Nguy hiểm của béo phì
Béo phì được hiểu là có một cơ thể đẫy đà và đặc biệt vòng eo vô cùng phì nhiêu. Không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, béo phì còn kéo theo hàng loạt vấn đề sức khỏe khác.
Người béo cần chế độ tập luyện khắt khe để giữ sức khỏe – Ảnh: Shutterstock
Tiểu đường: Béo phì là yếu tố gây ra một số dạng bệnh tiểu đường. Béo phì có thể dẫn đến những thay đổi chuyển hóa do các tế bào chất béo nhiều hơn, chúng phình lên và sản xuất ra các hóa chất làm ảnh hưởng đến tỷ lệ trao đổi chất. Theo các chuyên gia sức khỏe, một người bị béo phì sẽ dẫn đến hiện tượng kháng insulin (hormone do tuyến tụy sinh ra), từ đó gây nên bệnh tiểu đường.
Cholesterol cao và đột quỵ: Hầu hết những người béo phì thường không tuân theo chế độ ăn uống và chế độ tập luyện lành mạnh. Họ có xu hướng tiêu thụ quá nhiều triglycerides LDL, hoặc chất béo xấu làm kích hoạt mức cholesterol tăng cao. Khi mảng bám tích tụ trong động mạch sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ và bệnh tim.
Tăng huyết áp: Huyết áp cao là yếu tố nguy cơ khi bị béo phì. Mức độ hormone giúp điều chỉnh lượng máu (do áp lực) có thể thay đổi theo trọng lượng dư thừa. Vì thế, tim của những người béo phì thường bơm mạnh hơn những người có trọng lượng cân đối để đảm bảo máu được lưu thông khắp cơ thể.
Viêm xương khớp: Khi sụn quanh khớp bị thoái hóa, có thể gây ra bệnh thoái hóa khớp hay còn được gọi là viêm xương khớp. Béo phì buộc các khớp hoạt động quá mức để gánh đỡ trọng lượng, từ đó dẫn đến hao mòn. Căn bệnh này gây đau đớn và làm giảm sự linh hoạt của các khớp xương.
Ngưng thở khi ngủ: Biến chứng đe dọa tính mạng này xảy ra khi hơi thở tạm dừng trong khi ngủ. A mi đan to, lưỡi và chất béo dưới cổ ở người béo phì có thể gây áp lực cho đường hô hấp, làm cản trở sự di chuyển của ô xy.
Sỏi mật: Theo Healthcentral, những người béo phì thường có hàm lượng cholesterol cao tích lũy trong mật và gây ra sỏi mật. Lý do, chế độ ăn nhiều calo, carbohydrate tinh chế và hội chứng chuyển hóa (như tiểu đường) góp phần vào sự hình thành sỏi mật. Những yếu tố này được gắn kết với béo phì, và đó là lý do tại sao người béo phì thường bị sỏi mật.
Gan nhiễm mỡ: Bệnh gan nhiễm mỡ là kết quả của sự tích tụ mỡ trong gan. Chất béo trong cơ thể quá nhiều có thể gây hại cho gan và gây khó khăn cho nó trong việc lọc các độc tố ra khỏi cơ thể, từ đó có thể dẫn đến suy gan.
Hạ Yên
Theo Thanhnien
Video đang HOT
Tác hại khôn lường khi ăn nhiều thịt
Nếu bạn thường ăn hơn 200g các loại thịt/ngày thì mau sửa đi nhé bởi ăn nhiều thịt không hề tốt cho sức khỏe. Chế độ ăn với nhiều thịt sẽ dẫn đến nguy cơ tăng huyết áp, tăng cholesterol, tăng áp lực lên gan và thận khiến chúng phải làm việc quá tải.
Một khi gan và thận phải làm việc quá sức, không thải lọc được hết chất thải khỏi cơ thể sẽ làm tăng nguy cơ bị ung thư.
Ngoài ra, ăn nhiều thịt còn khiến bạn dễ mắc những bệnh dưới đây:
1. Bệnh thận
Nhiều nghiên cứu cho thấy, để bài tiết các hợp chất nitơ độc hại do ăn nhiều thịt thì thận phải làm việc gấp trên 3 lần so với thận của người ăn chay. Urê và acid uric là hai chất thải của chế độ ăn thịt rất độc hại đối với cơ thể. Khi chúng ta còn trẻ, thận còn khỏe thì việc thải loại các chất này còn cố được, nhưng khi đã cao tuổi, thận của chúng ta đã suy yếu thì công việc thải các chất này trở thành gánh nặng cho thận và kết quả là thận không thể thải độc hiệu quả, nên tất yếu dẫn đến bệnh tật.
2. Bệnh gút
Khi thận không đủ khả năng lọc thải hết các chất chứa nitơ độc hại thì creatinin và acid uric tăng cao trong máu. Nồng độ acid uric tăng cao sẽ lắng đọng lại trong các khớp nhỏ như khớp ngón tay, ngón chân gây nên bệnh gút. Tại các khớp, acid uric đọng lại kết tinh thành tinh thể tạo ra phản ứng viêm, gây nhiều đau nhức cho bệnh nhân.
Ăn nhiều thịt có hại cho sức khỏe
3. Béo phì
Nguyên nhân của bệnh béo phì chủ yếu là do chế độ ăn quá dư thừa năng lượng calo như mỡ động vật, bơ, phomai, thịt, sôcôla, bột, đường... Khi đã béo phì thì người ta dễ lười vận động, từ đó năng lượng thừa không được tiêu hao lại tích trữ dưới dạng mỡ nên lại càng béo. Béo phì sẽ dẫn đến các bệnh vữa xơ động mạch, tăng huyết áp, đau xương khớp.
4. Viêm khớp
Viêm thấp khớp là hậu quả của tình trạng hệ miễn dịch tấn công các khớp, gây ra đau và cứng khớp.
Ăn nhiều thịt đỏ (nhiều hơn 5 khẩu phần mỗi tuần) được nhận diện là 1 yếu tố nguy cơ. Một nghiên cứu được thực hiện bởi Chiến dịch Nghiên cứu viêm khớp cho thấy những người ăn thịt mỗi ngày sẽ có nguy cơ mắc bệnh gấp đôi so với những người ăn ít thịt (2 lần/tuần).
5. Sỏi mật
Sỏi mật hình thành khi một lượng mật hóa rắn. Nó có thể gây đau đớn và bệnh nhân cần phải làm phẫu thuật.
Một trong những nguyên nhân là do ăn quá nhiều chất béo no (có trong thịt). Một nghiên cứu với hơn 45 ngàn nam giới đã cho thấy những người ăn nhiều thịt có nguy cơ bị sỏi mật cao hơn những người ăn rau hay các chất béo không no là 18%.
Một chế độ ăn nhiều chất béo không no sẽ làm tăng mức độ nhạy của insulin, có tác dụng ngăn ngừa hình thành sỏi mật.
6. Bệnh ung thư
Sở dĩ ăn nhiều thịt dễ bị ung thư là vì chất bảo quản thịt. Do thịt rất giàu chất đạm dễ bị thiu thối nên một số người kinh doanh thiếu lương tâm đã tẩm thịt với các chất bảo quản như nitrit, nitrat... Đến tay người tiêu dùng, chúng ta chỉ rửa sạch, pha chế rồi nấu chín thịt. Nhưng dù nấu chín thịt thì các chất này không bị phân hủy. Khi chúng ta ăn vào ruột, các chất này kết hợp với các acid amin tạo nitrosamin là chất gây ung thư. Mặt khác nhiều người chăn nuôi đã sử dụng các loại chất kích thích tăng trưởng, chất gây thèm ăn, gây ngủ, hormon, kháng sinh... cho vật nuôi mau lớn.
Mặt khác khi vật nuôi bị bệnh, bị khối u, họ vẫn giết mổ và bán thịt gia súc ra thị trường. Người tiêu dùng vì không mắt thấy tai nghe, vẫn vô tư ăn thịt mà không biết trong loại thịt đó chứa đầy chất độc hại có thể gây bệnh từ nhẹ đến ung thư. Nhiều người do thói quen ăn uống lại chỉ ăn thịt mà rất ít ăn rau nên dễ bị táo bón, ứ đọng chất độc, càng làm cho bệnh ung thư dễ phát triển.
7. Bệnh tim mạch
Theo nghiên cứu, ăn nhiều thịt là lí do khiến bạn dễ mắc bệnh tim mạch hơn so với những người ít ăn. Có thể nói thịt là một "sát thủ thầm lặng", bởi khi người ta ăn nhiều thịt thì nồng độ cholesterol trong máu sẽ tăng mạnh và đây là nguyên nhân chính dẫn đến xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, đột quỵ... Thế nên hội tim mạch Hoa Kỳ đã khuyến cáo rằng việc ăn chay có thể phòng ngừa từ 90 - 97% các bệnh về tim mạch.
8. Bệnh gan
Gan có chức năng là tổng hợp các chất cần thiết cho cơ thể và loại bỏ các chất độc hại ra ngoài. Nhưng một chế độ ăn không điều độ gồm quá nhiều thịt và mỡ động vật sẽ bắt gan phải làm việc quá sức, từ đó dẫn đến việc gan bị tổn thương. Gây ra một số bệnh lí ở gan như: gan nhiễm mỡ, xơ hoá và sẹo hoá.
Mỗi ngày chỉ nên ăn tối đa 150g thịt
9. Tiểu đường
Khi khẩu phần ăn thường ngày của bạn chứa quá nhiều thịt, đặc biệt là loại thịt lẫn nhiều mỡ thì sẽ dẫn đến việc tăng axít béo và triglycerid - đây là nguyên nhân gây ra tiểu đường cấp độ II.
Lý do là vì nồng độ triglycerid trong máu tăng lên khiến các hoạt động của insullin bị triglycerid ức chế gây ra hiện tượng đường huyết tăng cao. Nhưng lượng axit béo dư thừa trong máu sẽ "đánh lừa" và dẫn đến việc kết quả xét nghiệm chỉ thấy nồng độ insullin vẫn bình thường hoặc chỉ tăng đôi chút. Lúc đó, nó sẽ dẫn đến việc không thể điều chỉnh kịp thời lượng đường trong máu và bệnh tiểu đường cấp độ II xuất hiện.
Định lượng các nhóm thực phẩm bạn nên ăn trong ngày
Nhóm cung cấp chất bột đường: Gồm gạo, khoai , ngô, mì , bún, phở... Nên ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt để cung cấp nhiều chất xơ, vì táo bón sẽ ảnh hưởng đến làn da. Lượng ăn một ngày khoảng 300 gr gạo, nếu ăn các loại chất bột khác thì phải giảm gạo đi.
Nhóm cung cấp chất đạm: Gồm thịt nạc, cá nạc, tôm, cua, cá, trứng, sữa... Mỗi ngày cũng chỉ nên ăn khoảng 150 gr thịt (cá, tôm ), trứng mỗi tuần 3 - 4 quả, sữa nên uống 400 - 500 ml mỗi ngày, chọn loại sữa ít đường, ít béo.
Nhóm cung cấp chất béo: Mỗi ngày chỉ nên ăn khoảng 20 gr dầu hoặc mỡ.
Nhóm cung cấp vitamin và khoáng chất: Gồm rau xanh và quả tươi. Mỗi ngày nên ăn khoảng 300 - 400 gr rau xanh và 400 - 500 gr quả chín, chọn loại quả chín ít ngọt như bưởi, cam, lê, táo, thanh long, dưa chuột.
Nước uống: Mỗi ngày nên uống 2 - 2,5 lít nước. Ngoài nước lọc, nên uống nước khoáng hoặc nước quả tươi ép không đường.
Theo Megafun
Công dụng thần kỳ từ ớt xanh với sức khỏe Ớt xanh giúp tăng cường sức khỏe trái tim. Chúng có chứa cayenne có khả năng giãn mạch, rất hữu ích đối với những bệnh nhân bị tắc nghẽn động mạch và có nồng độ cholesterol cao. Công dụng thần kỳ từ ớt xanh với sức khỏe. Trị rối loạn tiêu hóa Ớt xanh rất hiệu quả trong điều trị chứng rối loạn...