Nguy hại ‘chết người’ từ thói quen cắn móng tay
Bạn phải biết rằng thói quen cắn móng tay cần loại bỏ ngay lập tức, bởi nó chính là mối đe dọa kinh hoàng cho sức khỏe.
Cắn móng tay là một rối loạn thói quen phổ biến nhất ở người lớn. Thói quen này thường được gây ra bởi sự nhàm chán, căng thẳng hoặc lo lắng kèm theo một số tác dụng phụ không lành mạnh.
Thói quen cắn móng tay chính là mối đe dọa kinh hoàng cho sức khỏe.
Gây nhiễm trùng nướu và cổ họng
Sẽ không phải là chuyện lớn khi bạn cắn móng tay khi xem phim kinh dị, nhưng nếu nó trở thành thói quen thường xuyên, nó có thể gây tổn hại cả móng tay lẫn vùng da xung quanh chúng.
Vi trùng từ miệng bạn được chuyển sang da tay và ngược lại. Vi khuẩn dưới móng có thể “di cư” sang miệng, gây nhiễm trùng nướu và cổ họng.
Thậm chí ngay cả khi rửa tay thường xuyên, bạn cũng không thể làm sạch mặt dưới và khe móng tay. Các nghiên cứu cho thấy, thực tế móng tay còn bẩn gấp đôi ngón tay, rất nhiều vi khuẩn ẩn nấp bên dưới móng tay. Khi bạn cắn móng tay, vi khuẩn xâm nhập cơ thể qua miệng và gây ra bệnh nhiễm khuẩn.
Video đang HOT
Nhiễm trùng
Cắn móng tay khiến vùng da quanh móng bị trầy xước, từ đó, vi khuẩn, nấm men và các vi sinh vật khác có thể xâm nhập. Cắn móng tay thường xuyên sẽ dễ mắc bệnh paronychia (viêm mé) gây nhiễm trùng ở những vùng da xung quanh móng tay.
Bệnh nhiễm trùng này gây đau và sưng, phải phẫu thuật và điều trị bằng thuốc kháng sinh hoặc thuốc kháng nấm.
Những người có thói quen cắn móng tay thường dễ mắc virus HPV, loại virus gây u nhú ở người. Từ đó, gây nên việc xuất hiện các mụn cóc quanh móng tay rồi lây lan sang miệng, môi.
Vấn đề về răng
Cắn móng tay không chỉ ảnh hưởng đến móng tay mà còn có thể làm cho răng của bạn bị xô dịch hoặc trở nên yếu dần theo thời gian. Nó cũng có thể gây hỏng men răng, làm mất sự liên kết của răng hàm trên và hàm dưới.
Ảnh hưởng công việc
Những người có thói quen cắn móng tay thường do căng thẳng, lo lắng khi được giao một nhiệm vụ mà không thể hoàn thành đúng yêu cầu. Thói quen xấu này gây cản trở công việc, làm chậm hoặc giảm hiệu quả công việc.
Suy giảm chất lượng cuộc sống
Một nghiên cứu cho thấy 20 – 30% người hay cắn móng tay có chất lượng cuộc sống thấp hơn so với những người không có thói quen này. Nguyên nhân là do họ phải đối mặt với những nguy hại từ việc cắn móng tay và cố gắng loại bỏ thói quen xấu này.
Tiêu chảy, đau dạ dày
Salmonella (vi khuẩn gây độc thức ăn), E.coli (vi khuẩn trong ruột người, thường gây tiêu chảy) ẩn náu nhiều trong móng tay. Trong đó, nguy hiểm nhất là vi khuẩn enterobacteriaceae (bao gồm khuẩn Salmonella và E.coli). Các góc dưới đầu móng là nơi cư trú tốt để chúng sinh sôi.
Do đó, người hay cắn móng tay dễ bị bệnh tiêu chảy và đau dạ dày. Theo các nhà nghiên cứu người Nga, cắn móng tay còn làm ảnh hướng tới trí thông minh do ngộ độc chì.
Theo Khoevadep
Nguy hại 'chết người' từ màng bọc thực phẩm
Chất tạo dẻo DEHP có trong các loại màng bọc thực phẩm có thể gây vô sinh, tăng nguy cơ ngộ độc cho người dùng.
Màng bọc thực phẩm rất tiện dụng trong cuộc sống hàng ngày, vì thế con người ngày càng ỷ lại vào nó. Chỉ cần dùng bọc lên rau, quả, đồ ăn thừa là chúng ta cảm thấy yên tâm. Nhưng nghiên cứu gần đây cho thấy, có nhiều thực phẩm không thích hợp với việc sử dụng màng bọc, ngược lại còn ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Nhiều thực phẩm không thích hợp với việc sử dụng màng bọc, ngược lại còn ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Trong hầu hết các loại màng bọc thực phẩm, nhà sản xuất đều có sử dụng thêm chất hoá dẻo để tăng độ dẻo dai cho màng bọc như DEHP, DEHA...
Chất tạo dẻo như DEHP thì có nguy cơ gây ngộ độc cho người dùng. DEHA là chất dẻo đã bị bị cấm sử dụng gần chục năm vì có thể gây ảnh hưởng đến hormone, làm rối loạn nội tiết, khiến estrogen tăng, nội tiết tố nam giảm khiến nữ sớm dậy thì, nam vô sinh, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển bộ phận sinh dục của trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ.
Chọn và sử dụng màng bọc đúng cách
Việc chọn và sử dụng màng bọc thực phẩm đúng cách rất quan trọng. Đa số, người tiêu dùng chỉ biết sử dụng mà ít ai có hiểu biết mức độ độc hại của những loại màng bọc này. Nên mua màng bọc của thương hiệu có uy tín, đã có đăng ký và kiểm tra chất lượng với cơ quan quản lý.
Nên chọn màng bọc PE vì loại này nhà sản xuất thường ít cho thêm phụ gia tạo dẻo. Người tiêu dùng có thể phân biệt màng bọc PE và PVC qua màu sắc độ dính. Màng bọc PE thường có màu trắng, dễ bóc, khi sờ vào ít dính tay còn màng bọc PVC có màu vàng, khó bóc, dính chặt, ở nhiệt độ cao có mùi hắc.
Một điều cần lưu ý, màng bọc dù hàng xịn thì cũng không nên sử dụng khi thức ăn còn nóng hoặc cho vào lò vi sóng. Vì khi ở nhiệt độ cao, các chất trong nilon sẽ thị phôi ra, ngấm vài thực phẩm, ăn phải chất này lâu ngày có thể gây dị ứng, viêm da, ung thư,...
Vì vậy, không nên bọc khi thức ăn còn quá nóng, thực phẩm có nhiều dầu mỡ... để tránh những tác hại do màng bọc gây ra với sức khỏe. Màng bọc PVC nên dùng với thực phẩm chưa qua chế biến, màng nhôm không bọc cho thực phẩm giàu axít, màng PE phù hợp bảo quản thức ăn đã qua sơ chế.
Theo Khoevadep
Ngồi máy tính nhiều dễ bị chết sớm Thế giới hiện đại buộc chúng ta phải ngồi nhiều hơn: lái xe - ngồi, làm việc - ngồi, xem tivi - ngồi, dùng máy tính - ngồi. Tuy nhiên, nếu không muốn chết sớm, đừng ngồi nhiều. Đây là kết luận từ một nghiên cứu mới được các nhà nghiên cứu tại Toronto (Canada) thực hiện. Theo đó, ngồi một chỗ trong...