Nguy cơ ung thư phổi khi sống chung nhà với người nghiện thuốc lá
Theo một điều tra ở Mỹ, trong thập kỷ qua, ung thư phổi trong số những người không hút thuốc lá đã tăng 33%.
Bố tôi năm nay 56 tuổi, có tiền sử hút thuốc lào, thuốc lá suốt 20 năm nay. Mũi họng bố tôi luôn có vấn đề, đặc biệt là thường xuyên ho khan, thỉnh thoảng có đờm nhưng uống kháng sinh lại hết và bố tôi vẫn không đi khám vì chủ quan nói không bị sao cả.
Ông nội tôi bị mắc ung thư phổi và mới mất cách đây không lâu. Xin hỏi ung thư phổi có di truyền không và trong gia đình có người mắc bệnh thì con cái có thuộc nhóm có nguy cơ cao không?
(Thủy Linh)
TS.BS Đỗ Hùng Kiên – Trưởng khoa Nội đầu cổ, phổi, Bệnh viện K : Hút thuốc lá, thuốc lào là một trong những nguyên nhân chính gây ung thư phổi, đã được khoa học chỉ ra. Không chỉ ung thư phổi, mà thói quen này còn có thể gây ra nhiều loại ung thư khác như: ung thư bàng quang, ung thư hạ họng, ung thư khoang miệng…
Video đang HOT
Ung thư phổi dù chưa có bằng chứng di truyền nhưng những người ở cạnh người hút thuốc lá chủ động, cũng nằm trong nhóm nguy cơ.
Ngoài hút thuốc lá chủ động thì những người xung quanh vô tình hút thuốc lá thụ động cũng bị ảnh hưởng không kém người hút chủ động.
Do đó, ung thư phổi dù chưa có bằng chứng di truyền nhưng những người ở cạnh người hút thuốc lá chủ động, cũng nằm trong nhóm nguy cơ. Do đó, với trường hợp gia đình đã có người hút thuốc lá 20-30 năm, chúng tôi khuyên bạn và người nhà phải đi khám, sàng lọc ung thư phổi.
Trên thế giới, hiện nay ung thư phổi đứng đầu trong các bệnh ung thư thường gặp về cả tỷ lệ mắc mới và tỷ lệ tử vong. Ở nước ta, ung thư phổi xếp vị trí thứ 2 sau ung thư gan, với khoảng 23.600 người phát hiện mắc mới và 20.700 người tử vong mỗi năm.
Một số nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi cho người bệnh là hút thuốc lá, ô nhiễm môi trường, nghề nghiệp liên quan đến phóng xạ, yếu tố di truyền.
Một phần của nguyên nhân tử vong cao là do rất nhiều trường hợp phát hiện ung thư phổi quá muộn, hoặc bị chẩn đoán nhầm với các bệnh khác như lao phổi, viêm khớp… Triệu chứng của ung thư phổi khá giống với các điều kiện bệnh khác nên không ít trường hợp bị chẩn đoán nhầm, gây chậm trễ trong việc điều trị.
Bố tôi mất vì ung thư phổi năm 38 tuổi, tôi có nguy cơ không?
Bố tôi bị ung thư phổi, mất năm 38 tuổi. Bố tôi có hút thuốc lào từ nhỏ, tiếp xúc với xăng dầu. Tôi xin hỏi ung thư phổi có di truyền hay không?
Tôi có thuộc nhóm nguy cơ cao không và tôi phải làm gì để kiểm soát? Hiện nay tôi 45 tuổi. Anh em ruột của bố tôi không ai bị ung thư và sống thọ trên 80 tuổi. (Thủy Lê)
Ảnh minh họa
TS.BS Đỗ Hùng Kiên, Trưởng khoa Nội đầu cổ, phổi, Bệnh viện K Trung ương (Hà Nội): Hiện tại chưa có bằng chứng nào, nghiên cứu nào chỉ ra ung thư phổi có di truyền. Tuy nhiên theo như bạn kể là bố bạn mất vào năm 38 tuổi do ung thư phổi, làm công nhân xăng dầu, hút thuốc lào thì hút thuốc lào, thuốc lá là một trong những nguyên nhân dẫn đến ung thư phổi. Người ta đã tìm ra trong khói thuốc lá có khoảng 4.000 hóa chất, trong đó có khoảng 200 hóa chất có thể gây ung thư, đặc biệt là các chất về vòng benzen. Người ta cũng đã chứng minh khoảng 90% ung thư phổi liên quan đến thuốc lá.
Ngoài ra bố bạn còn làm công nhân xăng dầu, xăng dầu là tác nhân có thể gây bệnh ung thư phổi nếu tiếp xúc lâu vì nó là các vòng benzen thơm. Tuy nhiên không phải tất cả mọi người tiếp xúc đều bị và đặc biệt là nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cơ thể, bảo hộ an toàn.
Nếu không yên tâm thì bạn có thể đi khám tại cơ sở có chuyên khoa ung thư để nếu có vấn đề gì thì phát hiện được sớm.
Ung thư phổi là bệnh lý ác tính. Trong nhiều năm qua, dù đã có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị (hóa trị, xạ trị, phẫu thuật, thuốc nhắm trúng đích liên tục được cập nhật) nhưng tiên lượng vẫn còn rất dè dặt. Tỷ lệ tử vong vẫn cao.
Ung thư phổi khiến người bệnh bị suy giảm sức khỏe toàn trạng, nhiều người không thể tham gia hết được liệu trình điều trị, hoặc sau điều trị thành công vẫn có khả năng tái phát.
Làm thể nào để giảm thiểu tác hại của khói thuốc lá? Với 17 triệu người hút thuốc lá ở Việt Nam, hằng năm có trên 40.000 người tử vong do các bệnh liên quan đến thuốc lá. Đây là những con số đáng báo động đối với sức khỏe cộng đồng. Bác sĩ, chuyên gia, luật sư phát biểu tại tọa đàm - Video: VĂN BÌNH - HẢI TRIỀU Toàn cảnh buổi tọa đàm...