Nguy cơ vô sinh vì làm những việc sau hằng ngày
Chúng ta đang bị “ bội thực” bởi hóa chất, từ dầu gội đến ô nhiễm. Cơ thể chúng ta làm việc hiệu quả đáng ngạc nhiên trước những bất lợi ập tới nhưng đôi khi chúng cũng cần được bảo vệ. Đó là lý do vì sao chuyên gia sức khỏe Julie Hancox đề xuất một danh sách các thói quen nên tránh xa nếu muốn sinh con.
1. Dùng thực phẩm có thuốc trừ sâu
Khi muốn có con, cơ thể (hoóc môn, hệ miễn dịch, giải độc, tiêu hóa) cần ở trạng thái khỏe mạnh, cân bằng.
Không thức ăn sẽ không có sự sống nhưng chất lượng và các loại thực phẩm đều ảnh hưởng rất lớn tới cơ thể.
Nếu có quá nhiều áp lực lên hệ thống giải độc của cơ thể, hay hệ thống thải độc có chút “chậm chạp”, sự quá tải đó có thể trở thành 1 yếu tố stress.
Những hoóc môn cũ sẽ tái tuần hoàn nếu chúng không được “đào thải” khỏi cơ thể và sẽ gây rối loạn cân bằng hoóc môn, khiến cơ hội thụ thai trở nên khó khăn hơn.
Chúng ta đều biết rằng thuốc trừ sâu được sử dụng trong khá nhiều trang trại nhằm tăng sản lượng và năng suất. Còn thực phẩm hữu cơ là một lựa chọn tốt nhưng không phải lúc nào cũng phù hợp với túi tiền.
Vậy nên hãy ưu tiên mua thực phẩm hữu cơ với những thực phẩm có nguy cơ bị nhiễm thuốc trừ sâu cao nhất.
2. Sử dụng bệt sưởi
Lời khuyên này chủ yếu dành cho quý ông và cho tất cả các thói quen có thể làm nóng khu vực sản sinh “con giống” như đặt laptop lên đùi, tắm nước nóng, ghế ngồi có sưởi… và thậm chí cả việc đạp xe lâu, chạy hay ngồi làm việc kéo dài.
Những hoạt động này đều có thể làm tăng nhiệt ở vùng bìu, vốn chỉ nên duy trì ở 34,4-35,5oC.
Vì vậy hãy chọn 1 môn thể thao phù hợp và nên thường xuyên đứng dậy khỏi bàn làm việc.
Tắt hệ thống sưởi trên ghế ô tô, toilet… và thậm chí cần thêm quạt mát cho khu vực này vào những ngày nắng nóng.
3. Gắn chặt với các thiết bị công nghệ
Bạn đã nghe nói đến hiện tượng “chống bức xạ”? Do phát ra bức xạ nên điện thoại di động đang bị nghi là “kẻ thù của cuộc sống hiện đại”.
Trước sự liên quan giữa vô sinh nam (hiện chưa tính được ảnh hưởng của sóng điện thoại với chức năng sinh sản ở nữ) và các vấn đề khác mà nhiều nghiên cứu đã đề cập, tốt nhất đừng để điện thoại di động trong túi quần.
Video đang HOT
4. Sống chung với ánh sáng xanh
Ngủ ngon là cách tuyệt vời để tái tạo, phục hồi cơ thể cũng như sản sinh các hoóc môn quan trọng.
Số lượng và chất lượng giấc ngủ có liên quan với chức năng sinh sản của nữ giới cũng như tác động đến các hoóc môn stress và cơ chế ứng phó của cơ thể.
Tất cả chúng ta đều cần giấc ngủ ngon và cần melatonin (hoóc môn giấc ngủ) tăng lên – đây là điều khó nếu mắt tiếp xúc với ánh sáng, đặc biệt là ánh sáng xanh vào buổi tối – tương tự như mắt tiếp xúc với ánh sáng ban ngày.
Ánh sáng xanh thường xuất hiện trên các thiết bị như vô tuyến, điện thoại, máy tính bảng, máy tính cây, laptop và cả đèn trên các thiết bị ổ cắm…
Để cải thiện chất lượng giấc ngủ, bạn hãy thử thực hiện những điều sau trong 1 tháng nhé:
Tắt các thiết bị như điện thoại, máy tính bảng sau 8h tối. Hầu hết điện thoại chỉ phát ánh sáng xanh nhẹ nhưng lại liên tục bật mỗi khi có tin nhắn.
Đặt điện thoại hay sạc sang phòng khác và kích hoạt chế độ yên lặng vào 1 quãng thời gian nào đó trong ngày.
Không bật bất cứ màn hình nào 1 tiếng trước khi ngủ – thay vào đó hãy tắm, đọc sách, nói chuyện với bạn đời, chơi cờ…
Dọn dẹp phòng ngủ, không để giấy tờ, các thiết bị điện tử trong phòng để tận hưởng thư giãn thực sự.
5. Sử dụng hóa mỹ phẩm có parabens
Có rất nhiều mỹ phẩm và sản phẩm làm đẹp có các hóa chất mà có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh con của bạn.
Các thành phần tổng hợp, hóa chất hay nhựa đều có thể gây rối loạn hoóc môn và thậm chí là ung thư. Một chất bảo quản hay được nhắc tới trong thời gian gần đây là parabens.
Hiện đã có những thương hiệu loại parabens ra khỏi các sản phẩm chăm sóc tóc, cơ thể và mặt. Vậy nên hãy đọc kỹ nhãn sản phẩm trước khi quyết định mua chúng.
6. Tiếp xúc với sơn
Các kim loại nặng như chì và cadmium cùng các dung môi độc hại thường rất phổ biến trong các loại sơn. Một số thành phần bị cấm và bạn có thể lựa chọn những loại sơn ít độc hại hơn.
Hãy chú ý tới xếp hạng VOC từ 0 – thấp hay tốt hơn nên chọn sơn hữu cơ.
Nếu bạn cần trang trí nhà cửa hay làm việc với sơn, hãy mang khẩu trang phù hợp.
Các chất độc hại trên cũng có thể tìm thấy trong mực in, keo dán, chất làm sạch và thuốc trừ sâu.
Hãy luôn xem xét kỹ thành phần các sản phẩm làm sạch, xà phòng và các loại xịt thơm phòng.
7. Sử dụng đồ đựng bằng nhựa
Chất BPA từ lâu đã bị coi là độc hại với sức khỏe con người nhưng điều đó không có nghĩa các sản phẩm nhựa mới cũng an toàn.
Tốt nhất nên dùng các hộp chất liệu thủy tinh, inox để bảo quản thực phẩm.
Nhân Hà
Theo Dân trí
Bộ Giáo dục biên soạn một bộ sách giáo khoa: Liệu có sân chơi bình đẳng?
Tại sao Bộ GD&ĐT chỉ trực tiếp chỉ đạo một bộ sách giáo khoa trong khi Bộ cần quan tâm đồng đều và công bằng đối với tất cả các bộ sách giáo khoa mà không có phân biệt?
Một chương trình, nhiều bộ sách giáo khoa là cách làm mở, tạo điều kiện cho những bộ sách tốt hơn, chất lượng hơn được ra đời, phục vụ cho giảng dạy và học tập.
TS Vũ Ngọc Hoàng, nguyên Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo T.Ư đặt câu hỏi như vậy về vấn đề một chương trình, nhiều bộ sách giáo khoa.
Ông Vũ Ngọc Hoàng cho rằng, trong nền giáo dục mở rất cần thiết thực hiện một chương trình với nhiều bộ sách giáo khoa.
Thậm chí còn phải tiếp tục thực hiện một chương trình quốc gia với phần nội dung "cứng", bắt buộc trong giới hạn nhất định và kèm theo là các chương trình khác nhau ở cấp địa phương với phần nội dung "mềm" phù hợp điều kiện cụ thể ở địa phương đó.
Một chương trình, nhiều bộ sách giáo khoa là cách làm mở, tạo điều kiện cho những bộ sách tốt hơn, chất lượng hơn được ra đời, phục vụ cho giảng dạy và học tập.
Tuy nhiên, theo ông Hoàng, sau khi có chủ trương về một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa thì Bộ Giáo dục lại đề nghị trong đó có một bộ sách do Bộ trực tiếp chỉ đạo, thực hiện bằng tiền của nhà nước...
"Tôi chưa nói tiền nhiều tiền ít và khoản tiền này sẽ hạch toán và thu hồi về đâu, bởi vì sách giáo khoa là thứ bán được để thu hồi vốn, hoàn toàn có thể xã hội hóa chứ không phải nhà nước bao cấp và việc làm sách theo chương trình mới thì lần lượt suốt 12 năm, vốn quay vòng để làm sách đến 12 lần chứ không phải một lần" - ông Hoàng nói.
" Điều trước tiên tôi muốn nói ở đây là tại sao Bộ Giáo dục chỉ trực tiếp chỉ đạo một bộ sách trong khi Bộ cần quan tâm đồng đều và công bằng đối với tất cả các bộ sách mà không có phân biệt? " .
Thay vì chỉ có một bộ sách độc quyền, việc cho ra nhiều bộ sách giáo khoa là một sân chơi bình đẳng mà Bộ Giáo dục phải đứng ở vị trí trung tâm, trọng tài, chứ không lệch về một bên nào.
" Không thể có một sân chơi bình đẳng khi mà trong đó có một đội bóng được sự quan tâm riêng và trực tiếp tham gia của trọng tài vào đội bóng ấy" - ông Hoàng nhấn mạnh.
Mặt khác, theo ông Hoàng, Bộ GD&ĐT làm công việc quản lý nhà nước là chủ yếu, còn công việc mang tính sự nghiệp như viết sách là của các nhà xuất bản, các trường đại học, viện nghiên cứu và các chuyên gia.
" Với cách làm này thực chất là "đổi mới" nửa vời, vẫn níu kéo cái cũ, vẫn là như cũ " - ông Hoàng nói.
Sách giáo khoa của Bộ Giáo dục được phê duyệt công bằng với SGK của tổ chức, cá nhân khác
GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng Chủ biên Chương trình giáo dục phổ thôngcho biết, thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông, Bộ GDĐT đã ban hành Thông tư số 33 quy định tiêu chuẩn SGK; quy trình biên soạn, chỉnh sửa SGK; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định SGK.
Nghị quyết số 88 khuyến khích các tổ chức, cá nhân biên soạn SGK trên cơ sở chương trình GDPT. Hiện nay nhiều tổ chức, cá nhân đang sẵn sàng tham gia công việc này.
GS Thuyết cho hay, một số đơn vị đã tiến hành nghiên cứu mô hình SGK của nước ngoài và biên soạn thử một số bản thảo. Những sự chuẩn bị, tập dượt đó nhằm sau khi chương trình mới được thông qua có thể bắt tay vào việc ngay. Sau khi chương trình mới được ban hành, Bộ GD-ĐT sẽ còn phải tổ chức tập huấn cho các tổ chức, cá nhân tham gia biên soạn SGK để có được những bộ SGK thật tốt.
"Để chủ động triển khai chương trình GDPT mới, Nghị quyết số 88 của Quốc hội giao: "Bộ GDĐT tổ chức việc biên soạn một bộ SGK. Bộ SGK này được thẩm định, phê duyệt công bằng với các SGK do tổ chức, cá nhân biên soạn".
Theo GS Thuyết, trong thời gian tới, Bộ GDĐT sẽ tuyển chọn tác giả biên soạn bộ SGK này. Mọi việc sẽ được tiến hành công khai, minh bạch, đúng quy định của pháp luật.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục, Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa; ban hành Chương trình giáo dục, phê duyệt sách giáo khoa để sử dụng trong các cơ sở giáo dục phổ thông.
Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục, sách giáo khoa gồm các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, nhà khoa học, có kinh nghiệm, uy tín về giáo dục và đại diện các tổ chức có liên quan.
Hội đồng phải có ít nhất một phần ba tổng số thành viên là các nhà giáo đang giảng dạy ở cấp học tương ứng. Hội đồng thẩm định và các thành viên Hội đồng phải chịu trách nhiệm về nội dung và chất lượng thẩm định.
Nam Bằng
Theo Dân trí
Giáo sư, phó giáo sư tăng đột biến nhờ dễ dãi? Chức danh giáo sư hay phó giáo sư nên dành những người trực tiếp giảng dạy, có cống hiến, có biên chế tại cơ sở giáo dục chứ không nên để những vị làm doanh nghiệp hay công tác quản lý cũng được phong vì hơi...buồn cười. Ngày 8.2, Văn phòng Chính phủ gửi văn bản tới Bộ trưởng Giáo dục và Đào...