Nguy hại khôn lường khi cho trẻ dùng gối quá sớm
Cho trẻ dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng hệ xương của trẻ.
Trong suốt 9 tháng 10 ngày mang thai, bất cứ người mẹ nào cũng mong mỏi được gặp con hơn bát kỳ ai hết. Để chuẩn bị hành trang tốt nhất cho cả mẹ lẫn con, nhiều mẹ đã không ngừng đọc tài liệu, thu thập các lời khuyên và mọi thứ liên quan đến việc chăm sóc trẻ nhỏ. Trong vô vàn kiến thức đó, hẳn các mẹ không thể bỏ quên thông tin đề cập đến giấc ngủ của trẻ như có nên cho trẻ ngủ chung, có nên dùng gối cho trẻ sơ sinh, dấu hiệu khi ngủ của trẻ…Một trong số đó, có lẽ đau đầu nhất vẫn là vấn đề có nên cho trẻ dùng gối ngay khi trẻ mới sinh ra hay không?
Nhiều mẹ nghĩ rằng người lớn sẽ có một giấc ngủ ngon nếu được kê đầu trên một chiếc gối mềm thì đương nhiên trẻ em cũng như vậy. Trên thực tế, trẻ sơ sinh không cần đến gối và họ vẫn có một giấc ngon hơn mẹ tưởng. Theo các bác sĩ chuyên gia, các mẹ không nên cho trẻ dưới 2 tuổi dùng gối vì một vài lí do sau đây:
1. Dễ bị đột tử
SIDS là hội chứng đột tử ở trẻ em mà đa số những trường hợp xảy ra là với trẻ dưới 1 tuổi. Điều kỳ lạ là trước cái chết, bé sơ sinh hoàn toàn khỏe mạnh, không có bất kỳ một triệu chứng nào lạ về sức khỏe. Tai nạn khiến bé bị tử vong trong khi ngủ vẫn được coi là nguyên nhân phổ biến nhất của chứng đột tử ở trẻ từ một tháng đến một năm tuổi.
Cho trẻ sơ sinh dùng gối quá mềm cũng là nguyên nhân dẫn đến hội chứng đột tử khi ngủ của trẻ (Ảnh minh họa)
Trẻ sơ sinh khi ngủ rất hay cựa mình và các bé không thể kiểm soát được mọi vật xung quanh. Do đó, khi cho bé nằm gối quá mềm, quá cao cũng là nguyên nhân khiến trẻ gạt thở. Nếu bố mẹ không thường xuyên để mắt đến bé sẽ dẫn đến tình trạng đáng tiếc. Để đảm bảo an toàn cho trẻ, bố mẹ chi nên cho bé gối trên một chiếc khăn mỏng và hạn chế có quá nhiều đồ vật xung quanh nôi của bé.
2. Gây dị ứng cho trẻ
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại gối dành cho trẻ em với đa dạng các chủng loại, chất liệu, màu sắc và kiểu dáng. Tuy nhiên, nếu các mẹ chọn lựa không cẩn thận rất dễ gây ảnh hưởng đến da của trẻ. Ai cũng biết da trẻ em vốn rất nhạy cảm, nếu không cẩn thận bé có thể vị dị ứng, nổi mẩn đỏ khi tiếp xúc với chất liệu vỏ hoặc ruột gối không đảm bảo. Mẹ không nên chọn các loại gối có quá nhiều màu sắc, vì thường những loại này đều được nhuộm bằng các phẩm màu hóa học không tốt cho da trẻ nhỏ.
3. Ảnh hưởng đến hệ xương
Theo các chuyên gia, trẻ dưới 2 tuổi, xương đầu của trẻ vẫn còn rất mềm nên rất dễ bị biến dạng như bị chứng bẹp đầu, xương đầu bị méo khi bé nằm gối ngủ quá lâu với một tư thế nhất định. Vì xương sống của trẻ lúc mới sinh là đường thẳng, tức là đầu và lưng phải thẳng với nhau nên khi gối đầu, cổ sẽ bị quẹo, xương sống bị thay đổi hình dạng, ảnh hưởng đến sự phát triển xương sống của trẻ và nguy cơ dị tật xương sống ở trẻ là rất cao.
Nguy hiểm hơn, ở giai đoạn này xương cổ và sụn còn rất mềm vì thế bé không có khả năng tự nhấc cổ, do đó khi gối đầu bé không hợp lý, cổ bé sẽ bị gập lại và vùng hầu họng sẽ bị chẹn khiến cho bé dễ bị sặc, dẫn đến ngạt thở.
Video đang HOT
Các bác sĩ nhi khoa khuyến cáo chỉ nên cho trẻ dùng gối khi được 2 tuổi, nếu các bậc cha mẹ vẫn muốn cho trẻ dùng gối trước độ tuổi này thì cần phải chú ý một số điều sau đây:
1. Chỉ cho trẻ dung gối vào ban ngày khi có sự quan sátcủa người lớn. Ban đêm chỉ nên dùng một chiếc khăn hoặc gối mỏng cao 1mm cho bé.
Khi mẹ dùng gối cho trẻ sơ sinh, mẹ nên thường xuyên để mắt đến bé
2. Chọn cho bé một chiếc gối có kích thước vừa đủ đầu bé để tránh bé bị gạt thở. Với chiều rộng, chỉ cần bằng hoặc lớn hơn một chút so với độ dài vai bé là thích hợp nhất.
3. Không cho bé sử dụng bất kỳ chiếc gối nào được bao bọc bên ngoài bởi các chuỗi hạt, có nhiều tua…
4. Lựa chọn cho trẻ loại gối không có chất liệu gây dị ứng cho trẻ. Tốt nhất mẹ nên tránh loại gối làm từ vải Polyester (một loại sợi tổng hợp có nguồn gốc từ than đá, không khí, nước và dầu mỏ), đây là loại vải có thể gây kích ứng mạnh, khiến trẻ ra nhiều mồ hôi. Để đảm bảo an toàn và thuận tiện cho bé, mẹ chỉ nên chọn gối được làm từ vải cotton.
5. Không bao giờ cho bé ăn khi con đang nằm trên gối, hãy chọn 1 vị trí an toàn để bé ăn ngon miệng
6. Mẹ đảm bảo thường xuyên giặt vỏ gối và phơi ruột gối bởi trẻ nhỏ thường hay khóc, nhỏ dãi, ngủ ra nhiều mồ hôi… tất cả sẽ bám lại vào gối, vì vậy, nếu việc vệ sinh không đảm bảo sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới làn da mỏng manh của trẻ sơ sinh.
7. Tuyệt đối không nên cho trẻ nằm gối của người lớn vì dễ ngây ngạt thở và lún đầu khi ngủ và không nên dùng quá nhiều chăn gối, hay các tấm chắn mềm trong giường bé, bởi nếu bé vô tình quờ tay, vít vào mặt sẽ có nguy cơ gây cho bé khó thở.
Theo Khampha
Điểm danh các thực phẩm dễ gây dị ứng cho trẻ
Để đảm bảo sức khỏe cho bé yêu, mẹ nên cẩn thận khi cho bé ăn những thực phẩm này.
Chế độ và thành phần dinh dưỡng dành cho trẻ nhỏ là một điều vô cùng quan trọng mà các mẹ cần chú tâm. Hiện nay trên thị trường có đa dạng các thực phẩm bổ và tốt cho trẻ được các mẹ ưa chuộng. Tuy nhiên, các mẹ nên biết rằng có một thực phẩm bổ dưỡng nhưng lại dễ khiến trẻ bị dị ứng trong một khoảng thời gian nhất định. Chính vì vậy các mẹ cần lưu ý và quan sát mỗi khi bắt đầu cho trẻ ăn thử một loại thực phẩm nào đó nhé. Nếu trẻ có biểu hiện dị ứng như nổi mề đay, mẩn ngứa, tiêu chảy, nôn chớ,... thì các mẹ nên cho bé ngừng ăn loại thực phẩm ấy ngay.
Dưới đây là danh sách các thực phẩm gây dị ứng cho trẻ mà các mẹ nên biết
1. Sữa
Dị ứng sữa là một trong những dạng dị ứng phổ biến ở trẻ đặc biệt là trẻ đang trưởng thành, chiếm khoảng 2,5%. Theo các chuyên gia, trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn sẽ ít có khả năng bị dị ứng hơn so với các bé uống sữa bột công thức. Các bác sĩ chuyên gia còn khuyến cáo các mẹ không nên cho trẻ dưới 1 tuổi dùng sữa bò vì trong sữa bò có hàm lượng protein cao có thể khiến trẻ bị dị ứng. Hầu hết những đứa trẻ bị dị ứng với sữa bò cũng sẽ phản ứng tương tự với sữa dê và sữa cừu
Khi bị dị ứng với sữa, trẻ thường có các triệu chứng như buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, thở khò khè, phản ứng trên da (ngứa, nổi mề đay). Nếu nhận thấy các dấu hiệu bất thường kia của trẻ, mẹ nên cho con ngừng uống sữa, nếu thấy nặng hơn thì cần đưa con đến gặp bác sỹ ngay. Tuy nhiên, một điều đáng mừng là hầu hết trẻ em bị dị ứng sữa thường tự hết sau 3 năm. Vì vậy, các mẹ cũng không nên quá lo lắng nhé.
2. Trứng
Trứng rất bổ dưỡng và có lợi cho sức khỏe, nhưng khi cho trẻ sơ sinh ăn trứng mẹ cần lưu ý vì đây là một trong các thực phẩm dễ gây dị ứng (chủ yếu là dị ứng với các protein trong lòng trắng trứng) cho trẻ. Các triệu chứng dị ứng trứng thường xảy ra một vài phút đến vài giờ sau khi ăn trứng hoặc các loại thực phẩm có chứa trứng. Các dấu hiệu và triệu chứng từ nhẹ đến nặng và có thể bao gồm phát ban da, nổi mề đay, viêm mũi, và nôn mửa hoặc các vấn đề tiêu hóa khác hoặc thậm chí nguy hiểm hơn là gây ra sốc phản vệ - một phản ứng đe dọa tính mạng.
Trứng rất bổ dưỡng và có lợi cho sức khỏe, nhưng khi cho trẻ sơ sinh ăn trứng mẹ cần lưu ý vì đây là một trong các thực phẩm dễ gây dị ứng (Ảnh minh họa)
Các mẹ không nên dùng trứng sống hay trứng chưa chín kỹ cho bé. Khi chế biến thức ăn cho trẻ dưới 1 tuổi, mẹ nên tách lòng trắng ra để riêng và chỉ cho bé yêu sử dụng lòng đỏ vì trong lòng trắng trứng có lượng protein khá cao có thể khiến bé bị dị ứng trong khi hệ miễn dịch và sức đề kháng của bé còn rất yếu.
3. Một số loại cá
Dị ứng cá có thể gây ra các phản ứng nghiêm trọng, bao gồm cả sốc phản vệ. Dị ứng cá thường gây biểu hiện ngoài da và tiêu hóa, xuất hiện ngay sau khi ăn. Những người phản ứng với một loại cá thường cũng dị ứng với các loài cá khác.
Cá hồi, cá ngừ và cá bơn là một trong những loại cá dễ gây dị ứng cho trẻ nhỏ. Trong gia đình có ai bị dị ứng với tôm, cua, cá không, nếu có hãy đợi đến khi bé được 2 tuổi mới cho bé ăn cá. Điều này sẽ giúp bé giảm nguy cơ bị dị ứng với đồ biển.
4. Hải sản có vỏ
Các loại hải sản có vỏ như tôm, cua, sò, ốc... là thực phẩm gây dị ứng cho trẻ, vì vậy các bác sỹ khuyên các mẹ không nên cho bé dưới 1 tuổi ăn hải sản. Trước khi cho bé ăn, các mẹ nên hỏi ý kiến bác sỹ cũng như tìm hiểu xem trong gia đình có ai bị dị ứng với hải sản không.
Trẻ dị ứng với tôm cua cũng thường dị ứng với các loài nhuyễn thể như trai, sò, ốc, hến, ngao, mực, bạch tuộc...Một số trẻ chỉ bị dị ứng trong một khoảng thời gian nào đó, nhưng số khác lại bị suốt cả đời. Dạng dị ứng này có thể gây ra phản ứng nghiêm trọng nên nếu mẹ nhận thấy bé có biểu hiện bất thường sau khi ăn những đồ ăn hải sản thì cần ngừng ngay lại và cho con đến gặp bác sĩ để điều trị.
5. Lúa mì
Lúa mì có protein có thể gây ra phản ứng với hệ thống miễn dịch của cơ thể. Khi cơ thể bé không tiêu hóa được chất gluten (một loại protein) có trong lúa mì và các loại ngũ cốc thì sẽ gây ra dị ứng. Các biểu hiện thường gặp như như nôn, ợ hơi, đầy bụng, tiêu chảy. Trẻ bị dị ứng với lúa mì sẽ làm ngăn cản sự hấp thu vitamin và khoáng chất từ thực phẩm, khiến bé bị thiếu hụt dưỡng chất. Chính vì vậy, tốt nhất, trong 6 tháng đầu, các mẹ không nên cho bé ăn các thực phẩm chứa gluten.
6. Đậu nành
Theo nghiên cứu, trung bình có khoảng 0,4% trẻ em mắc phải chứng dị ứng với đậu nành. Nhưng rất may mắn là hiện tượng dị ứng với đậu nành là nhẹ, không ảnh hưởng nhiều đến trẻ. Các triệu chứng dị ứng đậu nành bao gồm: ngứa ran trong miệng, phát ban, ngứa, sưng tấy, thở khò khè, chảy nước mũi hoặc khó thở.... Ngoài ra, Đau bụng, tiêu chảy và buồn nôn cũng rất phổ biến. Trong khi hầu hết các loại dị ứng ở trẻ em sẽ biến mất sau tuổi lên 3, nhưng dị ứng đậu nành lại thường xuất hiện ở tuổi lên 7 và có thể tồn tại đến tuổi trưởng thành.
Theo nghiên cứu, trung bình có khoảng 0,4% trẻ em mắc phải chứng dị ứng với đậu nành (Ảnh minh họa)
7. Lạc
Một số trẻ có thể bị dị ứng ngay cả khi không ăn mà chỉ hít phải mùi lạc. Phản ứng dị ứng lạc thường dữ dội (gây mẩn đỏ, buồn nôn, dễ tiêu chảy) và có thể nguy hiểm đến tính mạng; đặc biệt với trẻ mắc hen suyễn. Vì vậy, với những trẻ bị dị ứng các mẹ nên mang thuốc epinefrin theo để tiêm bất cứ khi nào cần.
8. Các loại hạt cây (quả óc chó, hạnh nhân)
Các loại hạt như hạt dẻ, hạt điều, hạnh nhân, óc chó, hạt dẻ cười, hạt thông... được coi là thực phẩm gây dị ứng cho trẻ. Theo nghiên cứu, có khoảng 9% trẻ em bị dị ứng với loại thực phẩm này.
Trẻ bị dị ứng các loại hạt cây thường có các triệu chứng như nổi mẩn quanh miệng hoặc toàn thân, đau bụng, nôn. Trường hợp nặng có thể gây ho, thở khò khè, khó thở, khàn giọng do dị ứng đường hô hấp. Trường hợp xấu nhất có thể gây ngất, thậm chí là sốc phản vệ dẫn tới tử vong.
Theo Khampha
Bắt bệnh cho con qua tiếng khóc cực chuẩn Mỗi kiểu khóc của trẻ sơ sinh có nhiều ý nghĩa khác nhau. Hiểu được tiếng khóc của con, mẹ có thể yên tâm hơn trong việc chăm sóc bé. Với những ông bố bà mẹ "mới toanh", họ không khỏi lo lắng khi thấy con yêu khóc quấy. Tuy nhiên, đôi khi đó cũng chính là những "thông điệp" mà bé muốn...