Nguy hiểm tình trạng trẻ hóa bệnh lý tăng huyết áp
Hiện nay, tỷ lệ người mắc tăng huyết áp có xu hướng tăng cao và độ tuổi trẻ dần.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là nhịp sống nhanh và lối sống sinh hoạt không đúng. Nguy hiểm hơn, bệnh tăng huyết áp thường không có triệu chứng rõ ràng khiến nhiều người chủ quan, không tuân thủ điều trị dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM (BV ĐHYD TP.HCM) đang điều trị phục hồi chức năng cho người bệnh T.V.S. (46 tuổi, ngụ tại Lâm Đồng). Trước đó, anh S. được chẩn đoán tăng huyết áp và điều trị tốt trong hơn 6 tháng. Tuy nhiên khoảng 1 tháng nay, do thấy tình trạng sức khỏe ổn định nên anh bỏ uống thuốc, bỏ tái khám. Áp lực công việc cũng khiến anh S. thường xuyên căng thẳng, chế độ sinh hoạt và tập luyện không điều độ. Sau đó anh S. bị đột quỵ. Di chứng sau đột quỵ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, công việc và sinh hoạt hằng ngày. Hiện anh đang được điều trị phục hồi chức năng.
Chia sẻ với bác sĩ, anh cho biết bản thân rất hối hận vì không tuân thủ điều trị để biến chứng nghiêm trọng này xảy ra.
GS-TS-BS. Trương Quang Bình khám cho người bệnh tim mạch
Lối sống hiện đại ảnh hưởng như thế nào tới tình trạng trẻ hóa tăng huyết áp ?
Theo GS-TS-BS. Trương Quang Bình, Phó giám đốc Bệnh viện, Giám đốc Trung tâm Tim mạch BV ĐHYD TP.HCM, trước đây người bệnh trên 60 tuổi tăng huyết áp chiếm tỷ lệ cao. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều người bệnh dưới 60 tuổi được chẩn đoán mắc bệnh lý này, chiếm 40% trong tổng số người bệnh đi khám và phát hiện tăng huyết áp tại BV ĐHYD TP.HCM.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ hóa bệnh lý tăng huyết áp là do lối sống, chế độ sinh hoạt không đúng dẫn đến nhiều yếu tố nguy cơ gây bệnh như: thói quen ăn mặn, ăn nhiều thức ăn nhanh, uống nhiều bia rượu, ít vận động, tình trạng béo phì, thường xuyên căng thẳng, lo âu… Kết quả là tình trạng tăng huyết áp ngày càng tăng và nhiều người trẻ tuổi sớm mắc bệnh tăng huyết áp.
Bệnh tăng huyết áp đa phần không có triệu chứng. Nguy hiểm hơn, có đến 90% người bệnh không có nguyên nhân gây bệnh. Ở người trẻ tuổi, tâm lý chủ quan khiến nhiều người vô tình phát hiện bệnh khi đến khám sức khỏe tổng quát hoặc nghiêm trọng hơn là khi đã xuất hiện biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, đột quỵ… Nhiều trường hợp bất ngờ bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim, nhồi máu não trong khi trước đó sức khỏe còn rất tốt, nguyên nhân đa số là do biến chứng của bệnh tăng huyết áp gây ra.
Ngoài ra, tăng huyết áp còn dẫn đến nhiều biến chứng khác như: phì đại cơ tim, suy tim, xuất huyết đáy mắt, phù gai thị trong đáy mắt, mất thị lực, suy thận hoặc các bệnh lý động mạch chủ… Đây là các biến chứng nặng nề, nhiều trường hợp có thể tử vong nhanh chóng nếu không được cấp cứu kịp thời.
Để kiểm soát và điều trị tăng huyết áp hiệu quả
Trước tình trạng bệnh tăng huyết áp ngày càng trẻ hóa, GS-TS-BS. Trương Quang Bình khuyến cáo, cách tốt nhất để phát hiện bệnh kịp thời là đi khám sức khỏe định kỳ. Mỗi người cũng có thể chủ động phát hiện tăng huyết áp bằng cách tự đo huyết áp. Chỉ cần một trong 2 trị số: huyết áp tâm thu (số trên) từ 140 mmHg trở lên, huyết áp tâm trương (số dưới) từ 90 mmHg trở lên thì được xem là tăng huyết áp.
Video đang HOT
Ngay khi phát hiện tăng huyết áp hoặc có những triệu chứng dù chỉ thoáng qua như: hồi hộp, đánh trống ngực, nhức đầu mỗi buổi sáng thức dậy… nên đi thăm khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Đặc biệt, người có các yếu tố nguy cơ: thói quen ăn mặn, môi trường sống ít vận động, uống nhiều rượu bia, căng thẳng thường xuyên, lớn tuổi và tiền căn gia đình có người mắc tăng huyết áp nên khám sức khỏe định kỳ.
GS-TS-BS. Trương Quang Bình cho biết, để đạt hiệu quả trong điều trị tăng huyết áp, người bệnh cần có hiểu biết về tăng huyết áp để phối hợp tốt với bác sĩ trong quá trình điều trị, kiểm soát bệnh. Việc điều trị cần tuân thủ cả việc sử dụng thuốc và duy trì chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, tập luyện đều đặn. Người bệnh phải tuân thủ đúng thì mới giảm thiểu được nguy cơ xảy ra các biến cố tim mạch nghiêm trọng. Ngoài việc tái khám định kỳ, khi có bất cứ tình trạng nào khác thường về trị số huyết áp, tần số tim thay đổi nhiều, nặng ngực, giảm sự gắng sức, khó thở… thì phải tái khám ngay.
Tại BV ĐHYD TP.HCM, tất cả người bệnh đến khám đều được đo huyết áp vì đây là một sinh hiệu bắt buộc phải có trong tất cả các nhận định về sức khỏe. Hiện bệnh viện có 5 phòng khám chuyên khoa tim mạch chuyên sâu. Tại đây, người bệnh được chẩn đoán xác định lại bệnh lý tăng huyết áp, tìm nguyên nhân nhằm đánh giá nguy cơ và các biến chứng, từ đó bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp cho từng người bệnh. Đối với người bệnh cần điều trị nội trú, các chuyên khoa tim mạch như tim mạch can thiệp, nội tim mạch… sẽ tiếp nhận, xử lý nhanh chóng người bệnh có biến chứng tăng huyết áp, đảm bảo tối đa công tác cấp cứu và điều trị.
GS-TS-BS. Trương Quang Bình nhấn mạnh rằng, điều quan trọng nhất là phòng bệnh. Phải nhận biết các yếu tố nguy cơ của tăng huyết áp và có kế hoạch loại trừ những yếu tố nguy cơ này càng nhanh càng tốt. Hãy có một chế độ ăn uống thích hợp, chế độ tập thể lực đều đặn và khám sức khỏe định kỳ để tránh mắc bệnh tăng huyết áp.
Nhằm nâng cao kiến thức của cộng đồng về tình trạng trẻ hóa bệnh lý tăng huyết áp, Trung tâm Truyền thông BV ĐHYD TP.HCM phối hợp cùng đơn vị tài trợ Văn phòng đại diện Merck Export Gmbh tại TP.HCM thực hiện chương trình tư vấn Sống khỏe – Sẻ chia với chủ đề: Lối sống hiện tại và tình trạng trẻ hóa bệnh lý tăng huyết áp – Lời khuyên và góc nhìn của chuyên gia y tế, theo dõi tại: https://bit.ly/trehoabenhlytanghuyetap
Chương trình cung cấp thông tin về tình trạng trẻ hóa bệnh lý tăng huyết áp hiện nay, ảnh hưởng của lối sống hiện tại đến bệnh lý tăng huyết áp và các phương pháp kiểm soát, điều trị, phòng ngừa tăng huyết áp hiệu quả, an toàn.
6 dấu hiệu lạ của bệnh tiểu đường có thể bạn chưa biết
Bệnh tiểu đường với biểu hiện lượng đường trong máu không ổn định có thể tàn phá cơ thể, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Vì vậy, nhận biết các triệu chứng là rất quan trọng để kiểm soát bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, không phải lúc nào các triệu chứng của bệnh tiểu đường cũng xuất hiện rõ ràng, mà có những dấu hiệu rất khác thường và khó nhận biết.
Có 6 triệu chứng ít được biết đến của bệnh tiểu đường. Ảnh SHUTTERSTOCK
Sau đây là 6 triệu chứng ít được biết đến của bệnh tiểu đường, theo nhật báo Anh Express.
Ngoài các triệu chứng phổ biến nhất là khát nước, đói bụng và tiểu nhiều, có những dấu hiệu bất thường tiết lộ bạn đang sống chung với căn bệnh đeo bám suốt đời này.
1. Da khô ngứa
Khi lượng đường trong máu không được kiểm soát, lượng glucose dư thừa trong máu có thể gây tổn thương các sợi thần kinh trên toàn cơ thể. Thông tin từ trang web y tế Healthline cho biết loại tổn thương này thường xảy ra nhất ở bàn tay và bàn chân.
Tổn thương dây thần kinh có thể gây ngứa trên bề mặt da trong khi các mạch máu bị tổn thương có thể dẫn đến da khô, ngứa hoặc bong tróc.
"Trục trặc" xảy ra khi lượng đường trong máu cao làm tổn thương các dây thần kinh và các mạch máu dẫn máu đến "cậu nhỏ". Ảnh SHUTTERSTOCK
2. Rối loạn chức năng cương
Nam giới từ 60 tuổi trở lên thường có lúc bị rối loạn chức năng cương. Và trong số các nguyên nhân, thì lượng đường trong máu cao có thể là gốc rễ của vấn đề.
Khi lượng đường tăng lên, đường sẽ lưu lại trong máu thay vì đi vào các tế bào của cơ thể.
Theo Healthline: "Trục trặc" xảy ra khi lượng đường trong máu cao làm tổn thương các dây thần kinh và các mạch máu dẫn máu đến "cậu nhỏ". Ở phụ nữ, điều này dẫn đến ít kích thích và bôi trơn kém.
3. Khô miệng
Lượng đường trong máu cao là một nguyên nhân có thể gây khô miệng.
Khi glucose tập trung trong máu, miệng sẽ tiết ra ít nước bọt hơn.
Theo Healthline, quá ít nước bọt trong miệng không chỉ gây khô miệng mà còn có thể gây sâu răng và các bệnh về nướu.
4. Các mảng sẫm màu trên da
Một dấu hiệu cảnh báo ít được biết đến của bệnh tiểu đường có thể xuất hiện trên cổ.
Sự phát triển của các mảng sậm màu trên da có thể lan rộng hoặc ở các nếp nhăn.
Tình trạng bất thường này gọi là acanthosis nigricans, hay còn gọi là bệnh gai đen, với những mảng da dày, sạm đen, sờ vào thô ráp ở cổ, nách hoặc bẹn, theo Express.
5. Giảm cân
Khi cơ thể không thể sản xuất insulin đúng cách, các tế bào cạn kiệt lượng glucose để tạo năng lượng. Hậu quả là cơ thể bắt đầu đốt cháy chất béo và khối lượng cơ để tạo năng lượng, khiến trọng lượng cơ thể giảm đột ngột.
6. Tâm trạng thất thường
Tâm trạng có thể bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố, bệnh tiểu đường cũng là một nguyên nhân.
Thường xuyên cảm thấy khó chịu hoặc có những thay đổi tâm trạng đáng chú ý có thể là do lượng đường trong máu thay đổi nhanh chóng.
Khi mức đường huyết tăng đột biến và giảm xuống, người bệnh sẽ cảm thấy bực bội.
Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS) tuyên bố rằng có mối liên hệ rõ ràng giữa bệnh tiểu đường và sức khỏe tâm thần, điều này cũng đã được tổ chức về bệnh tiểu đường của Anh Diabetes UK thừa nhận.
NHS cho biết: Bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng đến tất cả các khía cạnh của cuộc sống và những người mắc bệnh tiểu đường thường gặp phải các vấn đề sức khỏe tâm thần như trầm cảm, lo âu và rối loạn ăn uống.
Người bệnh tiểu đường có được ăn nho? Bệnh tiểu đường loại 2 sẽ không đáng lo nếu người bệnh thực hiện các bước để giảm thiểu tác hại của nó. Điều quan trọng là giữ cho lượng đường trong máu được kiểm soát. Nghĩa là trước khi ăn một loại thực phẩm nào, người bệnh cần phải cân nhắc và hiểu rõ liệu nó có làm tăng mức đường huyết...