Nguy cơ “vỡ trận” QL30
Sau 4 tháng thi công chỉ mới đạt 2% khối lượng, dự án cải tạo, mở rộng QL30 qua tỉnh Đồng Tháp đang đứng trước nguy cơ “vỡ trận” tiến độ.
Công trường thi công Quốc lộ 30 trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật cùng đoàn công tác của Bộ GTVT vừa có buổi kiểm tra công trường thi công dự án QL30 đoạn Cao Lãnh – Hồng Ngự và làm việc với lãnh đạo tỉnh.
Trước đó, Bộ GTVT cũng đã có văn bản gửi UBND tỉnh Đồng Tháp đề nghị khẩn trương bàn giao mặt bằng để thi công dự án. Thứ trưởng Nguyễn Nhật nhấn mạnh: Dự án này đã khởi công từ tháng 10/2019 tính đến nay đã thi công gần 4 tháng nhưng giá trị sản lượng được nghiệm thu rất thấp chỉ đạt 7,2 tỷ (2%) trên tổng mức 425,5 tỷ đồng. Ngoài nguyên nhân còn vướng, liên danh nhà thầu thi công chưa chủ động và tích cực trong công tác huy động thiết bị, tập kết vật tư để thi công những đoạn đường đã có mặt bằng.
Đến thời điểm hiện tại công tác GPMB còn nhiều vướng mắc, theo báo cáo Sở GTVT Đồng Tháp hiện còn 1208 hộ dân chưa hoàn thành phê duyệt phương án bồi thường. Trong đó thị xã Hồng Ngự 169 hộ, huyện Thanh Bình 157 hộ, Trung tâm phát triển quỹ đất 243 hộ, huyện Tam Nông 639 hộ.
Trong khi đó thời gian buộc hoàn thành và kế hoạch giải ngân vốn của dự án phải được thực hiện dứt điểm trong năm 2020. Do vậy trong trường hợp chính quyền địa phương không kịp thời bàn giao mặt bằng và thi công chậm trễ thì dự án sẽ phải dừng thi công.
Theo Sở GTVT tỉnh Đồng Tháp, các đơn vị chỉ mới đẩy mạnh thi công gần đây
Thực tế tại hiện trường với chiều dài tuyến khoảng 39,3km này, khắp nơi là sự lộn xộn về máy móc thiết bị. Bụi bặm phủ kín cả quãng đường dài, hai bên đường đi được đào bới ngổn ngang. Theo quan sát của phóng viên Tạp chí GTVT thì nguy cơ TNGT luôn rình rập suốt cung đường này. Bởi lưu lượng phương tiện lớn nhưng các cảnh báo về dự án, dây phản quang, rào chắn thi công lại có rất ít và thưa thớt.
Video đang HOT
Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Thanh Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cũng thừa nhận việc dự án thi công chậm và đang nằm mức báo động như thế này là thể hiện sự yếu kém trong công tác quản lý cũng như chỉ đạo của địa phương trong công tác đền bù GPMB. Sự thiếu chuyên nghiệp trong công tác này của UBND các huyện: Thanh Bình, Tam Nông, đặc biệt là Trung tâm Phát triển Quỹ nhà đất. “Sau dự án này chúng tôi sẽ đánh giá lại công năng làm việc của từng đơn vị, nếu vẫn không tiến triển sẽ bỏ luôn các Trung tâm cấp huyện. Chúng tôi cũng sẽ sớm chi bồi thường cho các hộ đã được phê duyệt phương án để bàn giao mặt bằng cho nhà thầu thi công trong tháng 02/2020. Đối với các hộ chưa lập phương án bồi thường, đề nghị khẩn trương chuẩn bị các thủ tục trình Sở TN & MT thẩm định và phê duyệt để bàn giao dứt điểm các huyện Thanh Bình, Tam Nông, thị xã Hồng Ngự…trong tháng 3/2020″, ông Hùng nói.
Về thi công xây dựng, tỉnh cũng yêu cầu Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và Xuất nhập khẩu 168 và Công ty TNHH đầu tư xây dựng Đức An đẩy nhanh tiến độ thi công các đoạn đã bàn giao, đồng thời phải đảm bảo an toàn giao thông và vệ sinh môi trường.
Được biết, dự án nâng cấp Quốc lộ 30 đã bị “bầm dập” suốt nhiều năm qua. Từ việc triển khai BOT, đến việc dừng thi công rồi sau đó chỉ được thảm một phần mặt nhựa. Còn riêng đoạn Cao Lãnh – Hồng Ngự, chỉ là mở rộng tuyến không có cầu cống gì vậy mà dự án vẫn trầy trật suốt một thời gian dài. Giờ đây khi được duyệt vốn thì lại rơi vào cảnh nếu không thi công nhanh sẽ phải dừng dự án. Nhiều người dân còn tỏ ra lo lắng vì chỉ hơn 2 tháng nửa địa phương sẽ rơi vào mùa mưa. Đến lúc đó, khó khăn thi công sẽ nhân lên gấp bội, không biết đến khi nào dự án QL 30 mới hoàn thành.
MỸ LỆ
Theo GTVT
Chính thức thi công cầu Mỹ Thuận 2 và đường dẫn hai đầu cầu
Bộ GTVT, UBND hai tỉnh Tiền Giang và Vĩnh Long cùng đơn vị quản lý, nhà thầu đã tổ chức thi công cầu Mỹ Thuận 2 và đường dẫn hai đầu cầu.
Ngày 27/2, tại Tiền Giang, Bộ GTVT, Ban Quản lý dự án 7 phối hợp với UBND hai tỉnh Tiền Giang và Vĩnh Long cùng nhà thầu là Công ty cổ phần Đạt Phương đã tổ chức lễ triển khai thi công cầu Mỹ Thuận 2 và đường dẫn hai đầu cầu.
Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật cho biết, ĐBSCL với vai trò là vựa lúa của cả nước, có tiềm năng phát triển kinh tế rất lớn với sự gia tăng nhanh chóng của các phương tiện vận tải. Tuy nhiên các trục đường bộ chính trong khu vực lại chưa được đầu tư đồng bộ, mặt khác do các đô thị đang bám vào các tuyến trục quốc lộ chính, giao thông đang được khai thác hỗn hợp giữa xe máy và xe ô tô, gây nên tình trạng hỗn loạn, làm gia tăng tai nạn giao thông, luôn luôn tiềm ẩn nguy hiểm, rủi ro.
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật phát biểu tại lễ triển khai thi công
Do đó, đường cao tốc được xây dựng để thúc đẩy các luồng giao thông tự do với tốc độ nhanh, mang lại hiệu quả kinh tế, rút ngắn thời gian đi lại, thông thương giữa các vùng miền; đồng thời đảm bảo lưu thông an toàn do tách riêng xe ô tô ra khỏi các luồng xe khác, góp phần giảm thiểu số tai nạn giao thông đang xảy ra hàng ngày trên khắp đất nước.
Hiện tại tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận đã triển khai thi công và Mỹ Thuận - Cần Thơ đã được Bộ GTVT phê duyệt dự án. Khi hai tuyến cao tốc trên được đưa vào khai thác cầu Mỹ Thuận hiện tại sẽ ùn tắc không thể đáp ứng được nhu cầu lưu lượng xe tăng nhanh. "Do đó, việc đầu tư xây dựng cầu Mỹ Thuận 2 và đường dẫn hai đầu cầu sẽ làm giảm áp lực giao thông cho QL1A, đồng thời kết nối các khu công nghiệp, các đô thị, các trung tâm kinh tế trọng điểm, các đầu mối giao thông quan trọng như: TP Hồ Chí Minh, TP Mỹ Tho, TP Vĩnh Long và TP Cần Thơ. Dự án sẽ góp phần phát triển hệ thống vận tải đa phương thức (logistics) như: đường sắt, cảng biển, sân bay... nâng cao năng lực vận tải trên hành lang Bắc - Nam phía Đông, đáp ứng yêu cầu kinh tế - xã hội, giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông, nhất là tại cửa ngõ các đô thị lớn", Thứ trưởng Nguyễn Nhật đánh giá.
Dự án đầu tư xây dựng cầu Mỹ Thuận 2 và đường dẫn hai đầu cầu đã được Chính phủ và Bộ GTVT quyết định đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước với tổng mức đầu tư là 5.003 tỷ đồng. Thời gian thi công 42 tháng. Dự kiến hoàn thành vào năm 2023. Dự án sẽ kết nối tuyến cao tốc TP Hồ chí Minh - Trung Lương; Trung Lương - Mỹ Thuận và Mỹ Thuận - Cần Thơ. Dự án hoàn toàn do các kỹ sư Việt Nam thực hiện và thi công.
"Trong quá trình triển khai dự án, yêu cầu Ban Quản lý dự án 7, các đơn vị tư vấn giám sát, và nhà thầu tuân thủ nghiêm các quy định của Nhà nước, tập trung các nguồn lực để quản lý, thực hiện dự án; tổ chức thi công công trình đảm bảo chất lượng, tiến độ, mỹ thuật vì đây là cầu dây văng lớn. Hết sức chú ý đến công tác đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường trong phạm vi thi công...", Thứ trưởng Nguyễn Nhật nhấn mạnh.
Dự án đầu tư xây dựng cầu Mỹ Thuận 2 và đường dẫn hai đầu cầu là dự án thành phần thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017- 2020, đươc Bộ GTVT phê duyệt tại Quyết định số 2199/QĐ-BGTVT ngày 10/10/2018 với tổng mức đầu tư dự án là 5.003 tỷ đồng. Dự án được đầu tư bằng nguồn vốn Ngân sách Nhà nước.
Dự án có điểm đầu tại Km 101 126, khớp nối với Dư an đường cao tôc Trung Lương - My Thuân tại nút giao An Thái Trung (thuộc địa phận huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang) và điểm cuối tại Km 107 740, khớp nối với Dự án đường cao tốc My Thuân - Cân Thơ tại nút giao QL80 (thuộc địa phận TP Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long), với tổng chiều dài tuyến khoảng 6,6km.
Quy mô xây dựng gồm: phần đường dẫn hai đầu cầu dài khoảng 4,7km (phía Tiền Giang khoảng 4,3km và phía Vĩnh Long khoảng 0,4km). Cấp đường là đường ô tô cao tốc, vận tốc thiết kế 100km/h. Cầu Mỹ Thuận 2 bắc qua sông Tiền, đi song song QL1, cách cầu Mỹ Thuận hiện hữu khoảng 350m về phía thượng lưu, kết thúc tại nút giao với QL80. Phần cầu chính dài khoảng 1,9km, đầu tư hoàn chỉnh với 6 làn xe, vận tốc thiết kế 80km/h, bề rộng mặt cầu phần xe chạy B=25m; nhịp chính kết cấu dây văng dài 650m; nhịp dẫn kết cầu dầm Super T và dầm hộp đúc hẫng cân bằng dài hơn 1,2km.
Trao hợp đồng thi công gói thầu XL.01 xây lắp cầu Mỹ Thuận 2 và đường dẫn hai đầu cầu cho Công ty cổ phần Đạt Phương
Ông Phạm Anh Tuấn, Phó chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang đánh giá, Dự án đầu tư xây dựng cầu Mỹ Thuận 2 và đường dẫn hai đầu cầu rất có ý nghĩa và hết sức cần thiết và cấp bách. Cầu Mỹ Thuận 2 và đường dẫn hai đầu cầu cùng với đường cao tốc, ngoài những hiệu quả thiết thực về giao thông, vừa là cơ sở quan trọng trong tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá, phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh. Đồng thời, dự án còn mang ý nghĩa chính trị sâu sắc vì đó là cơ sở hiện thực để nhân dân ngày càng tin tưởng vào đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng, chính sách của Nhà nước, tin vào cuộc sống, người dân yên tâm đóng góp xây dựng đất nước...
Về công tác giải phóng mặt bằng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang cho biết, Tiền Giang được giao làm chủ đầu tư tiểu dự án giải phóng mặt bằng với 389 hộ bị ảnh hưởng để thực hiện dự án. Đến nay công tác giải phóng mặt bằng được tập trung, khẩn trương thực hiện và đã giải ngân, đền bù cho 275 hộ ; đối với các hộ còn lại tỉnh tiếp tục chi trả, dự kiến hoàn thành trước ngày 30/4 bàn giao mặt bằng đúng tiến độ để quá trình triển khai thi công dự án diễn ra thuận lợi, hoàn thành đúng kế hoạch đề ra.
Là nhà thầu thi công gói thầu XL1 - thi công đường dẫn phía Tiền Giang đoạn Km 101 126 đến Km 104 190, ông Trần Anh Tuấn, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đạt Phương cam kết, sẽ triển khai thi công đảm bảo chất lượng, an toàn, mỹ thuật công trình, đảm bảo vệ sinh môi trường khu vực xây dựng, đảm bảo đạt và vượt tiến độ yêu cầu của dự án.
Theo GTVT
Thứ trưởng chỉ ra các điểm nghẽn giao thông ở ĐBSCL Theo đánh giá, cơ sở hạ tầng giao thông tại ĐBSCL trong thời gian qua được cải thiện nhưng vẫn thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. "Thời gian qua, nhiều công trình giao thông quan trọng của khu vực ĐBSCL đã hoàn thành. Đặc biệt, các công trình cầu vượt sông Tiền, sông Hậu và các nhánh sông...