Nguy hiểm tiềm ẩn khi phụ nữ mang thai lỡ sử dụng cần sa
Tỷ lệ phụ nữ mang thai sử dụng cần sa ở California tăng gần gấp đôi khiến các nhà nghiên cứu lo ngại về tình trạng này.
Cần sa đã được hợp pháp hóa ở California, Mỹ để phục vụ các mục đích y tế từ năm 1996 và cho giải trí từ năm 2016. ACOG (Hiệp hội gồm các bác sĩ chuyên nghiên cứu về sản phụ khoa tại Hoa Kỳ) nói rằng, không có đủ bằng chứng để khuyến nghị cần sa, vì vậy, các nhà khoa học đang cố gắng tìm ra những rủi ro hay lợi ích khi sử dụng nó là gì.
Việc sử dụng cần sa ở phụ nữ có thai tại California tăng gần gấp đôi từ năm 2009 đến năm 2017, theo số liệu mới được công bố.
Các nhà nghiên cứu đã theo dõi 370.000 ca mang thai tại Kaiser Permanente (Hiệp hội chăm sóc quản lý tổng hợp Hoa Kỳ) trong vòng 9 năm. Tính đến năm 2017, 3,4% các bà mẹ tương lai đã sử dụng cần sa, tăng từ 1.9% trong năm 2009.
Tỷ lệ phu nữ sử dụng cần sa trong năm trước khi mang thai tăng gần gấp đôi
Biểu đồ cho thấy tỷ lệ phụ nữ sử dụng cần sa trong thai kì, đối chiếu với tần suất sử dụng
Các chuyên gia phản hồi báo cáo của Kaiser Permanente cho biết, đây là nguyên nhân đáng lo ngại. Trong khi chúng ta vẫn chưa hiểu đầy đủ về tác hại của cần sa đối với não bộ của thai nhi, và có bằng chứng về tác phụ có hại. Tuy nhiên, tốc độ dường như đang tăng nhanh hơn so với khoa học có thể theo kịp.
“Nghiên cứu đánh giá tác động bất lợi tiềm tàng của cần sa đối với kết quả mang thai đã không theo kịp với việc hợp pháp hóa và nhanh chóng tiếp cận các sản phẩm cần sa trên khắp Hoa Kỳ” – Tiến sĩ Torri D. Metz và Tiến sĩ Elanie H. Stickrath, Đại học Y tế Utah, viết trong một bài xã luận được xuất bản cùng với nghiên cứu trong JAMA Network Open vào thứ sáu.
“Là bác sĩ lâm sàng, chúng tôi phải nhắc nhở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản rằng không có lợi ích nào của việc sử dụng cần sa và có cả những tác hại liên quan”.
Có một số thông tin về dữ liệu đó là phụ nữ mang thai được xác định sử dụng cần sa trong lần khám thai đầu tiên tại Kaiser Permanente ở California, thường là trong khoảng 8 tuần đầu của thai kì, khi họ có thể chưa biết là mình đang mang thai. Tuy nhiên, nó tương quan với hầu hết các nghiên cứu khác về xu hướng mang thai và cần sa.
Video đang HOT
Vào tháng 12 năm 2017, Tiến sĩ Kelly Young-Wolff, trưởng nhóm nghiên cứu đã tìm thấy sự gia tăng tỷ lệ mẫu nước tiểu của phụ nữ mang thai có kết quả xét nghiệm dương tính với cần sa tại bệnh viện của ở California.
Năm 2018, họ phát hiện phụ nữ mang thai tại Kaiser bị ốm nghén nặng có khả năng sử dụng cần sa cao hơn gần 4 lần trong ba tháng đầu. Các nghiên cứu ở những nơi khác cho thấy báo cáo này không hề bị cô lập.
Hầu hết phụ nữ ở Mỹ, nơi cần sa ngày càng được hợp pháp nhiều hơn, tin rằng sử dụng chúng không gây tác hại gì nhiều cho việc mang thai. Và hầu như các trạm xá ở Colorado, một trong những nơi đầu tiên ở Mỹ hợp pháp cần sa để giải trí có bán các sản phẩm cần sa để trị ốm nghén.
Có rất ít nghiên cứu về chủ đề này cung cấp hướng dẫn cho các bà mẹ tương lai. Một số bằng chứng cho thấy cần sa gây hại nhưng không đủ sức nặng để đưa ra kết luận mạnh mẽ. Do đó, các dự án nghiên cứu đang xuất hiện trên khắp cả nước để theo dõi nhanh một số câu trả lời.
Ở Colorado, các nhà nghiên cứu do Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) tài trợ đang nghiên cứu tác động của cần sa đối với sữa mẹ. Những người khác được tài trợ bởi Viện lạm dụng ma túy quốc gia (NIDA), đang xem xét các tác hại đối với bộ não thai nhi. Và một nhóm khác tại Đại học Bắc California cũng nghiên cứu điều tương tự.
Lần ra mắt gần đây nhất vào tháng 5 tại khoa Y trường Đại học Washington, một dự án mang tên “Bà mẹ và cần sa” tìm kiếm 70 phụ nữ mang thai có sử dụng cần sa để kiểm tra tác dụng của nó đối với thai nhi.
Trong nỗ lực tập hợp những người tham gia, họ cung cấp 300 USD cho phụ nữ từ 21 đến 34 tuổi, đang mang thai dưới 13 tuần, để được theo dõi việc mang thai. Khi đăng ký, những người phụ nữ phải đồng ý đứa trẻ mới sinh sẽ được quét não MRI (chụp cộng hưởng từ) lúc 6 tháng tuổi để được so sánh với bộ não của những đứa trẻ mà mẹ chúng không sử dụng cần sa, rượu hoặc thuốc lá.
Những nghiên cứu này đã châm ngòi cho những người kiên quyết chống lại cần sa. Hầu hết trong cộng đồng y tế đều đồng ý rằng mặc dù có nguy cơ phát triển não bộ nhẹ và suy yếu, điều quan trọng là phải tiến hành một nghiên cứu để tìm ra những rủi ro đó là gì, vì nhiều cơ sở buôn bán cần sa đã quảng cáo sản phẩm của họ có thể điều trị ốm nghén.
ACOG không khuyến khích sử dụng cần sa trong thai kì để tránh nguy hiểm. Tiến sĩ Young-Wolff cảnh báo trong nghiên cứu rằng điều đó trở nên ngày càng khó khăn.
Cần sa được quảng cáo rầm rộ trên thị trường trực tuyến, đặc biệt với tư cách là một sẩn phẩm chăm sóc sức khỏe mà không được chú ý giám sát.
“Vẫn còn nhiều điều chưa được biết về vấn đề này, bao gồm loại sẩn phẩm cần sa mà phụ nữ mang thai đang sử dụng và liệu hậu quả sức khỏe có khác nhau hay không dựa trên chế độ và tần suất sử dụng chúng trước khi sinh” – Tiến sĩ Young-Wolff nói.
Tiến sĩ Nancy Goler tại Kaiser nói thêm: “Có một nhu cầu cần thiết hiểu rõ hơn về ảnh hưởng của việc phơi nhiễm cần sa khi cần sa được hợp pháp hóa ở nhiều tiểu bang và được chấp nhận sử dụng rộng rãi hơn”.
“Cho đến chúng tôi hoàn toàn hiểu được những rủi ro sức khỏe cụ thể mà cần sa gây ra cho phụ nữ mang thai và thai nhi, chúng tôi khuyên mọi người nên ngừng sử dụng cần sa trước khi thụ thai và biết chắc chắn mình mang thai”.
Hương Giang
Theo:dailymail/vietQ
Phụ nữ mang thai không nên tiêu thụ caffein: Đây là nguyên nhân
Phụ nữ mang thai được khuyến cáo nên tránh các loại đồ uống, thực phẩm chứa caffein, vậy lý do là gì?
Cafein là chất kích thích hoạt động trên não và hệ thần kinh. Tiêu thụ cafein có thể làm tăng HA (Hyaluronic acid) và nhịp tim. Đồng thời tiêu thụ một lượng lớn caffein còn có thể dẫn đến lo lắng và bồn chồn, thậm chí có thể gây nhức đầu và mất ngủ. Nếu thường xuyên thiêu thụ cafein, khi ngừng đột ngột có thể gây ra các triệu chứng cai nghiện như mệt mỏi, khó chịu rõ ràng.
Hạn chế tiêu thụ cafein trong thai kỳ là điều quan trọng giúp giảm nguy cơ các vấn đề sức khỏe cho em bé. Hàm lượng cafein cao ở phụ nữ mang thai thậm chí có thể gây sảy thai. Cafein được tìm thấy tự nhiên trong các loại thực phẩm, đồ uống như cà phê, trà, sô-cô-la,...
Hàm lượng cafein cao ở phụ nữ mang thai thậm chí có thể gây sảy thai
Cafein có tác dụng gì với cơ thể?
Cafein gây ra sự phóng thích axit trong dạ dày và dẫn đến cơn đau dạ dày. Nó cũng là một thuốc lợi tiểu giúp loại bỏ dịch cơ thể nhanh hơn. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã cảnh báo, tiêu thụ lượng cafein trên 300 mg/ngày có thể ảnh hưởng đến khả năng thụ thai, còn tiêu thụ lượng thấp hơn khoảng 200 đến 300mg/ngày không ảnh nhiều đến khả năng này. Hầu hết các chuyên gia cho rằng phụ nữ nếu sử dụng một lượng nhỏ cafein trong thời gian mang thai cần uống đủ nước và giữ cho cơ thể đủ nước.
Hầu hết các nghiên cứu về sử dụng cafein trong thai kỳ không tìm thấy mối tương quan giữa lượng cafein và nguy cơ sảy thai cao hơn. Nhưng một số nghiên cứu kết luận rằng việc tiêu thụ một lượng lớn cafein (hơn 800 mg một ngày) cùng việc hút thuốc và uống rượu có thể làm tăng nguy cơ sảy thai ở phụ nữ mang thai.
Theo một số báo cáo khác, các bà mẹ tiêu thụ lượng cafein hơn 500 mg/ngày có khả năng sinh em bé với nhịp tim và nhịp thở nhanh hơn, những đứa trẻ này sẽ thức giấc trong một vài ngày đầu sau khi sinh.
Hầu hết các nghiên cứu này không thể tìm thấy bất kỳ mối tương quan nào giữa lượng cafein của người mẹ trong thai kỳ và hành vi hoặc khả năng học tập của trẻ em. Do đó, tiêu thụ lên đến 2 tách cà phê mỗi ngày có thể được coi là an toàn ở phụ nữ mang thai.
Ảnh hưởng của cafein lên cơ thể
Cafein tương tác với nhiều thụ thể như adrenergic, adenosine, serotonin, và các thụ thể but-amino butyric acid (GABA) cholinergic. Tiêu thụ cafein trong thời kỳ mang thai và cho con bú là một nguyên nhân gây lo ngại do về mặt lý thuyết, cafein dễ dàng vượt qua hàng rào nhau thai và trẻ không thể chuyển hóa cafein cho đến khi chúng được ít nhất 3 tháng tuổi.
Khi cafein đi qua nhau thai, tốc độ chuyển hóa của nó giảm đi trong thai kỳ. Chỉ có một lượng rất lớn cafein được xem là gây ra bệnh tật ở chuột trong bào thai, và con người rất khó có khả năng tiêu thụ nhiều cafein như vậy. Các nghiên cứu cũng cho thấy rằng trong hầu hết các trường hợp, cafein không phải là yếu tố duy nhất; các yếu tố khác như tuổi của mẹ, thói quen uống rượu và hút thuốc cũng đóng vai trò quan trọng.
Ngoài ra, hàm lượng caffein của các loại cà phê và trà rất khác nhau, tốc độ làm sạch cafein ở mỗi người cũng khác nhau rất nhiều.
Lời khuyên cho việc giảm lượng chất cafein trong quá trình mang thai:
- Hãy thử uống nước trái cây, nước, hoặc cà phê / trà đã tách cafein
- Cắt giảm các thức uống năng lượng có hàm lượng cafein cao
- Hỏi tư vấn bác sĩ trước khi dùng thuốc để cảm cúm hoặc cảm lạnh.
Huy Hoàng
Theo medical/vietQ
Đau xương chậu - nỗi ám ảnh của bà bầu 31 tuổi và quan niệm sai lầm khiến hàng triệu mẹ Việt chịu khổ Hầu hết bà bầu luôn cố gắng chịu đựng những cơn đau lưng và đau xương chậu vì cho rằng đó là một phần tất yếu của quá trình mang thai. Tuy nhiên theo bác sĩ, đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Đau lưng hay đau xương chậu không xa lạ gì với phụ nữ mang thai và thường xuất hiện...