Nguy hiểm đá tảng rơi trên QL12 qua Lai Châu
Đá lăn, đá rơi từ mái taluy xuống nền, mặt đường làm hư hại kết cấu hạ tầng giao thông, gây nguy hiểm mất ATGT…
Km 89 trên QL12 đoạn qua huyện Nậm Nhùn, tỉnh Điện Biên thường xuyên xảy ra tình trạng đá lăn, rơi
QL12 đi qua các huyện Phong Thổ, Sìn Hồ, Nậm Nhùn của tỉnh Lai Châu có chiều dài khoảng 90km. Đây là tuyến giao thông huyết mạnh, quan trọng nối Lai Châu với Điện Biên, mỗi ngày trên tuyến có hàng nghìn lượt phương tiện qua lại.
Những năm gần đây, con đường thường xuyên được nâng cấp, bảo trì, tuy nhiên với địa hình mái taluy dương cao, độ dốc ngang lớn, địa chất chủ yếu là đá phong hóa nên thường xuyên xuất hiện đá lăn, đá rơi từ mái taluy xuống nền, mặt đường làm hư hại kết cấu hạ tầng giao thông, gây nguy hiểm mất ATGT.
Theo ghi nhận của PV Báo Giao thông trên tuyến đường, đường có nhiều dốc dài, quanh co, mặt đường hẹp nhiều đèo dốc, một bên là vách núi cao, bên còn lại là vực sâu.
Video đang HOT
Đặc biệt, tại khu vực gần cầu Hang Tôm có rất nhiều viên đá, tảng đá lăn rơi từ trên núi xuống mặt đường với nhiều kích thước khác nhau, mới được dọn tạm đưa sát vào lề đường.
Anh Nguyễn Thế Anh, một người dân ở huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu chia sẻ: Tình trạng đá lăn, rơi chủ yếu xảy ra vào mùa mưa lũ. Mỗi khi mưa xong những viên đá “mồ côi” bị cuốn trôi rồi lăn xuống đường, những viên đá này có nhiều kích thước nhưng có những hôm đá lăn xuống to bằng lốp xe ô tô.
Nguy hiểm nhất là vào ban đêm và gần sáng, tầm quan sát ngắn, các lái xe nếu không để ý thì có thể đâm va vào các viên đá dưới mặt đường dẫn đến TNGT.
Điển hình như ngày 18/6/2016 tại Km 85 850 trên QL12 (thuộc địa phận xã Lê Lợi, huyện Nậm Nhùn) đá từ trên mái taluy dương rơi xuống trúng vào xe máy làm 1 người tử vong, xe máy bị hư hỏng nặng. Ngày 3/6/2018 tại Km 89 900 đá từ trên mái taluy dương rơi xuống trúng vào xe ô tô con làm 1 người thiệt mạng, xe ô tô cũng bị hư hỏng nặng.
Theo thống kê của Công ty cổ phần bảo trì đường bộ 1 Lai Châu (đơn vị Quản lý, bảo trì tuyến QL12), những vị trí tuyến có nguy cơ xảy ra tình trạng đá lăn, đá rơi nằm ở 10 đoạn khác nhau gồm: Km 26 900 – Km 27 500; Km 32 100 – Km 34 700; Km 40 00 – Km 42 600; Km 50 200 – Km 53 00; Km 55 400 – Km 57 700; Km 59 00 – Km 60 00; Km 64 00 – Km 66 00; Km 81 400 – Km 84 00; Km 85 500 0 Km 86 500 và Km 89 400 – Km 89 900.
Ông Hoàng Tiến Quý, Giám đốc Công ty CP Bảo trì đường bộ 1 Lai Châu cho biết: Đợt mưa lũ từ ngày 10 – 18/8, trên QL12 cũng đã xảy ra sạt lở tại 60 điểm với khối lượng lớn. Đơn vị phải mất nhiều ngày mới khắc phục được.
“Để tránh bị phá hủy kết cấu hạ tầng giao thông, bảo đảm an toàn về tính mạng, tài sản cho người và phương tiện lưu thông trên tuyến, ở những vị trí có nguy cơ, đơn vị đã cắm biển “Chú ý đoạn đường thường xuyên xuất hiện đá rơi nguy hiểm”. Đồng thời, tăng cường tuyên truyền cho người dân và phương tiện biết để tránh những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra”, ông Quý cho biết thêm.
Luôn sẵn sàng ứng phó, giúp dân khắc phục hậu quả thiên tai
Xã Mù Sang, huyện Phong Thổ (Lai Châu) là địa bàn đầu tiên chúng tôi đặt chân đến sau trận mưa lũ lớn, gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra vào những ngày cuối tháng 4 vừa qua.
Từ dưới chân núi, chiếc xe gắn máy đưa chúng tôi đi trên cung đường phong quang, sạch sẽ về tận các thôn, bản thuộc xã Mù Sang. Rất ít ngôi nhà lợp tấm fibro xi măng mà thay vào đó là mái tôn màu xanh, đỏ nằm vững chãi quanh sườn đồi. Các điểm sạt lở được gắn biển cảnh báo hạn chế người dân qua lại. Anh Ngải A Chùa, Trưởng bản Khoa San, xã Mù Sang tâm sự: "Sau trận mưa lũ vừa qua, cũng may, bản chúng tôi được các chú bộ đội đến giúp sửa sang lại nhà cửa, đường sá, thưng lợp lại mái nhà bằng tôn do các nhà hảo tâm hỗ trợ, nên cuộc sống dân bản mới sớm trở lại yên bình như vậy".
Cán bộ, chiến sĩ Bộ CHQS tỉnh Lai Châu giúp dân khắc phục hậu quả thiên tai. Ảnh: CHÂU LONG
Chúng tôi có mặt tại xã Hua Nà, huyện Than Uyên (Lai Châu), địa phương cũng chịu thiệt hại nặng nề của đợt mưa lũ vừa qua. Ngồi trong căn nhà vừa được cán bộ, chiến sĩ Bộ CHQS tỉnh Lai Châu di chuyển sang nơi an toàn, ông Lò Văn Hương ở bản Chằm Cáy vẫn chưa hết bàng hoàng, kể lại: "Sáng 12-7-2020, tôi và các con đang ngồi trong nhà, ngoài trời mưa tầm tã. Nhà nằm gần con suối, nước dồn về liên tục, tôi đang lo lắng thì được các chú bộ đội và chính quyền đến thông báo di chuyển khẩn cấp. Sau đó, toàn bộ căn nhà gỗ của tôi cùng đồ đạc, lợn gà được bộ đội và người dân di chuyển sang vùng đất mới nằm cuối bản nên tránh được hiểm họa".
Theo báo cáo của Bộ CHQS tỉnh Lai Châu, 6 tháng đầu năm nay, trên địa bàn tỉnh đã có hàng chục trận mưa đá, dông lốc, lũ quét, làm nhiều người chết, hàng trăm ngôi nhà của người dân hư hỏng, tốc mái, 3 nhà dân ở xã Pắc Ta (huyện Tân Uyên) và xã Nà Tăm (huyện Tam Đường) bị cuốn trôi, sập đổ hoàn toàn; thiệt hại khoảng 200ha hoa màu; nhiều tuyến giao thông bị sạt lở.
Theo Đại tá Nguyễn Văn Chính, Phó chính ủy Bộ CHQS tỉnh Lai Châu, do địa bàn nhiều đồi núi cao, dốc, xen kẽ thung lũng sâu và hẹp; thời tiết diễn biến phức tạp, lượng mưa hằng năm lớn, nhiều sông, suối nên gây ra hiện tượng lũ quét, lũ ống, sạt lở đất, đá. Trong khi đó dân bản chủ yếu sống tập trung ở các sườn núi nên nhiều vụ việc thương tâm đã xảy ra. Trước tình hình đó, Bộ CHQS tỉnh thường xuyên chỉ đạo ban CHQS huyện, thành phố duy trì công tác trực phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn (PCTT, TKCN); chủ động phát huy phương châm "4 tại chỗ", kịp thời xử lý các tình huống. Đồng thời, thực hiện công tác rà soát, bổ sung các phương án; chuẩn bị chu đáo lực lượng, phương tiện sẵn sàng tham gia ứng cứu. Điển hình như trận mưa lũ vừa qua (24-4) trên địa bàn huyện Phong Thổ. Nhận được điện báo của địa phương có hai nhà bị sạt lở, trong đó hai bà cháu ngủ trong lán coi nương ở bản Sàng Cải, xã Mù Sang bị lũ cuốn trôi, ngay trong đêm, Ban CHQS huyện Phong Thổ đã báo cáo cấp trên, huy động 10 đồng chí phối hợp các lực lượng tiến hành tìm nạn nhân mất tích. Ở huyện Than Uyên, Ban CHQS huyện duy trì một trung đội, tổ chức luyện tập, sẵn sàng cơ động phòng, chống lụt bão, hỗ trợ giúp đỡ nhân dân...
Thời gian tới, Bộ CHQS tỉnh Lai Châu tiếp tục chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tăng cường công tác giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ, chiến sĩ trong công tác PCTT, TKCN. Hiệp đồng thống nhất các phương án PCTT từ Bộ CHQS tỉnh tới các đơn vị với chính quyền địa phương. Lúc cao điểm, chỉ đạo mỗi xã duy trì một trung đội dân quân cơ động; bộ đội thường trực của ban CHQS huyện duy trì một trung đội; Bộ CHQS tỉnh duy trì một đại đội sẵn sàng cơ động tham gia PCTT, TKCN.
Mưa đá xuyên thủng hơn 2.000 mái nhà, dân Lai Châu lâm cảnh màn trời chiếu đất Trận mưa đá khủng khiếp vào chiều tối 23/4 khiến hơn 2.000 ngôi nhà vỡ mái, các gia đình phải sơ tán đến ở nhờ nhà người quen và các điểm trường để lánh nạn. Sáng 25/4, trả lời VTC News, ông Trần Văn Quế, Chủ tịch UBND huyện Phong Thổ (Lai Châu) cho biết, vào khoảng 18h30-19h ngày 23/4, trận mưa đá...