. Những người này sau đó có chia tiền lại quả cho các cán bộ huyện và Sở đã giúp họ kê khống.
Thời gian này, Lê Ngọc Ánh còn giúp Ban đại diên thôn Prum A trong đó Bnướch Ấp Lý là trưởng thôn, phó thôn A Lăng Pơu và cán bộ mặt trận thôn Pơ Loong Nhiêu hợp thức hóa 3 thửa đất bỏ hoang lâu năm cho 3 hộ dân trong thôn đứng tên. Sau khi nhận gần 4 tỷ tiền đền bù, ba hộ dân này nộp lại phần lớn tiền cho ba cán bộ thôn, những cán bộ này cũng chia lại cho Ánh một ít lại quả.
Ngoài ra, một số cán bộ còn giúp kê khống đất, hoa màu cho hàng loạt hộ dân ở xã Zuôih và xã Chaval, gây thoát nhiều tỷ đồng....
Sau khi bị phát giác, Trương Công Đăng, Lê Ngọc Ánh, Lê Ngọc Phú bị truy tố tội Cố ý làm trái quy định nhà nứơc, gây hậu quả nghiêm trọng. Lê Ngọc Huỳnh, Lê Ngọc Ánh, Bnướch Ấp Lý, Coor Hiết và Pơ Loong Nhanh bị truy cứu tội Lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Nguyễn Ngọc Bội bị truy cứu tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ còn Nguyễn Văn Hợp bị truy tố tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Vụ việc còn có sự giúp sức của một số cán bộ như Chủ tịch xã Chaval và cán bộ địa chính xã này khi ký xác nhận nguồn gốc đất do xã quản lý cho các hộ dân để họ nhận tiền. Tuy nhiên, hai người này không bị truy tố. Ngoài ra còn nhiều cán bộ, hộ dân khác liên quan vụ án nhưng chưa cũng không bị truy cứu.
Vụ án được xác định gây thất thoát gần 17 tỷ đồng của nhà nước, tuy nhiên chưa thu hồi được do phần lớn các hộ dân nhận tiền khai đã tiêu xài hết.
Tiến Hùng
Theo VNE
Giám đốc bệnh viện lập khống 13.000 bệnh án, chia tiền cho nhân viên Ông Kiệt thừa nhận vì thương nhân viên và bệnh viện thiếu chi phí nên chủ trương lập khống hơn 13.000 hồ sơ bệnh án, rút 28 tỷ đồng của VNPT. Ngày 28/3, TAND TP HCM mở phiên xét xử ông Trương Anh Kiệt (57 tuổi, nguyên giám đốc Bệnh viện Bưu điện 2, TP HCM) cùng cấp dưới Phạm Văn Sửu (51...