Nguy hiểm bệnh lạ của “cô bé”
Do cấu tạo mở hẳn ra ngoài da nên nhiễm trùng âm hộ – âm đạo là một bệnh lý rất thường gặp ở phụ nữ thuộc mọi lứa tuổi. Các triệu trứng lâm sàng của bệnh: ra nhiều huyết trắng hôi, ngứa, cảm giác nóng rát ở bộ phận sinh dục, có thể kèm với cảm giác đau khi giao hợp.
ảnh minh họa
Mặc dù bệnh không gây tử vong tức thời nhưng mang đến nhiều xáo trộn trong sinh hoạt cá nhân và gia đình cũng như có ảnh hưởng rất xấu đến tâm sinh lý của người phụ nữ…
Video đang HOT
Nhiễm ký sinh trùng
Nhiễm ký sinh trùng có triệu chứng là khí hư ra nhiều, loãng và kéo theo có bọt. Đó là loại ký sinh trùng có tên Trichomonas. Thuốc để điều trị ký sinh trùng này là Métunidazole (Flagyl) vừa dùng để uống, vừa để đặt vào cho cả 2 vợ chồng.
Với bạn gái chưa có chồng, chưa có quan hệ tình dục thì có thể đặt vào âm đạo mỗi tối một viên 250mg trong 10 ngày, kèm theo uống mỗi ngày 500mg chia làm 2 lần, uống trong 10 ngày. Trichomonas có thể từ ruột vào âm đạo gây viêm, nên sau mỗi đợt điều trị cần kiểm tra miễn dịch âm đạo, và tìm Trichomonas ở đường ruột xem đã khỏi chưa. Nếu chưa khỏi có thể tiếp tục dùng liều thứ 2. Khi dùng thuốc mà thấy xuất hiện tác dụng phụ như: chóng mặt, rối loạn tâm thần thì phải dừng ngay
Thông thường, nhiễm ký sinh trùng thường đi đôi với nhiễm nấm hoặc nhiễm khuẩn. Cho nên, nếu thấy khí hư ra bất thường, có màu vàng, màu xanh hoặc có khi đặc quánh như hồ hay loãng và có bọt thì tốt nhất là nên đi khám, xét nghiệm âm đạo để xác định tác nhân gây viêm, lúc đó mới dùng thuốc chống viêm nhiễm khuẩn, nhiễm nấm, nhiễm ký sinh trùng
Chảy máu âm đạo
Nếu bạn chỉ chảy ít máu trong thời kỳ bạn không mang thai, nguyên nhân có thể là do tổn thương cổ tử cung (viêm, lộ tuyến, tiền ung thư)
Cần xác định nguyên nhân
Người ta thường dùng thuật ngữ chảy máu tử cung để chỉ sự ra máu bất ngờ, hơi nhiều, có thể kèm máu cục khi bị chảy máu ngoài kỳ kinh hoặc sau khi đã mãn kinh. Sự cố ra máu như vậy có thể do nhiều nguyên nhân và thường lành tính, nhưng đôi khi cũng rất nghiêm trọng. Nếu đang mang thai mà thấy đau bụng hoặc ra nước nhưng không đau bụng cũng cần đi khám ngay để loại trừ nguy cơ sẩy thai tự nhiên. Khi cảm thấy đau nhiều và ra máu nhiều cần đề phòng chửa ngoài tử cung.
Một số phụ nữ đặt dụng cụ tử cung có thể không dung nạp, tuy không đau nhưng vẫn có thể ra máu bất thường. Tuổi nào cũng có thể bị ra máu, nhưng hay gặp nhất ở tuổi mãn kinh do có pô-líp cung (một tổ chức phát triển từ trong tử cung, có thể chiu qua ống cổ tử cung và nhìn thấy khi đi khám) hay u xơ ( thậm chí là khối u) nên gây chảy máu. Mọi hiện tượng ra máu ngoài kỳ kinh đều cần được thầy thuốc khám, để làm những xét nghiệm cần thiết tìm nguyên nhân như: chụp buồng tử cung, siêu âm, phác đồ sinh thiết âm đạo… Phụ nữ tiền mãn kinh càng nên thận trong với những vấn đề này.
Có thể điều trị chảy máu tử cung bằng hormon, cũng có thể can thiệp bằng ngoại khoa (cắt tử cung). Trong trường hợp thật sự khẩn cấp, có thể nạo buồng tử cung để chống ra máu. Đừng lẫn lộn chảy máu tử cung với ra kinh nhiều và kéo dài – một hiện tượng xảy ra trùng với kỳ hành kinh. Bất kể tuổi nào nếu dùng estrogen đều có thể gây chảy máu tử cung.
Nhiều chất nhầy
Âm đạo tiết ra dịch nhầy nhiều, có màu đục, hoặc màu trắng, là hiện tượng thường thấy ở phụ nữ, đặc biệt là ở lứa tuổi dậy thì. Sau tuổi dậy thì, trong âm đạo người phụ nữ có một chất dịch tiết ra tử các tuyến chất nhờn ở âm hộ, từ cổ tử cung. Đó là huyết trắng sinh lý. Đặc điểm của huyết trắng sinh lý là lượng không nhiều, không gây triệu chứng khó chịu. Khoảng ngày rụng trứng giữa kỳ kinh, huyết trắng ra nhiều hơn, trong và dai như lòng trắng trứng gà.
Sắp hành kinh, huyết trắng hơi đục và đặc. Huyết trắng sinh lý không phải là bệnh, không cần điều trị. Cần giữ vệ sinh cơ thể hàng ngày. Chỉ khi nào bị nhiễm trùng cơ quan sinh dục thì huyết trắng mới có mùi hôi hoặc gây ngứa, đau rát, khó chịu. Lúc này cần đi khám phụ khoa để xác định nguyên nhân viêm nhiễm và chữa trị. Tuy nhiên, phụ nữ độc thân, chưa quan hệ sinh lý, rất hiếm bị viêm âm đạo do vi trùng.
Theo VNE