Nguy cơ vỡ đập chính Hồ Núi Cốc, Thái Nguyên ban bố tình trạng khẩn cấp
Liên quan đến sự cố rãnh thoát nước hạ lưu đập bị gãy đổ dài 200m, một số vị trí bị lún sụt dài tới 8m…, đập chính Hồ Núi Cốc đang đứng trước nguy cơ bị vỡ. UBND tỉnh Thái Nguyên phải ban bố tình trạng khẩn cấp và khẩn trương tìm cách khắc phục.
UBND tỉnh Thái Nguyên vừa có Quyết định về việc “công bố tình trạng khẩn cấp đập chính Hồ Núi Cốc bị thấm có nguy cơ gây mất an toàn đập”.
Đập chính Hồ Núi Cốc bị sự cố sụt lún, gây nguy hiểm cho hàng nghìn hộ dân khu vực hạ lưu.
Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu Sở NN&PTNT tiến hành cảnh báo và đặt biển báo khu vực đang có sự cố thấm thân đập; thường xuyên cập nhật, báo cáo tình hình, diễn biến thấm và tiến độ khắc phục khẩn cấp về tỉnh.
Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Thái Nguyên (đơn vị trực tiếp quản lý Hồ Núi Cốc) khẩn trương lựa chọn đơn vị tư vấn khảo sát, lập hồ sơ thiết kế, đánh giá hiện trạng, xác định nguyên nhân, có giải pháp khắc phục ngay, đồng thời thường xuyên theo dõi diễn biến mưa lũ và các thông tin cảnh báo để chủ động tham mưu các biện pháp xử lý khi có tình huống xấu xảy ra.
Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh phối hợp với các địa phương vùng hạ lưu thông báo rộng rãi tình trạng khẩn cấp này. Các địa phương, ngành liên quan tăng cường tuyên truyền để người dân biết, chủ động phòng tránh.
Tìm giải pháp khắc phục sự cố
Trước tình trạng đập Hồ Núi Cốc đang bị sụt lún, hư hỏng nặng và có nguy cơ bị vỡ bất kể lúc nào, UBND tỉnh Thái Nguyên đề ra một số giải pháp khắc phục khẩn và giao Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Thái Nguyên làm chủ đầu tư triển khai biện pháp khẩn cấp xử lý sự cố đập chính Hồ Núi Cốc.
Video đang HOT
Một số điểm tại đập chính bị thủng, khiến mái đập bị sụt lún, mất an toàn.
Thời gian thực hiện trong khoảng 45 ngày (xong trước ngày 20/8/2017 để kịp tích nước hồ phục vụ sản xuất, sinh hoạt theo quy định). Các Sở Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư cùng phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan bố trí kinh phí, thủ tục đầu tư để sớm khắc phục sự cố.
Theo kiểm tra, khảo sát của cơ quan chuyên môn đã phát hiện, đập chính của Hồ Núi Cốc có hiện tượng thấm vai đập phía bờ hữu từ cao trình 45m đến 46m. Một số vị trí thấm ở khu vực giữa mái hạ lưu đập với cao trình 38m, rộng khoảng 150m2.
Tại cao trình từ 42m đến 44m bờ tả có hiện tượng thấm nhiều. Rãnh thoát nước hạ lưu đập bị gãy đổ dài 200m làm tụt tấm lát mái và rãnh thoát nước chân mái hạ lưu bị đổ dài khoảng 8m. Mái lát thượng lưu có một số vị trí bị lún sụt hư hỏng cục bộ.
Sự cố tại đập chính Hồ Núi Cốc.
Ngày 19/6, ông Vũ Hồng Bắc, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên và ông Đoàn Văn Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội nghị bàn giải pháp thực hiện Dự án xử lý cấp bách đập chính hồ Núi Cốc..
Theo đó, Cty TNHH một thành viên Khai thác thủy lợi tỉnh làm chủ đầu tư dự án xử lý cấp bách đập chính hồ Núi Cốc; đơn vị tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi là Tổng Công ty Tư vấn xây dựng thủy lợi Việt Nam.
Mục tiêu của Dự án nhằm khôi phục, đảm bảo an toàn cho toàn bộ công trình thủy lợi hồ Núi Cốc và nhân dân vùng hạ du; đồng thời đảm bảo phát triển đa mục tiêu, đáp ứng nhu cầu dùng nước sản xuất, sinh hoạt kết hợp nuôi trồng thủy sản và phát triển du lịch.
Với tổng mức đầu tư Dự án dự kiến trên 76 tỷ đồng, chủ đầu tư sẽ thực hiện các nội dung chính như: khoan phụt tạo màng chống thấm toàn bộ thân đập, làm lại hệ thông tiêu thoát nước thân đập, sửa chữa hệ thống tiêu thoát nước mặt mái hạ lưu đập, sửa chữa mái hạ lưu những vị trí bị hư hỏng, khôi phục thiết bị quan trắc thấm và bổ sung thiết bị đo mưa…
Theo đó phương án xử lý mà đơn vị tư vấn đưa ra thảo luận về việc khoan phụt tạo màng chống thấm toàn bộ thân đập, vị trí khoan phụt; trong trường hợp cần thiết, cần đưa ra phương án phá 1 trong 7 đập phụ để giữ đập chính; cần có phương án phòng chống lũ lụt, di dân, đảm bảo an toàn cho vùng hạ du…
Lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên tổ chức cuộc họp bàn biện pháp khắc phục sự cố, đảm bảo an toàn cho người dân.
Tại hội nghị, ông Đoàn Văn Tuấn yêu cầu các đơn vị chức năng cần ưu tiên xử lý ngay đống đá tiêu nước sau thân đập, bóc tấm bê tông ở mái hạ lưu đập và thực hiện khoan phụt thân đập theo phương án của đơn vị tư vấn đưa ra.
Đối với Công ty TNHH Một thành viên Khai thác thủy lợi tỉnh cần xây dựng phương án, bổ sung các giải pháp đảm bảo an toàn vùng hạ du trong quá trình sửa chữa thân đập chính.
Ông Tuấn cũng giao Sở NN&PTNT tham mưu cho UBND tỉnh thành lập Hội đồng tư vấn để thẩm định, xem xét các giải pháp thực hiện Dự án; Sở Kế hoạch – Đầu tư, Sở Tài chính thẩm định quy trình và cân đối nguồn vốn để thực hiện ngay; đồng thời, tham mưu văn bản để UBND tỉnh báo cáo Bộ NN&PTNT, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch – Đầu tư để bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ sửa chữa cho tỉnh.
Tuấn Hợp
Theo Dantri
Thái Nguyên: 60.000 tấn xi măng/năm làm đường giao thông nông thôn
Tỉnh Thái Nguyên đã áp dụng cơ chế hỗ trợ xi măng với số lượng 50.000 - 60.000 tấn/năm để thay đổi bộ mặt giao thông nông thôn ở địa phương.
Ông Đoàn Văn Tuấn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên cho biết để tạo động lực cho chương trình xây dựng NTM, địa phương đã xác định phải đặc biệt chú trọng công tác tuyên truyền nhằm tạo sự đồng thuận của hệ thống chính trị và thu hút được cộng đồng cùng chung tay, góp sức.
"Trong giai đoạn 2011-2015, ngoài nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, tỉnh đã huy động nhân dân đóng góp được 2.055 tỷ đồng, ngoài ra nhân dân còn tự nguyện hiến 346,14ha đất để xây dựng đường giao thông, nhà văn hóa..." - ông Tuấn cho hay.
Người dân ở xã Vô Tranh, huyện Phú Lương hiến đất làm đường giao thông nông thôn.
Ảnh: Hoàng Tú
Riêng đối với hệ thống đường giao thông nông thôn, từ năm 2012, tỉnh còn áp dụng cơ chế hỗ trợ xi măng với số lượng 50.000 - 60.000 tấn/năm để các địa phương làm đường giao thông nông thôn. Để tạo thuận lợi cho các xã, Thái Nguyên còn thống nhất thực hiện thiết kế mẫu đường giao thông nông thôn, kênh mương thủy lợi, nhà văn hóa xã, xóm.
Hiện cơ chế hỗ trợ xi măng cũng tiếp tục được tỉnh triển khai trên cơ sở lồng ghép từ nguồn vốn ngân sách và huy động đóng góp tại cộng đồng để xây dựng đường giao thông nông thôn, ưu tiên xây dựng cho các xã khó khăn, các xã vùng dân tộc thiểu số. Như ở huyện Phú Lương, từ đầu năm đến nay đã tiếp nhận trên 3.500 tấn xi măng do tỉnh hỗ trợ và đã phân bổ cho các địa phương. Trong năm nay, toàn huyện đã xây dựng được 37 tuyến đường giao thông với tổng chiều dài trên 21km. Người dân cũng tham gia đóng góp gần 900 ngày công lao động, gần 19ha đất và hơn 200 triệu đồng để làm đường giao thông nông thôn.
Còn tại huyện Đại Từ, một trong những địa phương có nhiều xã đạt chuẩn nông thôn mới nhất ở Thái Nguyên, đã xây dựng, cải tạo được 592,7km đường giao thông liên huyện, liên xã. Bà Nguyễn Thị Nguyên - Phó Chủ tịch UBND huyện Đại Từ cho biết: "Điều quan trọng là huy động được tổng lực nguồn đầu tư của Nhà nước, doanh nghiệp và người dân. Chỉ riêng với huy động sức dân, ngoài đóng góp về ngày công xây dựng, trong 5 năm qua người dân đã hiến hơn 170ha đất để xây dựng các công trình giao thông nông thôn, nhà văn hóa". Bà Nguyên cho hay, nhờ sự đóng góp, ủng hộ rất tích cực của người dân, huyện Đại Từ là một trong những địa phương triển khai làm đường giao thông nông thôn nhiều nhất ở Thái Nguyên và với giá thành thấp nhất (khoảng 660 triệu đồng).
Theo Danviet
Hồ Núi Cốc gặp sự cố, Thái Nguyên ban bố tình trạng khẩn cấp Đập chính hồ Núi Cốc có hiện tượng thấm lan rộng, rãnh thoát nước hạ lưu bị đổ gãy với chiều dài 200 m. Ngày 19/6, đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đến làm việc với UBND tỉnh Thái Nguyên về việc xử lý sự cố đập chính và phương án đảm bảo an toàn vùng...