Nguy hại từ xăng, nhớt nhiễm nước và cách xử lý
Những cơn mưa rào bất chợt đầu mùa có thể biến đường phố thành “sông” trong chốc lát và làm tăng nguy cơ xăng, nhớt nhiễm nước.
Các thành phố lớn, đặc biệt như TP HCM mùa này không thiếu những cơn mưa nặng hạt. Nguy hiểm ở chỗ, mưa gây ngập đường kéo theo nhiều hệ lụy liên quan đến các phương tiện giao thông. Trong đó, vấn đề hay gặp phải nhất là hiện tượng xăng, nhớt nhiễm nước.
Hậu quả khiến xe khó khởi động hoặc thậm chí chết máy. Nguy hiểm hơn, nếu không biết cách xử lý sẽ khiến động cơ hư hỏng nặng. Vậy đâu là nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách khắc phục cho tình trạng xăng, dầu nhiễm nước?
Xăng nhiễm nước
Nguyên nhân: Xăng nhiễm nước chủ yếu do vào mùa mưa, đường phố ngập cao khiến nước lẫn vào trong bồn chứa tại các cây xăng. Theo đường đó, chúng sẽ đi vào bình xăng của nhiều loại phương tiện.
Nếu xăng nhiễm nước cần tiến hành rửa bình xăng. (Ảnh: Mbworld)
Biểu hiện và hậu quả: Thông thường, xe có xăng nhiễm nước sẽ gặp tình trạng khó nổ, đề không được. Ngoài ra, khi đang lưu thông rất khó để tăng tốc, đạp chân ga động cơ có giảm giác hụt hơi. Nếu để nước lẫn trong bình lâu ngày sẽ gây hỏng cụm bơm nhiên liệu và làm bình xăng bị gỉ sét.
Video đang HOT
Giải pháp cho xăng nhiễm nước: Nếu xăng nhiễm nước, người dùng phải hạ bình xăng, súc sửa thật sạch. Sau đó tới lượt vệ sinh các bộ phận như béc phun xăng, bugi, cụm bơm nhiên liệu, đồng thời tiến hành thay bộ lọc.
Cuối cùng là đổ xăng mới vào để vận hành. Nếu xe gặp trục trặc do xăng nhiễm nước mà bản thân không thể tự khắc phục được, cách tốt nhất là nhanh chóng mang tới trung tâm sửa chữa để thợ lành nghệ khắc phục.
Dầu nhớt nhiễm nước
Nguyên nhân: Nhớt nhiễm nước có thể do gioăng nắp cam hở hoặc xe đi vào vùng ngập sâu.
Phải thay mới nhớt khi bị nhiễm nước. (Ảnh: mrcleancarwash)
Dấu hiệu nhận biết: Dầu nhớt nhiễm nước sẽ có màu như café sữa. Chỉ việc mở nắp và xem màu nhớt sẽ biết có lẫn nước vào hay không.
Cách khắc phục nhớt nhiễm nước: Với trường hợp nước chưa lọt vào động cơ gây hỏng nặng, người dùng chỉ cần thay nhớt, lọc mới. Mở bugi rồi tiến hành khởi động xe để đẩy nước bên trong ra ngoài. Tiếp đến, dùng béc gió thổi khô gắn vào rồi khởi động xe.
Trường hợp gioăng nắp cam hở, người dùng phải thay gioăng mới và vặn nắp cam đúng kỹ thuật. Nếu nước đã lọt vào động cơ, hậu quả sẽ nặng nề hơn. Lúc này, bạn phải nhờ tới thợ sửa chuyên nghiệp, thậm chí có thể phải rã máy để kiểm tra và sửa chữa.
Cách phòng tránh xăng, nhớt nhiễm nước
Để xăng, dầu nhiễm nước là điều không ai mong muốn vì những tác hại đi kèm với nó. Tuy nhiên, vẫn có cách để hạn chế tình trạng kể trên. Quan trọng người dùng phải tỉnh táo, nắm rõ nguyên nhân khiến xăng, dầu nhiễm nước để từ đó tránh mắc phải.
Không nên đổ xăng ở những cây xăng vừa ngập nước. Ngoài ra, người dùng cũng hình thành thói quen “tuyển tập” các cây xăng uy tín được nhiều người đánh giá cao để vào đổ. Bên cạnh vấn đề gian lận, những cây xăng này còn đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Đường phố tại Hà Nội và TP HCM mùa mưa rất dễ ngập. Người điều khiển phương tiện hạn chế tối đa đi qua các vùng ngập nước. Nếu bất khả kháng phải “liều mình”, phải thận trọng để hạn chế tình trạng nhớt dính nước. Một lưu ý nhỏ lúc rửa xe là tuyệt đối không xịt nước vào khoang động cơ.
Theo_VietNamNet
Xử lý rác bằng cách đổ ra đường.... rồi đốt
Thu gom rác thải sinh hoạt, đổ tràn ngập ra các con đường rồi châm lửa đốt là cách xử lý rác thải sinh hoạt của một số địa phương thuộc huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh).
Thời gian gần đây, trên nhiều tuyến đường chính tại huyện Nghi Xuân, rác thải sinh hoạt của người dân được chất thành đống, nằm ngổn ngang hàng tuần mà không thấy nhân viên môi trường đến thu gom.
Điều đáng nói là nếu có thu gom thì số lượng rác thải sinh hoạt của người dân, ngay sau đó sẽ được các nhân viên môi trường địa phương đem tấp lên các con đường ít người qua lại, rồi xử lý bằng cách châm lửa đốt.
Theo ghi nhận của phóng viên, tại thị trấn Xuân An (huyện Nghi Xuân), rác thải sinh hoạt của người dân địa phương được nhân viên môi trường thu gom và đem đổ lên một con đường gần khu tái định cư thuộc khối 4 của thị trấn này. Sau khi đổ xong rác, nhân viên này quay sang châm lửa đốt.
Tuy nhiên, lượng rác thải chỉ cháy được một phần nhỏ, phần lớn còn lại cháy nhem nhở gây ô nhiễm cho người dân sống xung quanh, các trường học và những người hằng ngày đi ngang khu vực này.
Trao đổi với phóng viên về vấn đề nay, ông Lê Văn Minh - Chủ tịch UBND thị trấn Xuân An- cho biết: "Trước đây toàn bộ rác thải của thị trấn Xuân An và toàn huyện Nghi Xuân được thu gom và đưa về tại bãi rác xã Xuân Thành để thiêu đốt. Tuy nhiên, thời gian gần đây bãi rác Xuân Thành xảy ra sự cố nên tất cả rác thải của thị trấn Xuân An đành phải tấp tại nhưng khu vực này".
Tương tự, tại thị trấn Nghi Xuân, rác thải sinh hoạt của người dân được các nhân viên môi trường thu gom và tấp lên một con đường bê tông, điều đáng nói là con đường này chỉ cách trụ sở UBND huyện Nghi Xuân chừng vài trăm mét.
Cũng như tại thị trấn Xuân An, rác thải nơi đây cũng được xử lý bằng cách tấp lên đường rồi đốt trực tiếp cho rác cháy thâu ngày thâu đêm, khói bay mù mịt như hỏa hoạn khiến người đi đường khiếp vía. Đặc biệt gây ô nhiễm cho nhiều người dân sống xung quanh khu vực nay.
Thiết nghĩ, đây là trung tâm chính trị, văn hóa của một huyện nên chính quyền thị trấn Xuân An nói riêng và toàn huyện Nghi Xuân nói chung cần sớm vào cuộc để khắc phục tình trạng này để bảo vệ môi trường sống trong lành, đảm bảo mỹ quan đô thị.
Huy Hiếu
Theo_Giáo dục thời đại
Sử dụng chất cấm trong thực phẩm: Nguy hại hơn ma túy? Trong thực phẩm mà có các loại hóa chất như: vàng ô, Salbutamol, Clenbuterol và Ractopamine... thì mức độ nguy hại còn hơn gấp nhiều lần so với ma túy - Giám đốc Sở NN&PTNT TP Hà Nội cho biết. Thông tin trên báo Người lao động, sáng 1/4, ông Nguyễn Tứ, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm...