Nguy hại “chết người” vì rong kinh mà bạn không ngờ tới
Rong kinh là hiện tượng chảy máu tử cung do rối loạn chức năng rụng trứng, viêm nội mạc buồng tử cung, nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng tới chức năng buồng trứng và khả năng sinh sản.
Rong kinh là hiện tượng nữ giới có thời gian hành kinh vượt quá 7 ngày trở lên, thậm chí là 2 tuần. Đây là hiện tượng chảy máu tử cung do rối loạn chức năng rụng trứng, viêm nội mạc buồng tử cung.
Nguy hại “chết người” vì rong kinh mà bạn không ngờ tới.
Nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn tới hao tổn khí huyết, ảnh hưởng tới chức năng buồng trứng và khả năng sinh sản của nữ giới.
Người phụ nữ bị rong kinh thường có biểu hiện chủ yếu là suy nhược, tì thận yếu, máu kinh xuất hiện kéo dài…
Thiếu máu do thiếu chất sắt
Những ngày “đèn đỏ” là những ngày chị em càng cần bổ sung sắt vì lượng máu mất đi mang theo một lượng sắt nhất định ra ngoài cơ thể. Đặc biệt, kinh nguyệt kéo dài thì lượng sắt mất đi càng nhiều. Nếu không kịp thời bổ sung sắt sẽ dẫn đến thiếu máu do thiếu sắt.
Bệnh thiếu máu sẽ làm bạn dễ mệt mỏi, hơi thở ngắn, nhức đầu, chóng mặt, kém vận động…
Hội chứng sốc độc tố
Đây là một hội chứng nhiễm trùng cấp tính rất nguy hiểm. Hội chứng này thường phổ biến ở những trường hợp thường dùng tampon để lâu trong âm đạo quá 8 tiếng đồng hồ.
Video đang HOT
Tuy nhiên, những chị em bị rong kinh cũng có thể gặp phải hội chứng này do sự rối loạn kinh nguyệt. Triệu chứng sốc độc tố có thể gặp bao gồm sốt cao, tiêu chảy, đau cổ họng, cảm thấy rất yếu ớt, tay chân tróc da, huyết áp xuống thấp gây nguy hiểm cho tính mạng.
Lo sợ về mặt tâm lý
Về mặt tâm lý, người phụ nữ sẽ luôn có cảm giác khó chịu, thậm chí sợ hãi mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt bởi mỗi lần đến chu kỳ thì tình trạng rong kinh khiến cho ngày kinh kéo dài thậm chí “dây dưa” cả tháng.
Biểu hiện của nhiều loại bệnh
Rong kinh còn có thể là dấu hiệu chị em đang mắc một căn bệnh phụ khoa nào đó như u xơ tử cung, viêm nội mạc tử cung, pôlyp tử cung, buồng trứng đa nang,… mà những bệnh lý này nếu không được điều trị sớm sẽ gây nhiều biến chứng.
Chứng rong kinh vẫn thường gặp ở một số chị em phụ nữ. Rong kinh có thể không gây hại nhưng cũng là dấu hiệu của sự rối loạn sức khỏe khá nghiêm trọng.
Do đó, điều quan trọng đầu tiên với những phụ nữ bị rong kinh là cần phải sớm đến bác sĩ chuyên khoa khám để xác định cụ thể nguyên nhân bị rong kinh. Đây là biện pháp cần thiết để phát hiện nguyên nhân và điều trị cũng như phòng ngừa dứt điểm cho bạn.
Theo Khỏe và Đẹp
Top bệnh thường gặp trong kỳ kinh nguyệt
Những vấn đề sức khỏe này có thể xảy ra trong thời kỳ kinh nguyệt của phụ nữ.
Rong kinh, rong huyết: Rong kinh là hành kinh kéo dài hơn 1 tuần. Rong huyết là hiện tượng ra huyết ở bộ phận sinh dục không phải do kinh nguyệt kéo dài hơn 1 tuần. Giải thích cho tình trạng rong kinh, rong huyết này là do khi mới vào tuổi dậy thì, hoạt động của hệ nội tiết ở em gái chưa ổn định.
Thống kinh: Là triệu chứng đau quặn từng cơn, trướng bụng dưới, nặng nề ở vùng tiểu khung kèm theo nhức đầu, đau lưng, buồn nôn khi hành kinh. Có hơn 50% em gái mới dậy thì bị triệu chứng này. Nguyên nhân gây thống kinh là do niêm mạc tử cung tiết ra nhiều prostaglandin trong ngày hành kinh, đặc biệt là trong 48 giờ đầu do thiếu vi chất hoặc do các bệnh lý khác.
Rối loạn tiêu hóa: Không phải hiếm gặp trong chu kỳ kinh nguyệt. Có người bị tiêu chảy vào tuần lễ trước hành kinh và bị táo bón trong tuần lễ sau hành kinh. Trước hết nên xem lại chế độ ăn trong những thời gian này (đủ, cân đối, đa dạng).
Đau đầu do thiếu máu trong kỳ kinh nguyệt. Do cơ thể chị em phụ nữ bị mất đi một lượng máu khá nhiều và suy giảm estrogen trong kỳ kinh nguyệt nên nó là nguyên nhân gây nên chứng đau đầu, chứng đau nửa đầu rất khó chịu trước, trong và sau chu kỳ kinh nguyệt, đặc biệt đối với những chị em có chu kỳ kinh nguyệt không đều khiến chị em có cảm giác mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, tâm lý bất an, dễ cáu giận.
Căng thẳng thần kinh trước kỳ kinh nguyệt. Nhiều chị em phụ nữ trước khi có kinh nguyệt từ 3-5 ngày thường có cảm giác hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, cơ thể mệt mỏi, căng tức ngực, tinh thần thiếu ổn định, dễ nổi giận, dễ buồn phiền, tâm trạng bồn chồn,.... Đây là những biểu hiện của chứng căng thẳng thần kinh trước chu kỳ kinh mà nguyên nhân là do khi có kinh, cơ thể phụ nữ sẽ có những rối loạn nhất định về hệ thống trao đổi chất, trao đổi muối-nước.
Vú căng đau, có khối u trước và trong kỳ kinh nguyệt. Bệnh này thường phổ biến đối với những chị em còn trẻ tuổi với biểu hiện là một hoặc hai bên vú bị căng cứng, đau, tức, thậm chí khi sờ vào vú còn thấy cả khối u cứng và to. Nguyên nhân của triệu chứng này là do khi có kinh, cơ thể chị em bị rối loạn điều hòa nội tiết tố sinh dục, chất proesteron tiết ra ít, chất estrogen tiết ra nhiều.
Hành kinh ngắn ngày. Hành kinh ngắn ngày là số ngày hành kinh, số lượng máu kinh ra ít hơn so với những tháng trước đó. Bình thường lượng máu kinh chảy ra trong mỗi chu kỳ là khác nhau tùy từng phụ nữ và tùy từng tháng, dao động từ 5ml đến 25ml. Số ngày kéo dài chuẩn nhất từ lúc có kinh đến khi sạch kinh là 3, 4 ngày.
Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do khí huyết bị hư nhược, đàm huyết ứ trệ gây ra. Biểu hiện là hành kinh 1, 2 ngày rồi hết, lượng máu kinh ít, vài giọt, màu kinh nhạt, loãng, da mặt trắng bệch, chóng mặt, hồi hộp... Trường hợp này dùng phép chữa bổ khí dưỡng huyết.
Tổn thương khớp gối: Người ta nhận thấy rằng, khi nồng độ estrogen ở mức cao nhất trong chu kỳ kinh thì người phụ nữ lại dễ bị tổn thương khớp gối - đặc biệt là dây chằng trước đùi. Tổn thương loại này chiếm tỷ lệ cao hơn nam giới gấp 8 lần. Sang chấn khớp gối thường xảy ra vào thời kỳ rụng trứng - thời kỳ có đặc trưng là sự tăng cao estrogen và hóc môn relaxacin.
Sở dĩ phụ nữ dễ bị tổn thương khớp gối vì những đặc tính sinh lý của phụ nữ như: khung chậu rộng tạo ra một sức ép mạnh hơn lên phần trong của khớp gối, sức mạnh của nhóm cơ ở cẳng chân yếu hơn và sức chịu đựng cũng kém hơn.
Theo Linh Chi - Kiến thức
Rong kinh cơ năng: Đơn giản thành nguy hiểm Nhiều người chấp nhận "cơ địa của mình ra máu nhiều hơn người khác" nên đã biến những kỳ kinh nguyệt bất thường thành thủ phạm gây ung thư, hiếm muộn. Có kinh là cấp cứu "Bị như thế này mà giờ mới tới hả em, mặt xanh mét đi thế kia, trời ơi...", đó là lời bác sỹ vừa trách giận vừa...