Nguy hiểm ‘chết người’ nếu mắc sai lầm khi phanh ô tô trong khúc cua
Phanh trong khúc cua nếu không kiểm soát tốt sẽ rất dễ rơi vào tình huống nguy hiểm, thậm chí còn gây ra tai nạn thảm khốc.
Trong lúc cua, theo quán tính người lái luôn nghĩ phanh làm tốc độ xe chậm lại sẽ khiến việc vòng cua dễ dàng hơn. Ít ai biết rằng, thực ra khi cua, phanh sẽ làm cho bánh xe khó kiểm soát hơn rất nhiều…
Hơn nữa, đoạn cua ngắn khiến tài xế không có đủ thời gian để tính toán trọng lượng trên xe. Nếu xe quá nặng thì quán tính sẽ lớn khiến việc phanh trong lúc cua càng thêm nguy hiểm do khó kiểm soát. Lúc này trọng lượng xe rất quan trọng, nếu quá nặng thì quán tính sẽ lớn khiến việc phanh trong khúc cua càng thêm nguy hiểm, xe dễ dàng bị lật.
Phanh trong khúc cua vô cùng nguy hiểm nếu tài xế mắc sai lầm
Trong khi đó nhiều tài xế thường rà phanh trong khúc cua. Kỹ năng này không được khuyến khích bởi nếu chưa thành thạo, việc bóp hay dẫm phanh “quá tay” sẽ khiến xe mất cân bằng quán tính, giằng ngược lên và thường gây ngã theo kiểu người bay lên cao.
Thực tế, theo thống kê từ Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia cho biết, trung bình mỗi ngày có hơn 30 người bị tử vong do tai nạn giao thông. Con số này nhân lên hàng năm hơn 11.000 người tử vong vì tai nạn giao thông. Mà một trong những nguyên nhân góp phần khiến tai nạn giao thông gia tăng chính là do sai lầm của tài xế. Do đó, để đảm bao an toàn giao thông khi đi trên đường cua tài xế không nên bỏ qua những kỹ năng ‘vàng’ dưới đây:
Phanh trước cua – về số – vào cua – tăng tốc trở lại
Phanh trước cua – về số – vào cua – tăng tốc trở lại, là kỹ năng mà những người đi xe hai bánh và bốn bánh nói chung được truyền dạy khi vào cua. Đây là cách thức chung và an toàn nhất bởi khi hãm đủ tốc để nghiêng xe vào cua và không chịu tác động của phanh hay ga sẽ tạo sự cân bằng cần thiết để xe ra khỏi cua an toàn.
Giảm tốc độ
Video đang HOT
Chuyên gia phụ tùng ô tô Hyundai khuyên: Các bác tài lưu ý là chỉ được phanh khi xe đang đi thẳng, tuyệt đối không được đạp phanh khi quay vô lăng. Trong một số trường hợp cần thiết, có thể về số thấp nhưng phải rất cẩn thận vì việc chuyển số khi đang vòng cua có thể gây trượt xe đột ngột. Nói chung, nhiệm vụ của bước này là giảm tốc độ khi xe còn đang đi thẳng để chuẩn bị bước tiếp theo.
Nhả phanh
Sau khi đã đạp phanh, nhả phanh từ từ rồi mới được quay vô lăng đúng một góc cần thiết sau đó giữ nguyên vô lăng mà không cần chỉnh thêm. Trong bất kỳ trường hợp nào, khi xe đang lượn điều cần thiết là phải giữ ga đều và ổn định tốc độ; tuyệt đối không được nhấn hoặc nhả ga vì tăng hoặc giảm ga đồng nghĩa với việc tăng hoặc giảm tốc độ sẽ gây ra trượt xe, thậm chí với tốc độ cao dễ xảy ra lật xe.
Sau khi đã vượt qua khúc cua, thực hiện trả vô lăng về thẳng hướng, sau đó mới tăng ga
Một điều cuối cùng xin lưu ý các bác tài phải tuân thủ tuyệt đối các bước trên khi lái xe ô tô vào cua, cho dù là xe ô tô cũ, ô tô mới, ô tô đời thấp hay các ô tô đời cao. Thực hiện được điều này, trước hết là bảo đảm an toàn cho bạn và sau đó là bảo đảm an toàn cho chiếc xe.
Theo VietQ
Kinh nghiệm lái xe ngon lành trên các kiểu đường "oái oăm"
Lái xe trên những địa hình hỗn hợp bạn không chỉ áp dụng kỹ năng lái, thao tác linh hoạt mà còn phải am hiểu cả địa lý. Dưới đây là một số kinh nghiệm cho các tình huống riêng biệt.
Mô đá và lòng suối cạn
Khi gặp đường nhiều mô đá hoặc lòng suối cạn có nhiều đá, bạn cần gài cầu chậm và chọn số thấp (số 1 hoặc 2). Như vậy, xe của bạn sẽ có đủ lực đẩy kể cả khi một bánh bị treo khi bánh khác đang leo trên mô đá. Tốc độ chậm giúp bạn có thể điều khiển xe đúng hướng và giảm thiệt hại khi gầm xe va vào đá.
Gài cầu chậm và chọn số thấp (số 1 hoặc 2) khi lái xe qua lòng suối cạn
Để tránh bị va các bộ phận bên dưới gầm xe vào mô đá, bạn cần nhắm cho 1 bên bánh xe leo lên trên mô đá, như thế cầu, bộ vi sai và các bộ phận khác sẽ được nhấc lên (đối với bộ giảm xóc độc lập thì hiệu quả sẽ ít hơn).
Rãnh sâu ngang đường
Khi gặp rãnh sâu nằm ngang đường, bạn cần tiếp cận theo góc chéo khoảng 30-45 độ để cho lần lượt từng bánh xe treo trên rãnh. Như vậy bạn luôn có 3 bánh nằm trên mặt đất để đẩy xe tiến tới. Nếu cần thì có thêm một người đứng quan sát và thông báo cho lái xe để đảm bảo cho từng bánh xe vượt qua rãnh an toàn.
Đi góc chéo khoảng 30-45 độ để cho lần lượt từng bánh xe treo trên rãnhRãnh sâu dọc đường
Bạn cần cho bánh xe chạy phía trên của rãnh ở 2 bên. Bạn cần tránh không cho cả hai bánh của 1 bên bị rơi xuống rãnh, khi đó trọng tâm của xe sẽ dồn xuống 2 bánh đó. Hai bánh còn lại ở trên mặt đất sẽ bị thiếu lực bám, rất dễ quay tại chỗ và kết quả là xe bị sa lầy.
Cần tránh không cho cả hai bánh của 1 bên bị rơi xuống rãnh
Khi tiến vào và thoát khỏi rãnh dọc, bạn cần dừng lại và đánh lái hết cỡ để lần lượt từng bánh xe treo trên rãnh. Nếu cần thì có thêm một người đứng quan sát và thông báo cho lái xe để đảm bảo cho từng bánh xe vượt qua rãnh an toàn.
Gờ đất ngang đường
Bạn cần giảm tốc độ trước khi tiếp cận với gờ đất nằm ngang trên đường. Bạn nên về số thấp (ví dụ số 2 ở 4H), tiến đến theo phương vuông góc cho 2 bánh trước cùng leo lên gờ đất một lúc, rồi đến 2 bánh sau. Nếu bạn leo qua gờ đất bằng một góc chéo thì có khả năng là cục vi sai sẽ chạm vào gờ đất và nhấc 1 bên bánh lên, có thể làm cho xe bạn bị kẹt lại.
Cần giảm tốc độ trước khi tiếp cận với gờ đất nằm ngang trên đườngĐường đất và đá dăm
Nếu bạn cần vượt hoặc nhường đường cho xe cùng chiều thì bạn cần nhìn xem có các mô đất cát ở mép đường hay không. Các mô đất cát này có thể làm bánh xe bị trượt hoặc nảy lên, làm mất khả năng điều khiển xe và có thể gây tai nạn nghiêm trọng.
Đường đá dăm có độ phản chiếu ánh sáng cao nên rất khó quan sát
Nếu bạn thấy có xe ngược chiều tiến lại với một đám mây bụi phía sau, bạn nên dừng hẳn lại bên lề đường hoặc tốt nhất là rẽ sang bên đường. Như vậy sẽ tránh cho xe bị đất đá văng vào, hoặc tránh va chạm với một XE khác cũng đang cố vượt xe đi ngược chiều nói trên.
Đường đá dăm có độ phản chiếu ánh sáng cao nên rất khó quan sát các chỗ lồi lõm khi trời nắng, và lại có độ trượt bánh rất cao, nên bạn phải quan sát mặt đường kỹ khi lái xe, tránh phải phanh gấp có thể gây trượt bánh dẫn đến tai nạn nghiêm trọng.
Đi theo đoàn xe
Bạn cần giữ khoảng cách cần thiết để đỡ bị bụi đất của xe trước làm ảnh hưởng đến tầm nhìn và khả năng lấy gió của động cơ. Việc liên lạc giữa các xe có thể thực hiện qua bộ đàm là tốt nhất. Nếu không có bộ đàm, xe đi trước có thể dùng tín hiệu như nháy chân phanh và đèn xi nhan để ra hiệu cho xe sau. Xe đi sau có thể nháy đèn pha và đèn xi nhan để thông báo lại về sự đồng ý.
Giữ khoảng cách an toàn khi đi xe theo đoànTránh chướng ngại vật bất ngờ
Chiều cao của xe hai cầu làm cho bạn có tầm nhìn cao hơn so với xe du lịch, giúp bạn có thể quan sát đường tốt hơn để phán đoán và xử lý tình huống từ xa. Tuy nhiên nó lại làm cho xe của bạn dễ bị trượt bánh và xoay ngang khi phanh gấp. Vì thế, nếu gặp chướng ngại vật bất ngờ, bạn cần đạp phanh ở mức mạnh nhất mà không làm trượt bánh, đánh tay lái nhẹ để tránh chướng ngại vật.
Nếu đuôi xe bị trượt, bạn cần nhả chân phanh một ít, lái xe theo hướng trượt để lấy lại hướng. Trong tình huống xấu nhất, bạn cần co chân lên, lấy hai tay để lên đầu và che lấy đầu trước khi va chạm xảy ra.
Theo Cartimes
5 thói quen cực xấu dễ gây hại cho phanh ô tô 5 thói quen đơn giản tưởng chừng như vô hại nhưng trên thực tế lại gây hại rất lớn đến hệ thống phanh ô tô. Phanh tay trên ô tô được thiết kế nhằm mục đích giữ cho xe đứng yên khi đỗ, nhưng nếu lái xe lơ đãng và thao tác không đúng cách, bộ phận này có thể gây hại cho...