Nguy cơ ung thư do ẩn tinh hoàn
Trẻ bị ẩn tinh hoàn không điều trị sớm có nguy cơ teo, xoắn, làm giảm khả năng sản xuất tinh trùng, thậm chí ung thư.
Ảnh minh họa
Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Hoài Bắc, Trưởng khoa Nam học và Y học giới tính, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, cho biết ẩn tinh hoàn là một dị tật bẩm sinh khiến một hoặc hai bên tinh hoàn của trẻ không nằm ở bìu mà ở vị trí bất thường khác như lỗ bẹn sâu hoặc trong ổ bụng.
Tỷ lệ bé trai đủ tháng mắc ẩn tinh hoàn chiếm 3-5%, cứ 100 trẻ thì khoảng 4 bé mắc, 30-45% trẻ sinh non bị dị tật này. Ở độ tuổi 6 tháng đến một năm tuổi và lớn hơn, tỷ lệ trẻ bệnh xấp xỉ 1%. Ẩn tinh hoàn một bên nhiều gấp 4 lần so với ẩn hai bên. Cụ thể, tinh hoàn ẩn hai bên chiếm 23% trường hợp, tinh hoàn phải ẩn 46%, tinh hoàn trái ẩn 31%.
Bình thường, quá trình di chuyển của tinh hoàn từ ổ bụng tới bìu diễn ra bắt đầu từ tuần thai thứ 10 và kết thúc, cố định vị trí vào tuần thứ 35 thai kỳ.
Quá trình này chịu sự chi phối, điều khiển bởi một số yếu tố như nội tiết, vai trò của dây chằng bìu tinh hoàn giúp di chuyển đúng vị trí. Ngoài ra còn phụ thuộc kích thích của các xung thần kinh đùi sinh dục gây co thắt nhịp nhàng dây chằng bìu tinh hoàn, sự phát triển nhanh chóng của các tạng trong ổ bụng tạo ra áp lực lớn trong ổ bụng, giúp đẩy tinh hoàn xuống bìu.
Một số yếu tố nguy cơ như trẻ đẻ non tháng, nhẹ cân; tiền sử trong gia đình có cha, anh, em bị ẩn tinh hoàn; tuổi mẹ cao; mẹ mang thai nhiều lần hoặc mắc bệnh lý mạn tính; mẹ hút thuốc lá, sử dụng đồ uống có cồn hoặc caffeine trong quá trình mang thai hay phơi nhiễm với các hóa chất ảnh hưởng đến nội tiết.
Biến chứng thường gặp khi trẻ bị ẩn tinh hoàn
Tinh hoàn có hai vai trò chính là sản xuất nội tiết tố nam và sản xuất tinh trùng. Song, ở trẻ sơ sinh và những trẻ trước độ tuổi dậy, vai trò của tinh hoàn đối với cơ thể là rất hạn chế. Do đó, tinh hoàn ẩn trong giai đoạn này gần như không ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất, cũng như trí tuệ của trẻ.
Video đang HOT
“Trẻ bị ẩn tinh hoàn vẫn phát triển bình thường như bao trẻ khác”, bác sĩ nhấn mạnh. “Nhưng nó sẽ để lại nhiều hậu quả và biến chứng khi trẻ đến tuổi dậy thì và trưởng thành”.
Thông thường, nhiệt độ thích hợp nhất cho sự phát triển của tinh hoàn là 33-35 độ C. Để đảm bảo nhiệt độ này, tinh hoàn phải nằm thấp tại vị trí bìu. Ở môi trường nhiệt độ cao hơn như bẹn, đùi, ổ bụng, tinh hoàn sẽ bị kìm hãm phát triển, thoái hóa và teo nhỏ đi.
Nhiệt độ cao còn khiến các tế bào mầm của ống sinh tinh (là các tế bào khi trẻ trưởng thành sẽ đóng vai trò sinh tinh trùng) cũng bị tổn thương và thoái hóa, dẫn đến giảm khả năng sản xuất tinh trùng.
Tinh hoàn nằm ở vị trí ống bẹn có nguy cơ chấn thương nhiều hơn khi bị va chạm so với tinh hoàn nằm trong bìu. Khi tinh hoàn không được cố định ở bìu, dễ dàng di động, nguy cơ xoắn cao gấp 10 lần bình thường.
Đặc biệt, tinh hoàn ẩn thường có sự biến đổi về hình thái tế bào mầm. Các tế bào này có thể thoái hóa và tiến triển thành các tế bào ung thư. Các nghiên cứu trên thế giới đều cho thấy nguy cơ ung thư tế bào mầm tăng gấp 5-10 lần ở bệnh nhân tinh hoàn ẩn. Khoảng từ hai đến 6% nam giới tinh hoàn ẩn sẽ xuất hiện khối u tế bào mầm sau này, nghĩa là cứ 100 trẻ bị ẩn tinh hoàn thì 2-6 em tiến triển thành ung thư. Khoảng 10% bệnh nhân ung thư tế bào mầm có tiền sử tinh hoàn ẩn.
Những trẻ bị tinh hoàn ẩn nếu không điều trị, khi lớn lên có hiểu biết và so sánh với trẻ khác thấy thiếu hụt nam tính, lo lắng về thẩm mỹ, tương lai. Trẻ tự ti, mặc cảm, lo lắng, trầm cảm.
Bác sĩ khuyến cáo, tinh hoàn ẩn cần được phát hiện sớm và điều trị khi bé được một tuổi. Sau một tuổi, tinh hoàn ẩn không thể tự di chuyển xuống được mà bắt đầu có sự thay đổi về cấu trúc và chức năng theo hướng xấu đi, bắt buộc phải phẫu thuật.
Phụ huynh nếu nghi ngờ trẻ bị tinh hoàn ẩn nên đưa đến bệnh viện khám, điều trị, giúp trẻ phát triển bình thường như bao trẻ khác.
Căn bệnh 30-40% trẻ sinh non mắc phải, bố mẹ cần biết sớm tránh hậu quả nặng nề về sau
Tinh hoàn ẩn nếu không can thiệp điều trị kịp thời, càng để lâu thì không chỉ ảnh hưởng tới tâm lý thiếu tự tin của nam giới mà nguy cơ vô sinh, ung thư tinh hoàn cũng ngày càng cao...
Bố mẹ nên kiểm tra "cậu nhỏ" của con ngay từ lúc mới sinh
30- 40% trẻ sinh non, tinh hoàn dễ đi "lạc chỗ"
Hốt hoảng khi cả nhà lần sờ nắn, tìm kiếm mà 'con chim xinh xinh' của con trai chị Hoa (Ba Đình, Hà Nội) chỉ có "một hòn". Chị Hoa cho biết, chị bị sinh non nên con phải ở trong bệnh viện hơn 2 tháng trời mới được về nhà với mẹ.
"Cứ tưởng không còn được bế bồng con nhưng được về với mẹ là mừng lắm rồi. Thành thử ra, cả nhà chỉ cố chăm cho con khoẻ. Khi bé được 5 tháng tuổi, bế đã bắt đầu nặng tay, tôi mới bắt đầu quan sát tỷ mẩn các bộ phận trên người con. Chị tá hoả khi biết con chỉ có 1 hòn cà", chị Hoa nói.
Dù đã được các bác sĩ nói trước con chị dễ mắc tinh hoàn ẩn - tinh hoàn lạc chỗ, nhưng có ý kiến giải thích sau thời gian "nó sẽ tự về đúng vị trí" nên chị cũng không quá lo lắng. Nhưng đến tháng thứ 5 mà sờ mãi không thấy đâu, chị Hoa đành phải ôm con đến viện.
Trao đổi với phóng viên, TS. BS Nguyễn Hoài Bắc, Trưởng Khoa Nam học và Y học Giới tính - BVĐH Y HN cho biết, bình thường khi trẻ mới chào đời thì có thể quan sát thấy hoặc sờ thấy tinh hoàn của trẻ nằm ở 2 bên bìu.
"Tuy nhiên, nếu người lớn mà không quan sát thấy hoặc không sờ thấy 1 hoặc 2 bên tinh hoàn của trẻ thì được gọi là tinh hoàn ẩn- tinh hoàn lạc chỗ. Nói cách khác thì ẩn tinh hoàn là một dị tật bẩm sinh, trong đó 1 hoặc 2 bên tinh hoàn của trẻ không nằm ở vị trí bìu bình thường mà lại nằm ở vị trí khác bất thường", TS Hoài Bắc giải thích.
Theo đó, nếu chẳng may trẻ mắc dị tật này thì tinh hoàn có thể nằm ở lỗ bẹn nông, ở ống bẹn, ở lỗ bẹn sâu và thậm chí nằm ở trong ổ bụng. Đáng lo ngại, theo TS. BS Nguyễn Hoài Bắc, tinh hoàn ẩn là một bất thường bẩm sinh của hệ sinh dục phổ biến ở các bé trai.
"Theo các nghiên cứu trên thế giới đã thống kê cho thấy tình trạng ẩn tinh hoàn chiếm tỷ lệ 3- 5% ở trẻ đủ tháng - nghĩa là cứ 100 trẻ thì có khoảng 4 trẻ có tình trạng ẩn tinh hoàn.
Tình trạng ẩn tinh hoàn chiếm tới 30 - 45% ở trẻ sinh non - nghĩa là cứ 100 trẻ sinh không đủ tháng thì có tới 30- 40 trẻ bị ẩn tinh hoàn", TS Nguyễn Hoài Bắc đưa ra dẫn chứng.
Theo bác sĩ, đối với trẻ ở độ tuổi 6 tháng đến 1 năm tuổi và các trẻ lớn thì có chung một tỉ lệ ẩn tinh hoàn với con số xấp xỉ 1% (cứ 100 trẻ trên 1 tuổi thì có 1 trẻ bị ẩn tinh hoàn).
Ngoài ra, ẩn tinh hoàn 1 bên phổ biến gấp 4 lần so với 2 bên, tinh hoàn ẩn 2 bên chiếm 23%, tinh hoàn phải ẩn chiếm 46%, tinh hoàn trái ẩn chiếm 31%.
Nguyên nhân do đâu?
Lý giải nguyên nhân gây ra tình trạng này, TS. BS Nguyễn Hoài Bắc cho biết, bình thường trong thời kỳ phôi thai tinh hoàn sau khi được hình thành sẽ nằm ở trong ổ bụng. Quá trình di chuyển của tinh hoàn từ ổ bụng tới bìu diễn ra bắt đầu từ tuần thai thứ 10 và kết thúc quá trình di chuyển, cố định ở bìu vào tuần thứ 35 của thai kỳ.
Trong quá trình di chuyển của tinh hoàn xuống bìu chịu sự chi phối, điều khiển bởi một số yếu tố như yếu tố nội tiết, quá trình hình thành dây chằng bìu tinh hoàn (từ tuần thứ 10 của thai kỳ), vai trò thần kinh sinh dục đùi, áp lực ổ bụng, cấu trúc của ống bẹn - khi có bất thường giải phẫu của ống bẹn như xơ hóa, hẹp, bít tắc sẽ cản trở đường di chuyển của tinh hoàn xuống bìu.
"Như vậy bất kỳ sự bất thường nào của các yếu tố tham gia điều khiển quá trình di chuyển của tinh hoàn xuống bìu đều có thể dẫn tới tình trạng ẩn tinh hoàn", TS Nguyễn Hoài Bắc nói.
Ngoài các nguyên nhân kể trên còn có một số yếu tố nguy cơ có thể dẫn tới ẩn tinh hoàn như: Trẻ đẻ non tháng, thấp cân; Tiền sử trong gia đình có cha, anh, em bị ẩn tinh hoàn; Tuổi mẹ cao; Mẹ mang thai nhiều lần; Tình trạng bệnh lý mạn tính của mẹ; Mẹ hút thuốc lá, sử dụng đồ uống có cồn hoặc caffeine trong quá trình mang thai. Hoặc mẹ sử dụng một số thuốc trong quá trình mang thai, phơi nhiễm với các hóa chất ảnh hưởng đến nội tiết.
Nói về tác hại của dị tật bẩm sinh này, BS Nguyễn Bá Hưng, khoa Nam học, Bệnh viện Nam học và hiếm muộn Hà Nội cho biết, tinh hoàn ẩn nếu không can thiệp điều trị kịp thời, càng để lâu thì nguy cơ vô sinh càng cao. Nguy cơ bị ung thư tinh hoàn cũng ngày càng cao. Mặt khác nó còn ảnh hưởng đến tâm lý, bởi nam giới không thấy có tinh hoàn thường sống mặc cảm, thiếu tự tin, lo lắng, sợ bạn gái hay vợ biết về vấn đề này.
"Phẫu thuật chỉnh một tinh hoàn lạc chỗ trước 24 tháng tuổi là giải pháp để tránh ảnh hưởng đến khả năng vô sinh sau này và hạn chế khả năng ung thư tinh hoàn", BS Nguyễn Bá Hưng nhấn mạnh.
Theo BS. Nguyễn Bá Hưng, tinh hoàn ẩn là một bệnh lý bẩm sinh, do đó, các bác sĩ khuyến cáo, các bậc phụ huynh nên kiểm tra hai "hòn cà" của trẻ ngay từ khi em bé chào đời. Khi cha mẹ phát hiện con mình có bất thường cần đưa con đi khám ngay để tìm hướng điều trị. Một bé trai nếu phát hiện sớm, trước 2 tuổi có thể dùng thuốc. Nhưng nếu để sau 2 tuổi thì phải dùng tới biện pháp phẫu thuật mới trả tinh hoàn về đúng vị trí, chưa kể càng để lâu sẽ để lại nhiều hậu quả nặng nề.
Tinh hoàn không cân đối có gây vô sinh? Tôi 18 tuổi, hai tinh hoàn không đều. Xin hỏi bác sĩ tại sao, có làm giảm ham muốn hay chức năng sinh sản sau này? (Thảo) Ảnh minh họa Trả lời: Tinh hoàn không cân đối do chiều dài cuống tinh hoàn hai bên không đều nhau, dẫn đến tinh hoàn trái thường thấp hơn tinh hoàn phải. Hai bên tinh hoàn...