Nguy hiểm từ xăm môi, xăm mắt
Với đà mọc lên như “nấm sau mưa” của các trung tâm thẩm mỹ, nhiều chị em đã không ngần ngại bỏ tiền ra để mua nhan sắc. Nhưng ước mộng thành tiên chỉ trong một ngày có thể biến thành ác mộng đối với nhiều người.
Vỡ mộng “thành tiên”
Sau một thời gian đắn đo, dò hỏi và tìm hiểu thận trọng, chị Mai Hoa (Đống Đa, Hà Nội) quyết định đi xăm mắt. Ngày thứ năm sau khi xăm, mắt trái của chị sưng mộng, nước mắt chảy ràn rụa kèm theo nhức buốt. Khi đến khám tại Bệnh viện Mắt, chị được chẩn đoán bị nhiễm trùng mi mắt phải điều trị kháng sinh dài ngày ngăn biến chứng. Sau đợt chữa trị, mắt chị dần khỏe lại nhưng đáng tiếc là nó không còn đẹp như trước vì bị di chứng sụp mí do vết xăm nhiễm trùng gây nên.
Theo BS. Nguyễn Thu Thảo – Khoa Thẩm mỹ, Bệnh viện Mắt cho biết đây chỉ là một trong số rất nhiều trường hợp bị nhiễm trùng sau khi xâm thẩm mỹ đến điều trị tại khoa. Nếu bệnh nhân đến sớm và chỉ bị nhiễm trùng ngay tại vùng xăm thì việc điều trị không quá tốn kém. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân đã tự điều trị hoặc đến trễ thì sẽ có những biến chứng trầm trọng hơn, đôi khi phải xử lý bằng phẫu thuật.
Ảnh minh họa
Lựa chọn an toàn
Về mặt sức khỏe, xăm thẩm mỹ có một số nguy cơ. Ví như các dụng cụ dùng trong xăm thẩm mỹ như: kim tiêm, bơm tiêm, kim châm, và cả dịch màu nếu không được khử trùng đúng cách sẽ là nguồn lây nhiễm tại chỗ làm nhiễm trùng, bị dị ứng với thuốc xăm, làm tróc da môi sau khi xăm… Đáng sợ hơn là chúng tiềm ẩn nguy cơ lây truyền những mầm bệnh nguy hiểm như: Herpes, viêm gan siêu B, thậm chí là HIV giữa người sang người.
Bên cạnh đó, việc thịnh hành màu sắc, kiểu dáng trang điểm môi mắt luôn có xu hướng thay đổi theo thời gian, vì thế, nếu bạn đã trót sử dụng cách xăm mắt, môi để làm đẹp lâu dài thì bạn sẽ gặp không ít phiền toái khi muốn xóa vết xăm cũ để xăm mới cho hợp xu hướng và phù hợp với tuổi tác của mình.
Đẹp hay xấu tùy thuộc mỗi người
BS. Hoài Thương – Viện Thẩm mỹ Hà Nội cho biết: Xăm thẩm mỹ có đẹp và tiện lợi hay không là tùy theo quan điểm của từng người. Có người cho xăm thẩm mỹ là đẹp và không mất công trang điểm hàng ngày, chỉ cần xăm môi, xăm mắt một lần là có thể giữ nguyên như thế mãi. Nhưng cũng có nhiều bạn cho rằng xăm là làm mất vẻ đẹp tự nhiên của con người, đến lúc không thích nữa và muốn tẩy xóa đi rất khó.
Cần nhớ rằng xăm là biện pháp trang điểm vĩnh viễn trong khi tuổi tác, thời trang và ý thức của con người thì thay đổi. Có chị em chỉ sau khi xăm mấy năm màu sắc và kiểu dáng xăm cũ không còn phù hợp với tuổi tác của mình và thời trang hiện nay, muốn tẩy xóa hoặc thay đổi khác đi sẽ rất khó khăn và tốn kém.
Video đang HOT
Những lưu ý khi xăm thẩm mỹ
- Người bị chứng không đông máu, bị nhiễm AIDS, viêm gan B, hoặc những người bị dị ứng một số kim loại dùng trong quá trình xăm.
- Phụ nữ có thai không nên xăm mình vì khi đang mang thai da họ dễ bị nhão. Sau khi sinh con, da co lại có thể làm hỏng hình xăm. – Trẻ chưa đến tuổi vị thành niên không nên xăm, nếu không có sự đồng ý của cha mẹ. – Không để vết thương chưa thành sẹo lộ ra nắng, phải giữ cho vết thương lên sẹo hoàn toàn.
- Vệ sinh vết xăm bằng xà phòng trung tính, hoặc dung dịch khử trùng, sau đó rửa lại bằng nước sạch
- Cẩn thận với những tác nhân gây nhiễm trùng như bụi, quần áo bẩn, quần áo có sợi len…
Theo SKGĐ
Xăm và xóa xăm thẩm mỹ
Một số phụ nữ vì công việc bận rộn, ít có thời giờ trang điểm, muốn có chân mày đậm, đẹp hơn, bờ môi đỏ hơn hay quầng vú có màu sắc tự nhiên hơn nên đã xăm thẩm mỹ.
Xăm thẩm mỹ lên da là một thủ thuật đơn giản, ngày càng khá quen thuộc với mọi người. Năm 1991, ở Hoa Kỳ có khoảng 9-11% số người lớn, phái nam xăm thẩm mỹ và có khoảng 50% những người này hối tiếc, tìm cách xóa bỏ đi.
Một số nghệ sĩ, các vận động viên thể thao xăm thẩm mỹ để gây ấn tượng mạnh cho người hâm mộ. Ngoài ra, một số phụ nữ vì công việc bận rộn, ít có thời giờ trang điểm, muốn có chân mày đậm, đẹp hơn, bờ môi đỏ hơn hay quầng vú có màu sắc tự nhiên hơn (sau khi mổ chỉnh hình tuyến vú bị cắt bỏ vì ung thư)... nên đã xăm thẩm mỹ.
Xăm môi thẩm mỹ
Xăm thẩm mỹ thực hiện như thế nào?
Vết xăm là dấu hiệu, chữ viết hoặc hình ảnh được thực hiện bằng cách xăm màu vào lớp trên cùng của da. Thông thường người nghệ sĩ dùng máy xăm cầm tay với một hoặc nhiều kim thấm mực xăm vào da. Theo mỗi nhát xăm, hạt mực được đưa vào da. Thủ thuật này có thể gây đau nhẹ nếu không gây tê và thời gian kéo dài nhiều ít tùy theo vết xăm lớn nhỏ.
Khi xăm thẩm mỹ, có thể xảy ra những hậu quả không mong muốn:
- Phản ứng dị ứng với mực xăm, đặc biệt với mực đỏ, gây viêm, ngứa nơi xăm. Tai biến này có khi vài năm sau khi xăm mới xảy ra.
- Nhiễm trùng da: vùng da nơi xăm bị nhiễm trùng, viêm đỏ, đôi khi làm mưng mủ.
- Các biến chứng khác ở da như tạo nên sẹo lồi.
- Các bệnh về máu như viêm gan B, viêm gan C, bệnh AIDS... nếu dụng cụ không được vô trùng.
- Ảnh hưởng đến kết quả chụp cộng hưởng từ (MRI) vùng được xăm.
Khi bị các kết quả không mong muốn trên, cần phải đến bác sĩ khám và điều trị. Ở Hoa Kỳ, xăm thẩm mỹ thuộc cơ quan thực phẩm và thuốc (FDA) quản lý, người thực hiện phải tuân thủ các quy định của ngành Y tế.
Để an toàn khi xăm thẩm mỹ (XTM) chúng ta cần biết:
- Ai thực hiện xăm, chỉ đến xăm ở những nơi được nhà nước cho phép, có nhân viên được huấn luyện tốt.
- Xem người xăm có rửa tay sạch và mang găng vô trùng cho mỗi lần xăm không.
- Dụng cụ xăm phải được vô trùng trước.
- Không nên đi xăm khi bị say rượu hoặc bị bạn rủ, có thể hối tiếc về sau. Cần săn sóc vết xăm cẩn thận.
Thông thường:
- Bỏ băng (nếu có) 24 giờ sau, thoa thuốc mỡ có kháng sinh lên vết xăm trong thời gian lành.
- Giữ vết xăm sạch, khô.
- Tránh nắng chiếu vào vết xăm vài tuần.
- Đừng mặc quần áo bó sát vào vết xăm.
- Khoảng 2 tuần vết xăm sẽ lành, không nên gỡ mày sớm, có thể làm vết xăm nhiễm trùng hoặc hình xăm bị biến dạng.
Các phương pháp xóa xăm
Có nhiều phương pháp xóa xăm. Trước đây việc xóa xăm khá phức tạp và thường để lại nhiều sẹo xấu. Để làm mất vết xăm, người ta có thể phẫu thuật lấy bỏ toàn bộ hình xăm, sau đó có thể ghép da vào. Việc này chỉ thực hiện được với những vết xăm nhỏ. Với vết xăm lớn, chiếm cả lưng hay ngực thì không làm được.
Xóa xăm bằng những phương pháp khác như: dùng hóa chất hoặc nhiều thủ thuật khác trong dân gian thường để lại nhiều sẹo và nhiều trường hợp sẹo xấu hơn hình xăm rất nhiều.
Ngày nay, với việc áp dụng tia laser, vết xăm được xóa bỏ hầu như hoàn toàn mà không để lại sẹo trên da. Bên cạnh laser các phương pháp khác như siêu mài da, dùng tia IPL cũng cho kết quả khá tốt, xóa hết vết xăm mà da không bị sẹo.
Theo SKĐS
Nở rộ dịch vụ xăm môi, mắt dạo tận nhà Đặt khách nằm xuống nệm, thợ xăm bắt đầu mang giỏ đồ nghề y tế ra, rút thuốc tê vào ống xi lanh rồi tiêm vào chân mày cho người phụ nữ để chuẩn bị xăm. Vài tháng trước, chị Thu đã được một thợ "thẩm mỹ dạo" đến tận nhà xăm cho mình cặp chân mày với giá 350 nghìn đồng. Khi...