Nguy cơ xâm nhiễm virus cúm gia cầm vào Việt Nam rất cao
Trước tình trạng virus cúm gia cầm, chủng cúm A/H7N9 đang lan rộng ở Trung Quốc và nguy cơ xâm nhiễm vào Việt Nam rất cao, ngày 21.2 Bộ NNPTNT đã có công văn 1536 đề nghị tất cả các tỉnh, thành phố phát động “Tháng vệ sinh, tiêu độc khử trùng môi trường đợt 1 năm 2017″ trên toàn quốc, nhằm chủ động tiêu diệt mầm bệnh.
Theo thông báo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trong tháng 1.2017, Trung Quốc đã ghi nhận 109 trường hợp người bị nhiễm virus cúm gia cầm A/H7N9 và từ cuối tháng 2.2013 cho đến nay đã có 1.174 người bị nhiễm virus cúm gia cầm A/H7N9, trong đó có 417 ca tử vong.
Còn theo thông báo của Tổ chức Nông nghiệp – Lương thực – Liên Hợp Quốc (FAO), kết quả giám sát trong tháng 1.2017 do Bộ Nông nghiệp Trung Quốc công bố: Có 26 mẫu gia cầm và môi trường dương tính với virus cúm gia cầm A/H7N9, có 33 mẫu huyết thanh gia cầm dương tính với cúm gia cầm H7.
Tất cả các ki ốt tại chợ Giếng Vuông và chợ Lộc Bình đều đã được rắc vôi bột để phòng chống dịch bệnh- Ảnh: Việt Tùng
Theo thông báo của Tổ chức Thú y thế giới (OIE), trong tháng 1.2017 đã xảy ra nhiều ổ dịch cúm gia cầm độc lực cao như cúm gia cầm A/H5N2, A/H5N8 và A/H5N6 tại Trung Quốc.
“Như vậy, nguy cơ virus cúm gia cầm A/H7N9 và các chủng virus cúm độc lực cao khác chưa có ở Việt Nam có nguy cơ xâm nhiễm vào nước ta là rất cao, thông qua các hoạt động vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ gia cầm và sản phẩm gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc, nhất là đối với các tỉnh biên giới phía Bắc và các tỉnh, thành phố khác có tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu”- Bộ NNPTNT nhận định.
Video đang HOT
Cùng với việc triển khai đồng bộ các biện pháp ngăn chặn virus cúm gia cầm A/H7N9 và các chủng virus cúm gia cầm khác từ nước ngoài xâm nhiễm vào Việt Nam, đồng thời làm giảm thiểu mật độ lưu hành virus cúm gia cầm, lở mồm long móng, tai xanh… ở trong nước để bảo vệ sức khỏe cộng đồng và đàn vật nuôi, Bộ NNPTNT phát động “Tháng vệ sinh, tiêu độc khử trùng môi trường đợt 1 năm 2017″ trên toàn quốc, nhằm chủ động tiêu diệt mầm bệnh.
Thời gian thực hiện trong vòng 1 tháng, bắt đầu từ ngày 22.2 đến hết 21.3.
Bộ NNPTNT đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo chính quyền các cấp, các Sở, ngành, đoàn thể của địa phương phát động và tổ chức thực hiện với các nội dung cụ thể. Trong đó, những trại chăn nuôi tập trung, cơ sở giết mổ động vật tập trung, cơ sở ấp trứng gia cầm tự lo vật tư, kinh phí, tổ chức thực hiện theo sự giám sát của chính quyền địa phương và chuyên môn thú y.
Chính quyền địa phương chỉ đạo, bố trí hố sát trùng tại khu vực đường mòn, lối mở biên giới trên địa bàn quản lý, nhất là đối với các tỉnh biên giới phía Bắc. Tại cửa khẩu biên giới, cơ quan kiểm dịch động vật phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng làm nhiệm vụ tại cửa khẩu tham mưu cho Ban quản lý cửa khẩu bố trí hố sát trùng và thực hiện vệ sinh tiêu độc, khử trùng các phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật đi qua cửa khẩu.
Chính quyền cấp xã tổ chức các đội phun thuốc sát trùng cho khu vực chăn nuôi hộ gia đình, chợ buôn bán động vật sống ở nông thôn, nơi công cộng, đường làng, ngõ xóm, khu nhốt giữ động vật, sản phẩm động vật nhập lậu; việc phun khử trùng chỉ được thực hiện sau khi đã được vệ sinh cơ giới như quét dọn, cọ, rửa sạch…
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành văn bản chỉ đạo thực hiện “Tháng vệ sinh, tiêu độc khử trùng đợt 1 năm 2017″ tại địa phương; giao Sở NNPTNT chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, Sở Tài chính, các Sở ngành của địa phương và UBND các cấp triển khai thực hiện.
Theo Dantri
TQ đối mặt dịch cúm gia cầm lớn nhất 100 năm qua
Trung Quốc có thể đối mặt với dịch cúm gia cầm tồi tệ nhất trong vòng 100 năm qua.
Nhân viên y tế tiêu hủy gia cầm nhiễm bệnh ở Trung Quốc.
Theo thống kê của Trung tâm phòng chống dịch bệnh Trung Quốc, ít nhất 192 người ở nước này được xách định nhiễm virus cúm A(H7N9) trong tháng 1 và 79 bệnh nhân trong số này đã tử vong.
Đây được coi là dịch cúm gia cầm tồi tệ nhất ở Trung Quốc từ khi loại virus H7N9 được phát hiện ở nước này vào năm 2013. Guan Yi, một chuyên gia về bệnh do virus tại trường đại học Hong Kong, cho biết số người nhiễm virus H7N9 tăng là mối quan ngại thực sự.
"Chúng ta đang đối mặt với dịch bệnh lớn nhất trong 100 năm qua", ông Yi nói với tạp chí Science
Trong thời gian từ 20.12.2016 đến 16.1.2017, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xác định được tổng cộng 918 người nhiễm virus H7N9, trong đó 359 trường hợp đã tử vong.
Cho đến khi được phát hiện tại Trung Quốc vào tháng 3.2013, virus H7N9 chỉ xuất hiện ở các loài gia cầm. Mặc dù nó dường như không dễ dàng lây truyền từ người sang người, nhưng WHO rất quan ngại về căn bệnh này vì phần lớn bệnh nhân bị ở mức độ nặng.
Phần lớn các trường hợp nhiễm virus H7N9 ở người được xác định là do tiếp xúc trực tiếp với gia cầm sống hay môi trường bị nhiễm bệnh, đặc biệt là các khu chợ buôn bán gia cầm. Theo báo cáo của WHO, virus H7N9 cho đến nay chưa xuất hiện trong các đàn gia cầm ở ngoài Trung Quốc.
Nguyên nhân khiến số ca nhiễm virus H7N9 tăng nhanh là do môi trường nhiễm bệnh tăng. Trong khi đó, phó giám đốc Trung tâm phòng chống dịch bệnh Trung Quốc Ni Daxin cho biết thời tiết và thói quen mua gia cầm sống của người dân địa phương cũng khiến dịch bệnh lây lan nhanh.
Ông Ni cho biết việc đóng cửa các chợ buôn bán gia cầm sẽ giúp làm chậm tốc độ lây lan của virus H7N9.
"Nếu người dân chỉ mua thịt gà đông lạnh, việc kiểm soát dịch bệnh sẽ dễ dàng hơn nhiều. Giá trị dinh dưỡng của gà đông lạnh tương đương với gà được giết mổ tươi sống, nhưng nó ít rủi ro hơn với sức khỏe", ông Ni nói.
Theo Danviet
Chủng virus cúm độc lực cực cao chưa từng thấy có thể tràn vào VN Cục Y tế Dự phòng cảnh báo, virus cúm gia cầm A/H7N9, A/H5N2, A/H5N8... có độc lực cao đang có nguy cơ xâm nhiễm từ Trung Quốc, Campuchia vào Việt Nam. Các chuyên gia dịch tễ lo ngại cúm gia cầm có độc lực cao sẽ vào Việt Nam Bộ Y tế vừa phát đi công điện về việc phòng các chủng virus...