Nguy cơ viêm phổi từ thói quen ngoáy mũi
Một nghiên cứu của Anh chỉ ra vi khuẩn gây viêm phổi có thể xâm nhập từ tay vào mũi người dẫn đến bệnh tật.
Các phụ huynh giờ đã có thêm lý do để ngăn con mình ngoáy mũi. Một nghiên cứu mới chỉ ra ngoáy mũi làm tăng nguy cơ viêm phổi, căn bệnh có thể gây chết người nếu không được điều trị, AFP đưa tin.
Ảnh: HP.
Trên tờ European Respiratory Journal, nhóm khoa học từ Đại học Y học Nhiệt đới Liverpool (Anh) cho biết vi khuẩn gây viêm phổi không chỉ lây lan qua các giọt trong không khí (thường do người bị bệnh hắt hơi hoặc ho ra) mà còn truyền qua mũi và tay. Trước đó, đội nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm trên các tình nguyện viên và phát hiện vi khuẩn gây viêm phổi có thể từ tay xâm nhập vào mũi người thông qua thói quen ngoáy mũi.
“Công trình còn chỉ ra các vật dụng như điện thoại di động, đồ chơi trẻ em cũng góp phần làm lây lan bệnh tật”, bà Victoria Connor, nhà nghiên cứu thuộc Đại học Y học Nhiệt đới Liverpool thuộc nhóm tác giả bổ sung. Đặc biệt, vào mùa thu đông, thời tiết lạnh khiến mầm bệnh càng sống lâu.
Video đang HOT
Hàng năm thế giới có khoảng 1,3 trẻ em dưới năm tuổi chết do viêm phổi. Bà Connor cho biết dù thử nghiệm được tiến hành cho người lớn song đối tượng nghiên cứu nhắm đến là các bậc phụ huynh có con nhỏ.
“Bạn không thể buộc trẻ ngừng ngoáy mũi hay cọ mũi được”, bà Connor thừa nhận. “Tuy nhiên, nếu các bậc phụ huynh vệ sinh tốt bàn tay và đồ chơi của con, nguy cơ lây truyền bệnh tật sẽ được giảm xuống”.
Minh Nguyên
Theo VNE
Bạn chọc que xiên thịt nướng khiến bé 5 tuổi vỡ đốt sống, viêm phổi hơn 8 tháng
Khi đến khám tại Bệnh viện Nhi TƯ, bé M. được các bác sĩ phát hiện trong cơ thể có một dị vật dài nhọn ở nhu mô phổi thùy bên phải. Đây cũng chính là thủ phạm khiến M. mắc viêm phổi tái diễn hơn 8 tháng.
Đầu tháng 10 vừa qua, cháu Nguyễn V.M (5 tuổi, Thái Bình) được gia đình chuyển lên Bệnh viện Nhi TƯ do viêm phổi tái diễn nhiều lần. Khi chỉ định cho bệnh nhi chụp cắt lớp vi tính 128 dãy, các bác sĩ của bệnh viện nhận thấy, trên phim chụp có hình ảnh điểm vôi hóa cột sống và hình ảnh viêm phổi thùy bên phải nhưng không rõ có dị vật vì dị vật không cản quang.
Hình ảnh que nứa dài 9cm trong cơ thể M. trên phim chụp
Theo bác sĩ Trương Việt Nga - chuyên khoa Hô hấp, người trực tiếp thăm khám cho cháu M., qua hỏi thăm bệnh sử, các bác sĩ nhận thấy bệnh nhi có tiền sử viêm phổi tái diễn và nhận định 2 khả năng: 1 là bệnh nhi có dị dạng vùng phổi phải; 2 là bệnh nhi có thể mắc dị vật và đây chính là nguyên nhân khiến trẻ mắc viêm phổi tái phát.
Hình ảnh chụp vi tính cắt lớp sau đó cho thấy, bệnh nhi có một dị vật dài nhọn kích thước 72x4mm tại vị trí nhu mô thùy phổi ở thùy giữa phổi phải. Dị vật này đi từ trước ra sau, xuyên qua khe giữa 2 thân đốt sống 6, 7 và làm vỡ thân đốt sống. Khi nằm lại trong cơ thể, dị vật gây phản ứng thâm nhiễm viêm trung thất sau quanh đốt sống 6, 7. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến cháu M phải vào viện vì viêm phổi trong suốt 8 tháng.
Sau khi phát hiện dị vật trong cơ thể bệnh nhi, các bác sĩ đã tiến hành hội chẩn và chỉ định phẫu thuật cho cháu. Ca phẫu thuật đã lấy ra dị vật là một thanh nứa sắc nhọn dài 9 cm.
Sau khi được phẫu thuật và điều trị, sức khỏe bệnh nhi đã hồi phục và được xuất viện. Ảnh minh họa
Theo gia đình bệnh nhi, tháng 1/2018, trong lúc chơi đùa với bạn, M. bị bạn chọc que nứa (loại dùng để xiên thịt nướng) vào vùng ngực bên phải. Sau tai nạn, cháu M. về có bị đau ngực nhẹ 3 ngày. Gia đình chỉ biết cháu chơi với bạn và có va chạm nhưng không để ý do vết thương không có dấu hiệu gì đặc biệt ngoài việc chảy một chút máu và máu đã cầm. Sau đó 3 ngày, cháu M kêu đau bụng. Tại bệnh viện địa phương, cháu được chẩn đoán viêm dạ dày nhẹ.
Tháng 3/2018, M. mắc đợt viêm phổi đầu tiên nhưng điều trị ngoại trú 1 tuần thì khỏi bệnh. 2 tháng sau đó, M. lại lên cơn sốt và ho. Tại bệnh viện tỉnh, cháu được các bác sĩ chẩn đoán viêm phổi thùy. Đợt điều trị này kéo dài 2 tuần.
Ngày 3/10, thấy con trai 5 tuổi bắt đầu có biểu hiện bệnh giống như 2 lần trước, gia đình đã chuyển cháu lên Bệnh viện Nhi TƯ. Tại đây, cháu được các bác sĩ phát hiện dị vật trong phổi và đã được điều trị.
Sau phẫu thuật, cháu M. được chăm sóc tại khoa Ngoại, Bệnh viện Nhi TƯ. Ngày 16/10, đại diện Bệnh viện Nhi TƯ cho biết, với tình trạng sức khỏe ổn định, ngày 12/10 cháu M. đã được ra viện.
Lê Mai
Theo phunuvietnam
Hơn 80% trường hợp bệnh nhân sởi không tiêm chủng Cách phòng ngừa bệnh sởi tốt nhất là tiêm vắc xin sởi. Tuy nhiên, 86,4% bệnh nhân mắc sởi đều không tiêm vắc xin phòng hoặc không rõ tình trạng tiêm chủng. Trong 9 tháng đầu năm 2018, cả nước ghi nhận 2.942 trường hợp sốt phát ban tại 51 tỉnh, thành phố. Trong đó, 1.093 trường hợp dương tính với sởi tại...