Nguy hại khi tự ý dùng thuốc bổ thận
Bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong tình trạng huyết áp tăng vọt, khó thở, mờ mắt… dù đang uống thuốc kiểm soát đều đặn.
Kết quả thăm khám cho thấy trước đó bệnh nhân được chẩn đoán thận âm hư, được uống thuốc giữ huyết áp ổn định. Ông nghe lời người quen mua thuốc uống bổ thận, tình trạng sức khỏe chuyển biến xấu.
Bác sĩ Võ Đình Hưng, Phó Khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Y học cổ truyền TP HCM cho biết, cơ sở tiếp nhận khá nhiều trường hợp tương tự phải nhập viện điều trị vì tự ý dùng thuốc bổ thận. Theo Đông y, việc sử dụng thuốc cần dựa trên nguyên tắc phân loại chứng thận âm hư và thận dương hư để tránh những hậu quả đáng tiếc.
Chứng thận dương hư thường có triệu chứng chính là sắc mặt trắng bệch hoặc ám đen, eo lưng lạnh đau, người lạnh chân tay lạnh, chủ yếu là chi dưới lạnh, mệt mỏi vô lực, nam giới thì liệt dương, nữ giới giảm hưng phấn tình dục, hoặc thấy đại tiện lỏng nát, ngũ canh tả tiết (tiêu chảy một lần trong ngày vào khoảng 4-5h sáng), tiểu tiện nhiều lần, nước tiểu trong, tiểu đêm, chất lưỡi nhạt, rêu trắng…
Chứng thận âm hư thường có triệu chứng đau lưng mỏi gối, hoa mắt ù tai, răng lung lay, tóc rụng. Nam giới di tinh tảo tiết, nữ giới kinh ít hoặc bế kinh, băng lậu, mất ngủ, miệng khô, phát nhiệt; buổi chiều thấy gò má đỏ, cơ thể gầy sút, tiểu tiện vàng mà ít, chất lưỡi hồng khô, rêu lưỡi ít hoặc không rêu…
Video đang HOT
Việc sử dụng thuốc Đông y thường theo nguyên tắc quân bình âm dương. Ảnh minh họa.
Theo bác sĩ Hưng, việc dùng thuốc Đông y thường theo nguyên tắc quân bình âm dương. Hiện nay trên thị trường có khá nhiều loại thực phẩm chức năng có tác dụng bổ thận. Thuốc bổ thận tốt hay xấu phụ thuộc vào tính dược của bài thuốc đó. Nếu không đọc kỹ thuốc thuốc nhóm nào có thể gây hậu quả bất lợi. Cùng là bổ thận nhưng thuốc nào ghi cụ thể chữa được chứng bứt rứt, ra mồ hôi nhiều thì ngầm hiểu đó là bổ thận âm. Nếu thuốc ghi có tác dụng tốt cho người tay chân lạnh thì ngầm hiểu là bổ thận dương.
Nếu một người bị thận dương hư, phần âm đang trội lên mà dùng trúng thuốc bổ thận âm thì cơ thể đang lạnh càng lạnh hơn nữa, có thể đau bụng dữ dội, đi tiêu chảy… Nếu một người đang là thận âm hư, dùng thuốc có thành phần bổ thận dương sẽ làm cơ thể đang nóng càng tăng thêm nóng, chẳng hạn người đó đang huyết áp cao có thể làm cao hơn nữa.
Một nhầm lẫn thường gặp là vấn đề hiểu bệnh lý thận theo định nghĩa của Tây y và Đông y. Suy thận theo Tây y bao gồm suy thận cấp và suy thận mạn. Trong khi đó bệnh lý thận theo Đông y được phân định theo thận âm hư và thận dương hư. Nhiều người thấy tức mỏi lưng hông, tiểu đêm là nghĩ đến suy thận nên dùng thuốc bổ thận. Một số khác được bác sĩ Tây y chẩn đoán suy thận đã tự đi tìm thuốc Đông y để uống.
“Nếu bệnh nhân suy thận thực sự, chức năng thận đã suy giảm, uống trúng một số nhóm thuốc bổ có thể giúp cơ thể khỏe khoắn hơn nhưng trên thực tế không có lợi gì cho bệnh thận Tây y. Bệnh nhân bị dị ứng hoặc có phản ứng với nhóm thuốc nào đó trong y học cổ truyền thì có thể làm nặng nề, nghiêm trọng hơn mức độ suy thận”, bác sĩ Hưng phân tích.
Bác sĩ Hưng khuyến cáo, tùy theo bệnh và giai đoạn có thể kết hợp được Đông và Tây y trong chữa bệnh. Điều này cần có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa trước khi điều trị.
Một số triệu chứng thường gặp liên quan đến bệnh thận là có những thay đổi khi đi tiểu, phù, mệt mỏi, ngứa hoặc phát ban ở da, vị kim loại trong miệng hoặc hơi thở có mùi amoniac, buồn nôn và nôn, thở nông, cảm thấy ớn lạnh, hoa mắt chóng mặt và mất tập trung, đau chân hoặc cạnh sườn…
Lê Phương
Theo VNE
Dùng thuốc bổ thận điều tiết sa sút trí tuệ
Sử dụng các thuốc bổ thận đều có tác dụng điều tiết rõ rệt công năng của hệ trục não - tuyến yên - tuyến thượng thận.
Vị trí của bệnh là ở não nhưng có liên quan mật thiết với các tạng phủ khác.
Trong Đông y không có bệnh danh "sa sút trí tuệ", nhưng căn cứ vào các triệu chứng lâm sàng có thể thấy tình trạng này thuộc phạm vi các chứng như "ngốc bệnh", "kiện vong", "điên chứng", "thiện vong", "lão suy"... Về cơ chế sinh bệnh, Đông y đều thống nhất cho rằng, vị trí của bệnh là ở não nhưng có liên quan mật thiết với các tạng phủ khác như tâm, tỳ, can và đặc biệt là thận. Y thư cổ viết: "Não là bể của tủy, thận chủ cốt sinh tủy, thận khí thông với não". Bởi vậy, giữa não và thận có mối quan hệ đặc biệt mật thiết.
Trên thực nghiệm các nhà Đông y đã chứng minh, các thuốc bổ thận đều có tác dụng điều tiết rõ rệt công năng của hệ trục não - tuyến yên - tuyến thượng thận. Mặt khác, trên lâm sàng hầu hết các bệnh nhân bị sa sút trí tuệ đều có biểu hiện của hội chứng thận hư theo quan niệm của Đông y. Vì vậy, thận hư là vấn đề trọng yếu và bổ thận là một trong những khâu không thể thiếu được trong phác đồ điều trị.
Phương pháp trị liệu của Đông y đối với căn bệnh này là hết sức phong phú, có thể chia thành 2 nhóm chính: Dùng thuốc và không dùng thuốc. Nhưng tất cả đều phải tuân thủ nguyên tắc chung là lấy việc kiện tỳ, bổ thận, hoạt huyết làm căn bản, trên cơ sở đó mà gia giảm các vị thuốc hoặc huyệt vị châm cứu cho phù hợp.
Nhiều tác giả chủ trương phân chia sa sút trí tuệ người già thành 6 loại hình khác nhau và sử dụng các bài thuốc cổ tương ứng để trị liệu: Thể "Tâm thận bất giao" dùng Lục vị địa hoàng hoàn gia giảm; thể "Đàm ứ tương kết" dùng Thọ tinh hoàn gia giảm; thể "Đàm nhiệt nhiễu tâm" dùng Xương bồ uất kim thang gia giảm; thể "Can thận bất túc" dùng Kỷ cúc địa hoàng hoàn gia giảm; thể "Tỳ thận lưỡng hư" dùng Hoàn thiếu đan gia giảm và thể "Tủy hải không hư" dùng Hà sa đại tạo hoàn gia giảm.
Đặc biệt, nhiều tác giả sử dụng một bài thuốc làm hạt nhân rồi trên cơ sở đó gia giảm tùy theo tình trạng bệnh lý cụ thể. Bài thuốc này gồm các vị: Đẳng sâm, hoàng kỳ, bạch truật, xương bồ, bán hạ chế, ích trí nhân, hoài sơn, tiên linh tỳ. Nếu tỳ thận dương hư gia thêm phụ tử chế, can khương, thỏ ty tử, đỗ trọng; nếu khí trệ huyết ứ gia thêm đào nhân, đan sâm, xuyên khung, ngô công; nếu đàm trọc ứ trở gia thêm nam tinh, hậu phác, trần bì, viễn trí...
Kết hợp với biện pháp dùng thuốc người ta rất chú trọng sử dụng châm cứu, bấm huyệt, tập luyện khí công dưỡng sinh và tâm lý liệu pháp để nâng cao hiệu quả trị liệu.
Theo Kiến thức
6 phương pháp giảm mỏi mắt khi ngồi máy tính Ngồi máy tính, xem TV, sử dụng lâu các thiết bị cầm tay, điện thoại di động, màn hình GPS... sẽ làm mắt bị khô, mờ mắt, đau đầu và mệt mỏi. Dưới đây là 6 phương pháp giúp đôi mắt bạn cảm thấy thoải mái hơn khi phải làm việc nhiều với các thiết bị màn hình điện tử. Khoa học chỉ...