Nguy hiểm của khói thuốc lá trong đại dịch COVID-19
Người hút thuốc lá và người hít phải khói thuốc thụ động đều có nguy cơ cao nhiễm SARS-COV-2 gây đại dịch COVID 19 toàn cầu.
Thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc COVID-19
Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ nhiễm virus, vi khuẩn đường hô hấp. Người hút thuốc lá có nguy cơ nhiễm virus cúm cao gấp năm lần và có nguy cơ bị viêm phổi cao gấp hai lần so với những người không hút thuốc lá và SARS-COV-2 gây đại dịch COVID-19 toàn cầu cũng không phải ngoại lệ.
Các bằng chứng hiện tại cho thấy SARS-CoV-2 xâm nhập vào tế bào, nhân lên, phát tán tại đường hô hấp. Virus xâm nhập vào các tế bào qua thụ thể ACE-2 có nhiều trong các mô phế nang tại phổi.
Các nhà khoa học xác nhận rằng protein S được biến đổi của SARS-CoV-2 có ái lực với thụ thể ACE-2 cao hơn từ 10 đến 20 lần so với SARS-CoV-2, dẫn đến sự lây lan nhanh hơn của SARS-CoV-2.
Thuốc lá tàn phá tim và phổi của bạn.
Khói thuốc lá làm gia tăng biểu hiện của ACE-2 trong các phế bào 2 và đại thực bào phế nang trong phổi.
Người hút thuốc lá hoặc hít phải khói thuốc lá (hút thuốc thụ động) có nguy cơ cao mắc COVID-19, làm tăng nguy cơ lây truyền và làm tăng mức độ nặng của nhiễm trùng đường hô hấp.
Khói thuốc làm tê liệt và thậm chí tiêu diệt các vi nhung mao (tế bào lông chuyển) trong phổi. Khi không có các nhung mao này, người hút thuốc rất nhạy cảm với COVID-19.
Video đang HOT
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng lưu ý, hành động đưa ngón tay lên miệng khi hút thuốc lá làm tăng nguy cơ lây truyền SARS-CoV-2 từ tay lên miệng.
Việc sử dụng chung các dụng cụ dùng để hút thuốc, như: Thuốc lào, ống điếu, ống tẩu ở những người hút thuốc cũng là nguyên nhân làm tăng việc lan truyền virus trong cộng đồng.
Tại Việt Nam đã có báo cáo ghi nhận một số ca lây nhiễm SARS-CoV-2 lây truyền qua ống điếu cày hút chung, gây lây nhiễm COVID-19.
Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ nhập viện và tử vong do COVID- 19
Các nghiên cứu tổng quan hệ thống và phân tích gộp đã đưa ra kết luận người hút thuốc lá càng nhiều, tỉ lệ tử vong và nhập viện do COVID -19 càng lớn.
Katherine E. Lowe cùng các cộng sự tại Đại học Case Western Reserve, Ohio, Mỹ, đã tiến hành nghiên cứu so sánh mức độ nặng của COVID -19 trên các nhóm bệnh nhân chưa bao giờ hút thuốc lá, và nhóm hút thuốc lá ở các mức độ khác nhau. Kết quả cho thấy ở nhóm bệnh nhân hút thuốc lá trên 30 bao/năm tỉ lệ nhập viện cao hơn 2,25 lần so với nhóm không hút thuốc lá. Những người nghiện thuốc lá nặng có nguy cơ tử vong cao hơn 1,89 lần sau khi nhiễm COVID 19 so với những người không bao giờ hút thuốc.
Tại Anh, nhóm nghiên cứu của Tiến sĩ Nicholas S. Hopkinson Bệnh viện Hoàng Gia Brompton, London, thực hiện khảo sát qua ứng dụng triệu chứng COVID-19 trên hơn 2 triệu người từ tháng 3-4/2020. Kết quả công bố cho thấy nhóm bệnh nhân đang hút thuốc lá có tỉ lệ xuất hiện triệu chứng của COVID- 19 và tỉ lệ nhập viện do COVID-19 cao hơn so với nhóm không hút thuốc lá.
Các nghiên cứu dịch tễ học khác cũng cho thấy, những người hút thuốc khi nhiễm SARS-CoV-2 có nguy cơ tiến triển nặng, phải đặt nội khí quản, thở máy và tử vong cao gấp 2,4 lần bình thường.
Tại Việt Nam cho tới thời điểm này có 6.908 ca nhiễm và 47 ca tử vong do COVID-19. Những bệnh nhân diễn biến nặng và tử vong có liên quan các bệnh đồng mắc ở người hút thuốc lá như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư, đái tháo đường…
Thuốc lá làm hỏng răng của bạn.
Cai thuốc lá để đảm bảo sức khỏe, an toàn trong đại dịch COVID-19
Cai thuốc lá càng sớm càng tốt, cai thuốc lá ngay hôm nay là một vấn đề rất quan trọng và cấp thiết, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch COVID 19, vấn đề này lại càng cấp bách hơn bao giờ hết.
Đại dịch COVID 19 là một gánh nặng trên mọi mặt đời sống, sức khỏe, kinh tế, xã hội, nhưng ngược lại hãy coi nó như một động lực để thúc đẩy vấn đề cai thuốc lá, bên cạnh các biện pháp y tế dự phòng, nâng cao sức khỏe toàn dân.
Hàng trăm triệu người muốn bỏ thuốc lá vì lo nhiễm Covid-19
Hàng trăm triệu người muốn bỏ thuốc lá, nhất là trong đại dịch Covid-19 vì lo ngại hút thuốc có thể làm tăng nguy cơ nhiễm Covid-19.
PGS.TS Lương Ngọc Khuê - Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế, Giám đốc Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá thông tin như vậy tại buổi gặp mặt báo chí Hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá 31/5 Và Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá 25-31/5.
PGS.TS Lương Ngọc Khuê cho biết, theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trên thế giới có khoảng 780 triệu người muốn bỏ thuốc lá, đặc biệt trong đại dịch Covid-19 có thêm hàng triệu người muốn bỏ thuốc vì lo ngại hút thuốc làm tăng nguy cơ nhiễm Covid-19, nhất là ở những người đã mắc các bệnh về tim mạch, hô hấp, ung thư, tiểu đường...
Nhằm giảm tỷ lệ hút thuốc lá, giảm gánh nặng bệnh tật và tử vong trên toàn cầu do các bệnh liên quan đến thuốc lá, năm 2021 WHO chọn chủ đề "Cam kết bỏ thuốc lá" cho Ngày Thế giới không thuốc lá 31/5. Thông qua chủ đề này, WHO kêu gọi các quốc gia tăng cường thực hiện các dịch vụ cai nghiện thuốc lá, khuyến khích người hút thuốc tiếp cận các dịch vụ cai nghiện thuốc lá theo khuyến cáo của WHO.
PGS.TS Lương Ngọc Khuê - Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế, Giám đốc Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá phát biểu tại buổi gặp mặt báo chí.
Tại Việt Nam, thực hiện Luật Phòng chống tác hại thuốc lá (PCTHTL) trong thời gian qua với sự hỗ trợ của Quỹ PCTHTL, Bộ Y tế đã phối hợp với các Bộ ngành, tổ chức chính trị xã hội đẩy mạnh công tác PCTHTL. Hoạt động PCTHTL đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.
Theo kết quả điều tra tại 34 tỉnh/TP năm 2020 cho thấy, một số tỉnh/TP có tỷ lệ hút thuốc nam giới giảm so với năm 2015 (từ 2,5% đến 12%) như: Nam Định, Hải Dương, Hải Phòng, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Đồng Tháp, Tiền Giang.
Một số tỉnh/TP có tỷ lệ tiếp xúc thụ động với khói thuốc lá tại nơi làm việc giảm (từ 8,8% đến 33,2%) so với năm 2015 như: Cần Thơ, Đồng Tháp, Hà Nội, Hà Tĩnh, Hải Phòng, Quảng Nam, Tiền Giang.
Một số tỉnh/TP có tỷ lệ tiếp xúc với khói thuốc tại cơ sở y tế giảm (từ 3,4% đến 9,6%) so với năm 2015 như: Đồng Tháp, Hải Phòng, Quảng Nam.
Về tỷ lệ hiểu biết về tác hại của việc sử dụng thuốc lá cao với 95,5% người trưởng thành tin rằng hút thuốc lá sẽ gây ra các bệnh nguy hiểm.
Tỷ lệ người biết về Luật PCTH thuốc lá là 65,2%.
Chỉ tính riêng trong 2019-2020 đã có gần 22.000 trường học, 3.826 nhà máy 377 công ty xe khách thực hiện nghiêm quy định cấm hút thuốc lá .
Nhiều bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội tích cực tham gia và triển khai các hoạt động PCTH thuốc lá...
"Trong bối cảnh tình hình dịch Covid -19 hiện nay, bên cạnh việc tuyên truyền về PCTHTL nói chung, chúng tôi mong muốn các cơ quan truyền thông phối hợp tuyên truyền lồng ghép để người dân nhận thức việc bỏ thuốc lá sẽ giúp giảm nguy cơ mắc Covid -19" - PGS.TS Lương Ngọc Khuê nhấn mạnh.
Theo WHO, người hút thuốc lá có khả năng mắc Covid -19 cao gấp 1,5 lần. Hút thuốc lá cũng như hút thuốc lá thụ động làm tăng nguy cơ mắc và làm trầm trọng hơn các bệnh nền, khiến người mắc Covid -19 có nguy cơ tử vong cao hơn. Covid -19 tấn công và làm suy yếu phổi khiến những người hút thuốc lá có nguy cơ mắc cao hơn. Không có gì đáng ngạc nhiên khi các tổ chức và chuyên gia y tế công cộng hàng đầu lo ngại rằng những người hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh nặng hơn nếu mắc Covid -19.
Thời điểm đại dịch Covid -19 đang diễn biến phức tạp chính là thời gian phù hợp nhất để người hút thuốc quyết tâm bỏ thuốc lá.
"Để hưởng ứng Ngày thế giới không thuốc lá 31/5 với chủ đề "Cam kết bỏ thuốc lá", tôi kêu gọi những người những ai chưa hút thì không hút thuốc lá, những người đang hút thì hãy bỏ thuốc. Bỏ thuốc lá là một trong những điều tốt nhất mà mọi người có thể làm cho sức khỏe của chính mình và những người thân yêu, đặc biệt trong thời điểm dịch Covid-19 như hiện nay" - Giám đốc Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá nhấn mạnh.
Tiềm năng của probiotics trong điều trị COVID-19 Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Anh về vai trò của probiotics trong việc duy trì một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh nhằm làm giảm tác động của nhiễm virus. Probiotics được biết đến là một chế phẩm sinh học bao gồm các vi sinh vật sống không gây bệnh mang lại nhiều lợi ích sức khỏe khác...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Điều gì xảy ra khi mỗi ngày uống một ly cà phê

Vẫn còn nhiều trẻ mắc sởi do cha mẹ chủ quan không tiêm vaccine

Một cuộc họp dòng họ định đoạt số phận ca mổ ung thư

Người bị trào ngược acid có nên ăn dứa không?

5 loại đồ uống gây hại cho thận

Nguy cơ đột quỵ, đột tử từ sai lầm khi tắm trong ngày nắng nóng

7 nhóm đối tượng được khuyến cáo không nên uống bổ sung collagen

Top 9 'siêu thực phẩm' tốt nhất dành cho người cao tuổi

Trẻ sơ sinh nôn ói, sút cân vì mắc bệnh hiếm gặp

Cô gái thay đổi thói quen khi ăn cơm gây ra cú sốc đường huyết

Lợi ích tuyệt vời khi uống nước ấm mỗi sáng bạn đã biết chưa?

3 thời điểm nên ăn chuối luộc để có lợi cho sức khỏe
Có thể bạn quan tâm

Quang Lê bị trục xuất: "Họ giữ tôi đúng 12 tiếng"
Sao việt
12:43:33 12/05/2025
Cha đẻ ca khúc 4 tỷ view hot nhất dịp 30/4 bức xúc khi bị hạ nhục, bôi nhọ
Nhạc việt
12:32:04 12/05/2025
Ông Zelensky muốn gặp trực tiếp ông Putin ngày 15.5
Thế giới
12:21:50 12/05/2025
Dàn cựu lãnh đạo Vinafood II hầu tòa vì chuyển giao đất "vàng" cho tư nhân
Pháp luật
12:16:48 12/05/2025
Google triển khai loạt biện pháp chống lừa đảo bằng AI
Thế giới số
12:03:03 12/05/2025
Quang Linh và Hằng Du Mục bất ngờ bị đại biểu gọi tên trên Quốc hội
Netizen
11:43:15 12/05/2025
Triệu Lộ Tư 'xuống tóc' lấy lại hào quang nữ chính, mất 1s làm fan xao xuyến
Sao châu á
11:32:04 12/05/2025
OPPO Reno14 lộ hiệu năng ấn tượng
Đồ 2-tek
11:26:50 12/05/2025
Hủ tiếu gà trộn khô vừa ngon lại thanh mát, ăn nhẹ bụng cho ngày nắng nóng
Ẩm thực
11:17:25 12/05/2025
5 sai lầm khi sắm đồ nội thất khiến bạn rước bực vào người
Sáng tạo
11:08:49 12/05/2025