Nguy cơ từ cuộc khủng hoảng giá lương thực

Theo dõi VGT trên

Trong khi hầu hết các nước đang tập trung vào sự tăng vọt của giá dầu thô, một cú sốc giá khác đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ đẩy thế giới trước những rủi ro lớn hơn: đó là sự gia tăng đột biến giá lương thực toàn cầu.

Nguy cơ từ cuộc khủng hoảng giá lương thực - Hình 1

Người dân mua hàng tại chuỗi siêu thị Auchan ở Saint-Sebastien-sur-Loire, miền Tây Pháp. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN

Trong tháng 2 vừa qua, giá lương thực thế giới đã lên tới mức cao nhất trong lịch sử 61 năm kể từ khi Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO) bắt đầu công bố Chỉ số giá lương thực. Cụ thể, chỉ số giá lương thực của FAO đã đạt mức 140,7 điểm – cao hơn 3,9% so với tháng trước đó và cao hơn 24,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá lương thực tăng cao đã gây ra các vấn đề đối với an ninh lương thực toàn cầu. Trong khi đó, xung đột kéo dài ở Ukraine càng làm trầm trọng hơn cuộc khủng hoảng lương thực hiện nay, đồng thời làm gia tăng nguy cơ xảy ra nạn đói ở nhiều nơi trên thế giới.

Từ hai năm trước, Giám đốc Chương trình Lương thực thế giới (WFP) David Beasley đã cảnh báo, khoảng 270 triệu người trên toàn thế giới đang đứng bên bờ vực của nạn đói do đại dịch COVID-19. Tổng cộng, khoảng 811 triệu người bị suy dinh dưỡng vào năm 2020, cao hơn 161 triệu người so với năm 2019. Hiện chưa có dữ liệu tổng quát về năm 2021, nhưng đã có những dự báo đáng báo động cho năm 2022. Liên hợp quốc (LHQ) khẳng định, do cuộc xung đột ở Ukraine, một số quốc gia đang đứng trước bờ vực thảm họa thiếu lương thực – cụ thể là Haiti, Yemen. Giám đốc WFP Beasley nhận định, vào mùa Thu tới, thế giới sẽ nhận thấy rõ quy mô thực sự của vấn đề này.

Nga và Ukraine hiện là những nước sản xuất ngũ cốc hàng đầu thế giới, chiếm khoảng 30% sản lượng lúa mì và 17% sản lượng ngô xuất khẩu, 32% lúa mạch và 75% dầu hướng dương. Xung đột khiến Ukraine phải đóng cửa các cảng biển, trong khi Nga gặp khó khăn trong việc xuất khẩu do các lệnh trừng phạt mà Mỹ và các đồng minh áp đặt. Sự gián đoạn nguồn cung các sản phẩm nông nghiệp này đang tàn phá an ninh lương thực của nhiều quốc gia. Các quốc gia Bắc Phi và Trung Đông phụ thuộc nhiều nhất vào nguồn cung cấp ngũ cốc từ Nga và Ukraine, song các quốc gia phương Tây cũng gặp khó khăn. Trước đây, Ukraine đã xuất khẩu 5 triệu tấn ngũ cốc mỗi tháng. Hiện nay, do khó khăn về hậu cần trên biên giới với Romania, Hungary, Slovakia và Ba Lan, Ukraine chỉ có thể xuất sang châu Âu 600.000 tấn ngũ cốc/tháng.

Ông Maximo Torero, nhà kinh tế trưởng của FAO, cho rằng một cuộc xung đột rộng hơn giữa Nga và Ukraine sẽ cắt đứt chuỗi vận chuyển ngũ cốc từ “rổ bánh mỳ” của châu Âu và đẩy giá lương thực tăng cao. Chuyên gia FAO nhấn mạnh các quốc gia nhập khẩu chính của hai nước trên hiện có đủ nguồn ngũ cốc dự trữ, nhưng khủng hoảng có thể xảy ra nếu cuộc xung đột kéo dài. Nga còn là nước xuất khẩu phân bón lớn, chiếm khoảng 17% nguồn cung toàn cầu. Việc thiếu phân bón cũng là một trong những vấn đề cấp bách, có thể ảnh hưởng cả ngắn hạn và dài hạn tới nguồn cung ngũ cốc và các loại thực phẩm khác trên toàn cầu trong năm tới. Theo ông Torero, “nếu cuộc xung đột phá hủy cơ sở hạ tầng, phần logistic, đường sá và mùa màng không được thu hoạch, chúng ta sẽ đối mặt với một vấn đề nghiêm trọng vào năm tới”.

Theo ước tính của FAO, nếu xung đột khiến Nga và Ukraine phải kéo dài việc cắt giảm xuất khẩu lương thực, số người thiếu dinh dưỡng trên toàn cầu có thể tăng khoảng từ 8 triệu-13 triệu người. Thậm chí, tại một số khu vực như Đông Phi, nơi hứng chịu hạn hán trong suốt 3 năm qua, tình trạng thiếu lương thực sẽ càng trở nên trầm trọng hơn.

Giám đốc WFP David Beasley cũng cảnh báo rằng xung đột tại Ukraine đang đe dọa phá hủy thành quả mà WFP đã nỗ lực suốt nhiều năm qua để đảm bảo lương thực cho khoảng 125 triệu người cần hỗ trợ. Trước khi xảy ra xung đột, 50% lượng ngũ cốc mà WFP hỗ trợ các nước được mua từ Ukraine. Xung đột cũng khiến WFP không nhập được các sản phẩm phân bón từ Nga và Belarus. Do vậy, mùa màng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng và sản lượng thu hoạch được dự báo sẽ giảm ít nhất 50%. Trợ lý Tổng Thư ký LHQ về các vấn đề nhân đạo Joyce Msuya cũng bày tỏ quan ngại rằng, xung đột tại Ukraine có thể khiến tình hình ở những nơi đang rơi vào khủng hoảng nhân đạo tồi tệ nhất trên thế giới như Afghanistan hay Yemen sẽ càng thêm thê thảm.

Video đang HOT

Trong khi đó, bà Eugenia Serova, Giám đốc Viện Chính sách nông nghiệp của trường Đại học Kinh tế ở Moskva, cho rằng xung đột ở Ukraine hiện nay không phải là lý do duy nhất gây ra cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu. Bà Serova nhận định, “thế giới đã đối mặt với cuộc khủng hoảng lương thực trong hai năm qua và nó càng trầm trọng hơn nữa do xung đột ở Ukraine. Tuy nhiên, sẽ không đúng nếu nói rằng xung đột ở Ukraine gây ra cuộc khủng hoảng lương thực, bởi đã có những dấu hiệu rõ ràng về một cuộc khủng hoảng lương thực cả trước xung đột”. Theo bà, một nguyên nhân quan trọng khác dẫn tới cuộc khủng hoảng này là việc nhiều nước chuyển sang sử dụng nhiên liệu sinh học, góp phần làm cạn kiệt khối lượng cây trồng được sử dụng làm thực phẩm. Dù cuộc khủng hoảng Ukraine đã khiến giá ngũ cốc trong tháng 3/2022 chạm mức cao nhất kể từ năm 2008, song trên thực tế, tình trạng này đã xuất hiện từ trước. Theo dữ liệu của LHQ, trong năm 2021, giá lúa mỳ và lúa mạch toàn cầu đã tăng 31% và các sự kiện ở Ukraine chỉ làm trầm trọng thêm tình hình.

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và dân số toàn cầu gia tăng, cùng với việc nhiều nước vẫn đang chật vật chống đói nghèo và nỗ lực phục hồi sau đại dịch, các chuyên gia cho rằng mục tiêu toàn cầu nhằm chấm dứt nạn đói vào năm 2030 khó có thể thực hiện. FAO dự báo nếu chỉ số giá lương thực tăng từ 8% đến 20%, sẽ có thêm khoảng 8 – 13 triệu người trên thế giới rơi vào tình trạng bị đói. FAO cũng chỉ ra rằng việc bù đắp hoàn toàn cho sự vắng mặt của Ukraine trên thị trường ngũ cốc bằng nguồn cung từ các nước khác là một nhiệm vụ không khả thi. Trong mọi trường hợp, chi phí sản xuất sẽ tăng và điều này sẽ gây ra một đợt tăng giá mới. Đối với các nước nhập khẩu lúa mì, điều cấp bách hiện nay là bảo đảm an toàn nguồn cung sắp tới.

Do tác động của cuộc xung đột ở Ukraine đối với giá lương thực toàn cầu, các quốc gia chủ yếu dựa vào các sản phẩm nông nghiệp của Ukraine và Nga sẽ cần phải tìm các nguồn thay thế cho nhu cầu lương thực. Hơn nữa, các quốc gia phát triển phải nhanh chóng ứng phó với các cuộc khủng hoảng. Ví dụ, Mỹ cần mở rộng nguồn cung lúa mỳ có sẵn để xuất khẩu, có thể bằng cách loại bỏ những quy định hiện hành về nhiên liệu sinh học – điều này sẽ giúp hạ giá lúa mỳ cũng như giá xăng dầu. FAO cũng khẳng định, “các tác động về an ninh lương thực của xung đột đối với các nhóm dễ bị tổn thương đòi hỏi phải có sự giám sát kịp thời và các biện pháp can thiệp bảo vệ xã hội đúng mục tiêu, nhằm giảm bớt khó khăn do xung đột gây ra và thúc đẩy sự phục hồi nhanh chóng”.

Đáng chú ý, Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), bà Ngozi Okonjo-Iweala cảnh báo rằng giá lương thực tăng như hiện nay có thể dẫn tới bất ổn ở những nước nghèo. Theo bà, thế giới cần phải lo ngại về vấn đề này và không được phép đánh giá thấp ảnh hưởng của giá lương thực và tình trạng đói nghèo trong năm nay và năm sau. Lương thực và năng lượng là những vấn đề lớn nhất mà người dân nghèo trên thế giới quan tâm. Các nước nghèo và những người nghèo sẽ chịu thiệt hại nhiều nhất nếu giá cả leo thang. Tình trạng mất an ninh lương thực ở các nước nghèo có thể gây ra bất ổn xã hội và chính trị, thậm chí có thể thúc đẩy xung đột, bạo lực và khủng bố, dẫn tới những hệ lụy khó lường đối với an ninh chung của cả thế giới.

Thế giới lại đứng trước 'bờ vực' khủng hoảng lương thực

Sau hai năm rơi vào tình trạng căng thẳng do đại dịch COVID-19, an ninh lương thực toàn cầu lại đang phải đối mặt với thách thức mới do tình hình căng thẳng Nga-Ukraine gây ra.

Giá một loạt mặt hàng thiết yếu như ngũ cốc, nhiên liệu hay phân bón đồng loạt leo thang và liên tiếp phá vỡ các mức cao kỷ lục.

Bóng dáng của "cơn bão đói"

Thế giới lại đứng trước bờ vực khủng hoảng lương thực - Hình 1
Một quầy hàng bán lương thực tại chợ ở Sanaa, Yemen. Ảnh: AFP/TTXVN

Ngày 14/3, Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres phát biểu rằng, chiến dịch đặc biệt của Nga liên quan tới Ukraine có thể khiến thế giới rơi vào "cơn bão đói và sự suy thoái hệ thống lương thực toàn cầu".

Ông Guterres cho hay, ngay cả trước khi Nga tiến hành chiến dịch nói trên, các nước đang phát triển vẫn đang phải "vật lộn" để phục hồi sau đại dịch COVID-19, với mức lạm phát kỷ lục, lãi suất tăng và gánh nặng nợ chồng chất. Trong khi đó, một trong những thị trường cung cấp lương thực chính của thế giới lại đang gặp khó khăn nghiêm trọng. Ông Guterres nhấn mạnh, cuộc xung đột này đã vượt ra ngoài Ukraine, bởi nó còn "tấn công" vào những công dân và quốc gia dễ bị tổn thương nhất trên thế giới.

Tỷ phú Nga Andrei Melnichenko, sở hữu nhà máy sản xuất phân bón EuroChem và công ty than đá SUEK, ngày 14/3 cho biết cuộc khủng hoảng lương thực quy mô toàn cầu đang dần hiện rõ nếu căng thẳng tại Ukraine không kết thúc, trong bối cảnh giá phân bón tăng quá nhanh khiến nhiều hộ nông dân không còn đủ khả năng cung cấp dinh dưỡng cho đất.

Giá khí đốt tăng cao kỷ lục đã buộc công ty sản xuất phân bón Yara International (Na Uy) phải cắt giảm sản lượng amoniac và urê ở châu Âu xuống còn 45% công suất. Việc giảm bớt hai thành phầm thiết yếu trong sản xuất nông nghiệp này dự báo sẽ tác động mạnh đến nguồn cung lương thực toàn cầu. Svein Tore Holsether, Giám đốc điều hành (CEO) của Yara International nhận định rằng, thế giới đang hướng tới một cuộc khủng hoảng lương thực có thể ảnh hưởng đến hàng triệu người. Ông Holsether nhấn mạnh: "Không phải là liệu có sắp xảy ra một cuộc khủng hoảng lương thực hay không, mà quan trọng là cuộc khủng hoảng đó sẽ lớn như thế nào?".

Nga là nhà xuất khẩu lúa mì lớn nhất thế giới và Ukraine là nước xuất khẩu lúa mì lớn thứ năm. Cả hai nước cung cấp tới 19% nguồn cung lúa mạch của thế giới, 14% lúa mì và 4% ngô, chiếm hơn 1/3 lượng ngũ cốc xuất khẩu toàn cầu. Nga và Ukraine cũng là những nhà cung cấp hạt cải dầu hàng đầu và chiếm 52% thị trường xuất khẩu dầu hướng dương của thế giới. Nguồn cung phân bón toàn cầu cũng chủ yếu đến từ hai quốc gia này.

Sự gián đoạn chuỗi cung ứng và logistics đối với sản xuất ngũ cốc và hạt có dầu của Ukraine và Nga, cũng như các hạn chế đối với xuất khẩu của Nga sẽ gây ra những hậu quả đáng kể về an ninh lương thực. Điều này đặc biệt đúng đối với khoảng 50 quốc gia phụ thuộc lớn (từ 30% trở lên) vào Nga và Ukraine về nguồn cung lúa mì. Nhiều nước trong số đó là các nước kém phát triển nhất hoặc các nước có thu nhập thấp, thiếu lương thực ở Bắc Phi, châu Á và Cận Đông. Nhiều quốc gia châu Âu và Trung Á phụ thuộc vào Nga hơn 50% nguồn cung phân bón của họ, và tình trạng thiếu hụt ở đó có thể kéo dài sang năm 2023.

Các kỷ lục bị "xô đổ"

Giá lúa mì toàn cầu đã đạt mức cao nhất mọi thời đại vào đầu tuần này. Giá lúa mì tăng vọt đồng nghĩa với việc giá thực phẩm có thể là "đối tượng" tăng tiếp theo.

Một vấn đề lớn khác là khả năng tiếp cận phân bón của ngành nông nghiệp toàn cầu. Phân bón là mặt hàng rất cần thiết cho nông dân để đạt được mục tiêu sản xuất. Tuy nhiên, giá phân bón chưa bao giờ đắt hơn hiện giờ, khi xuất khẩu phân bón từ Nga đang bị chặn lại. Sản lượng phân bón ở châu Âu cũng sụt giảm do giá khí đốt tăng cao, một thành phần chính trong sản xuất phân bón có chứa nitơ như urê. Điều này khiến giá các mặt hàng ngũ cốc chủ chốt khác cũng tăng theo. Giá ngô trên cả thị trường kỳ hạn lẫn thị trường giao ngay tại Trung Quốc đã chạm mức cao kỷ lục vào đầu tháng Ba, do lo ngại nguồn cung ngô từ Ukraine sẽ bị suy giảm dưới tác động của cuộc xung đột. Ukraine hiện là một trong những quốc gia cung cấp ngô lớn nhất cho Trung Quốc. Giá thu mua ngô tại tỉnh Sơn Đông, một trong những nơi canh tác ngũ cốc lớn nhất Trung Quốc, đã tăng vọt lên mức 522,4 USD/tấn trong tuần đầu tháng Ba - mức giá cao nhất kể từ năm 2009. Tương tự, giá lúa mì tại tỉnh Sơn Đông cũng đã chạm mức 538,25 USD/tấn - mức cao nhất từng được ghi nhận.

Chỉ trong hai tuần kể từ khi căng thẳng giữa Nga và Ukraine gia tăng, giá dầu thế giới đã "vọt" lên mức cao nhất gần 14 năm trước khi "hạ nhiệt" xuống còn hơn 123 USD/thùng. Mức cao kỷ lục trước đây là 147,50 USD xác lập năm 2008 trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Giá khí đốt châu Âu cũng đạt đỉnh kỷ lục do lo ngại về nguồn cung năng lượng. Giá xăng dầu tại Mỹ đã lên mức cao kỷ lục, vượt ngưỡng 4 USD/1 gallon (1 gallon = 3,78 lít), mức tăng được đánh giá có thể đe dọa đến sự ổn định của nền kinh tế, đẩy lạm phát lên cao và ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống của người dân Mỹ.

Nền nông nghiệp hiện đại phụ thuộc rất nhiều vào năng lượng đầu vào, ví dụ như nhiên liệu cho các trang thiết bị nông nghiệp và điện cho các chuỗi cung ứng. Điều quan trọng không kém là sự phụ thuộc của sản xuất ngũ cốc vào vào phân đạm tổng hợp - khí tự nhiên cộng với điện và máy móc thâm dụng vốn tương đương với ure. Ước tính khoảng 1/3 dân số thế giới phụ thuộc trực tiếp vào ngũ cốc được sản xuất bằng loại urê này và các loại phân đạm tổng hợp khác.

Giá năng lượng cao đồng nghĩa với giá phân bón cao và giá ngũ cốc cũng cao hơn. Trong ngắn hạn, điều đó có nghĩa là nạn đói xảy ra nhiều hơn ở các nước nghèo. Khi giá gạo từ các nhà xuất khẩu châu Á đang ở mức cao, nạn đói sẽ trầm trọng hơn ở Timor Leste, Lào, Campuchia, Myanmar và có thể là Indonesia. Papua New Guinea và hầu hết các quốc đảo ở Thái Bình Dương cũng sẽ bị ảnh hưởng nặng nề vì các nước này phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu lương thực.

Ứng phó khẩn cấp

Các Bộ trưởng Nông nghiệp Nhóm các nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G7) cuối tuần trước cho biết họ sẽ "quyết tâm làm những gì cần thiết để ngăn chặn và ứng phó với một cuộc khủng hoảng lương thực". Tuy nhiên, nhiều quốc gia vẫn "co cụm" cho thị trường nội địa do lo ngại tình trạng thiếu lương thực.

Mới đây nhất, Ai Cập đã ban hành lệnh cấm xuất khẩu lúa mì, bột mì, đậu lăng và đậu nành trong bối cảnh lo ngại ngày càng tăng về dự trữ lương thực ở quốc gia đông dân nhất thế giới Arab. Indonesia cũng đã thắt chặt các hạn chế xuất khẩu đối với dầu cọ, một thành phần trong dầu ăn cũng như trong mỹ phẩm và một số mặt hàng đóng gói như chocolate.

Các bộ trưởng G7 kêu gọi các nước giữ cho thị trường nông sản và thực phẩm của họ "mở" và phản đối bất kỳ biện pháp hạn chế phi lý nào đối với việc xuất khẩu nông sản.

Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) David Malpass hy vọng các nhà sản xuất trên thế giới sẽ phản ứng mạnh mẽ để tăng nguồn cung đáp ứng nhu cầu thực tế và người dân không cần phải tích trữ lương thực. Ông Malpass cũng dự báo nguồn cung năng lượng bên ngoài Nga và nguồn cung lương thực bên ngoài Nga và Ukraine sẽ tăng mạnh, qua đó giảm thiểu tác động của việc giá cả leo thang và giúp duy trì đà phục hồi kinh tế.

Ông Malpass tin tưởng nguồn cung năng lượng có thể tăng nhanh hơn nguồn cung lương thực do việc điều chỉnh trong ngành nông nghiệp thường mất khoảng một năm. Ông Malpass nhấn mạnh việc cần làm trong tình hình hiện nay không phải là đi mua lương thực và xăng để dự trữ, mà mỗi người dân trên thế giới cần nhận thức được rằng nền kinh tế toàn cầu hết sức năng động và sẽ phản ứng phù hợp, đảm bảo đủ nguồn cung.

Hiện vẫn còn quá sớm để đánh giá được đầy đủ tác động của tình hình căng thẳng Nga-Ukraine đối với các nguồn cung cấp ngũ cốc và cơ sở hạ tầng của Ukraine. Tuy nhiên, điều rõ ràng là nền kinh tế lương thực thế giới đang đứng trước "bờ vực" của một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng, có thể gây xáo trộn như cuộc khủng hoảng vào năm 2007-2008. Những bài học lớn đã được rút ra từ cuộc khủng hoảng lương thực gần nhất này và nỗ lực tránh những sai lầm trước đây sẽ là yếu tố then chốt để thế giới có thể giữ vững an ninh lương thực trong giai đoạn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn hiện nay.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Bất ngờ với tỉ lệ ủng hộ Tổng thống Trump sau 100 ngày cầm quyềnBất ngờ với tỉ lệ ủng hộ Tổng thống Trump sau 100 ngày cầm quyền
05:41:42 28/04/2025
Ông Trump nói ông Tập Cận Bình đã gọi điện, Trung Quốc khẳng định 'không có'Ông Trump nói ông Tập Cận Bình đã gọi điện, Trung Quốc khẳng định 'không có'
21:20:25 28/04/2025
Trước khi qua đời, Giáo hoàng Francis dùng hết tiền làm từ thiệnTrước khi qua đời, Giáo hoàng Francis dùng hết tiền làm từ thiện
14:35:32 27/04/2025
Toàn cảnh 100 ngày cầm quyền của Tổng thống Mỹ Donald TrumpToàn cảnh 100 ngày cầm quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump
15:06:56 28/04/2025
Rợn người bí mật sau chiếc khăn trùm đầu cô dâu, không lãng mạn như vẫn nghĩ?Rợn người bí mật sau chiếc khăn trùm đầu cô dâu, không lãng mạn như vẫn nghĩ?
20:25:16 27/04/2025
Sắp tròn 100 ngày đầu nhiệm kỳ, ông Trump có tỷ lệ ủng hộ thấp bất thườngSắp tròn 100 ngày đầu nhiệm kỳ, ông Trump có tỷ lệ ủng hộ thấp bất thường
21:29:31 28/04/2025
Vatican phá lệ với tổng thống Ukraine trong tang lễ Giáo hoàngVatican phá lệ với tổng thống Ukraine trong tang lễ Giáo hoàng
14:22:58 27/04/2025
Sau chính sách của ông Trump, thu thuế của Mỹ tăng vọt lên mức kỷ lụcSau chính sách của ông Trump, thu thuế của Mỹ tăng vọt lên mức kỷ lục
20:33:09 28/04/2025

Tin đang nóng

Rộ clip vợ Quý Bình cùng chồng nhậu, ăn nói văng tục, thực hư ra sao?Rộ clip vợ Quý Bình cùng chồng nhậu, ăn nói văng tục, thực hư ra sao?
10:02:40 29/04/2025
Vụ sữa bột giả: Hai 'ông trùm' chi 150.000 USD để 'chạy án'Vụ sữa bột giả: Hai 'ông trùm' chi 150.000 USD để 'chạy án'
07:23:39 29/04/2025
Khoảnh khắc xúc động của cựu chiến binh Trần Văn Thanh được MC Đức Bảo kể lại trên sóng truyền hìnhKhoảnh khắc xúc động của cựu chiến binh Trần Văn Thanh được MC Đức Bảo kể lại trên sóng truyền hình
07:06:22 29/04/2025
Nghi ngờ vì con trai không giống mình, tôi lén đi xét nghiệm ADN thì phát hiện ra 2 bí mật động trời, càng thương nỗi khổ tâm của vợNghi ngờ vì con trai không giống mình, tôi lén đi xét nghiệm ADN thì phát hiện ra 2 bí mật động trời, càng thương nỗi khổ tâm của vợ
05:28:39 29/04/2025
Chi Pu 'nổ profile' 3 đời dịp 30/4, fan đủ wow vì quá ngầu, toàn QN hàm đại táChi Pu 'nổ profile' 3 đời dịp 30/4, fan đủ wow vì quá ngầu, toàn QN hàm đại tá
07:20:16 29/04/2025
Một nhân viên an ninh Vạn Hạnh Mall nói điều sốc sau khi suýt có vụ thứ 4Một nhân viên an ninh Vạn Hạnh Mall nói điều sốc sau khi suýt có vụ thứ 4
06:51:52 29/04/2025
Nữ ca sĩ Việt 3 đời chồng: "Khi mình không làm ra tiền, ngồi ở nhà thì mọi chuyện mới xảy ra"Nữ ca sĩ Việt 3 đời chồng: "Khi mình không làm ra tiền, ngồi ở nhà thì mọi chuyện mới xảy ra"
06:15:01 29/04/2025
1 hiện tượng bất ngờ xảy ra trong đám cưới 10 tỷ đồng của đôi sao Vbiz, sau 6 năm vẫn chưa ai tái hiện lại được!1 hiện tượng bất ngờ xảy ra trong đám cưới 10 tỷ đồng của đôi sao Vbiz, sau 6 năm vẫn chưa ai tái hiện lại được!
08:35:43 29/04/2025

Tin mới nhất

Đương kim MU và MG 'chạm trán', 'gà cưng' Nawa' nguy cơ chìm nghỉm, fan hào hứng

Đương kim MU và MG 'chạm trán', 'gà cưng' Nawa' nguy cơ chìm nghỉm, fan hào hứng

10:31:14 29/04/2025
Những ngày qua thông tin Nawat chi 100 tỷ để thâu tóm Miss Universe đã gây rúng động dư luận. Chính vì thế mà khi gà cưng Nawat là đương kim MGI sắp có màn chạm trán váy áo, sắc vóc với đương kim MU càng làm công chúng quan tâm hơn cả.
Cách tiếp cận của Tổng thống Trump với chính sách nhập cư và an ninh biên giới Mỹ

Cách tiếp cận của Tổng thống Trump với chính sách nhập cư và an ninh biên giới Mỹ

07:53:27 29/04/2025
Do đó, ngay từ đầu nhiệm kỳ, Tổng thống Trump đã ký các sắc lệnh hành pháp tuyên bố tình trạng khẩn cấp ở biên giới phía Nam và coi các băng đảng, tổ chức ma túy Mỹ Latinh là khủng bố.
Ngân sách Liên bang Nga chịu áp lực từ giá dầu thấp

Ngân sách Liên bang Nga chịu áp lực từ giá dầu thấp

07:46:39 29/04/2025
Mặc dù tổng doanh thu trong quý đầu tiên vẫn nhỉnh hơn so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng tốc độ tăng trưởng đã không còn theo kịp kỳ vọng được đặt ra trong kế hoạch ngân sách năm 2025.
Bộ Ngoại giao Liên bang Nga tiết lộ chi tiết cuộc điện đàm mới nhất với Mỹ

Bộ Ngoại giao Liên bang Nga tiết lộ chi tiết cuộc điện đàm mới nhất với Mỹ

07:34:14 29/04/2025
Trong khi đó, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov khẳng định Moskva sẵn sàng tham gia đàm phán với Kiev mà không kèm theo điều kiện tiên quyết.
Thủ tướng tương lai của Đức công bố những lựa chọn đầu tiên cho nội các

Thủ tướng tương lai của Đức công bố những lựa chọn đầu tiên cho nội các

07:32:21 29/04/2025
Một bước đi đáng chú ý khác là việc thành lập Bộ Số hóa mới, do ông Karsten Wildberger, nhà vật lý và giám đốc công nghệ, đảm nhiệm, với mục tiêu thúc đẩy các cải cách kỹ thuật số còn chậm trễ trong bộ máy hành chính.
Hàn Quốc ra lệnh sơ tán hơn 1.200 cư dân do cháy rừng

Hàn Quốc ra lệnh sơ tán hơn 1.200 cư dân do cháy rừng

06:00:51 29/04/2025
Chưa có thông báo về thương vong do đám cháy. Trong khi đó, 28 xe cứu hỏa, 26 trực thăng và 202 nhân viên cứu hỏa đã được triển khai để dập tắt đám cháy.
Đoàn chuyên gia IAEA tới Iran đàm phán kỹ thuật

Đoàn chuyên gia IAEA tới Iran đàm phán kỹ thuật

05:31:09 29/04/2025
Thỏa thuận được Iran ký với Nhóm P5+1 (gồm Anh, Mỹ, Nga, Pháp, Trung Quốc và Đức) năm 2015, trong đó đặt ra giới hạn nghiêm ngặt về hoạt động hạt nhân của Tehran để đổi lấy việc nới lỏng các lệnh trừng phạt.
Doanh nghiệp nước ngoài tại Trung Quốc lao đao do chịu cảnh 'áp thuế hai lần'

Doanh nghiệp nước ngoài tại Trung Quốc lao đao do chịu cảnh 'áp thuế hai lần'

05:30:44 29/04/2025
Theo các chuyên gia kinh tế, việc Mỹ mạnh tay tăng thuế đối với toàn bộ hàng hóa Trung Quốc ở mức 145% và Trung Quốc đáp trả đã khiến nhiều doanh nghiệp chịu cảnh đánh thuế hai lần đối với cùng một lô hàng.
Nga tái khẳng định sẵn sàng đàm phán với Ukraine

Nga tái khẳng định sẵn sàng đàm phán với Ukraine

05:22:40 29/04/2025
Ngoại trưởng Lavorv nhấn mạnh Nga cũng sẽ tìm kiếm sự bảo đảm đáng tin cậy chống lại các mối đe dọa xuất phát từ Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), Liên minh châu Âu (EU) và một số các quốc gia ở biên giới phía Tây của Nga.
Rủi ro nguồn cung hàng hóa gia tăng sau cú sốc thuế quan

Rủi ro nguồn cung hàng hóa gia tăng sau cú sốc thuế quan

05:14:32 29/04/2025
Mặc dù ông Trump gần đây tỏ ý linh hoạt về thuế nhập khẩu có thể đã quá muộn để ngăn chặn cú sốc nguồn cung lan rộng khắp kinh tế Mỹ. Cú sốc này tiềm ẩn nguy cơ kéo dài đến Giáng sinh.
Nga đề xuất một nước Đông Nam bán cầu vào thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc

Nga đề xuất một nước Đông Nam bán cầu vào thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc

05:10:41 29/04/2025
Tuy nhiên, Moskva phản đối việc trao thêm ghế cho các nước phương Tây và đồng minh của họ vì các nước này đã có quá nhiều ghế tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Thuế quan của Mỹ: Hàn Quốc chọn giải pháp đàm phán 'không đối đầu'

Thuế quan của Mỹ: Hàn Quốc chọn giải pháp đàm phán 'không đối đầu'

05:02:02 29/04/2025
Về khả năng hợp tác trong lĩnh vực đóng tàu theo yêu cầu của Mỹ, ông Han cho rằng Mỹ cần thay đổi một số quy định trong ngành đóng tàu, bởi bảo hộ quá mức chính là một trong những lý do khiến ngành đóng tàu Mỹ kém hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm

Hot TikToker Lào dành tiền đến TPHCM, chờ xem diễu binh từ 2h sáng

Hot TikToker Lào dành tiền đến TPHCM, chờ xem diễu binh từ 2h sáng

Netizen

11:00:16 29/04/2025
Maysaa luôn mang theo cờ và ấn tượng với không khí lễ kỷ niệm 30/4 của Việt Nam. Hot TikToker Lào xúc động khi khối diễu binh Quân đội Lào được nhiều người dân Việt Nam chào đón, dành nhiều tình cảm.
G-Dragon bị tình cũ lên kế hoạch hãm hại, tung ảnh riêng tư náo loạn cõi mạng?

G-Dragon bị tình cũ lên kế hoạch hãm hại, tung ảnh riêng tư náo loạn cõi mạng?

Sao châu á

10:55:50 29/04/2025
Chỉ trong 1 tuần, G-Dragon đã 2 lần dính tin đồn hẹn hò mà còn là yêu lại người cũ khiến dân tình được phen dậy sóng. Cũng không nằm ngoài khả năng nam ca sĩ bị đối phương lợi dụng tên tuổi.
Xe số Honda trang bị nhỉnh hơn Future, giá hơn 75 triệu đồng tại Việt Nam

Xe số Honda trang bị nhỉnh hơn Future, giá hơn 75 triệu đồng tại Việt Nam

Xe máy

10:36:16 29/04/2025
Hiện tại, Honda Wave 125i Made in Malaysia được bán ra tại Việt Nam với 3 tùy chọn màu cực bắt mắt gồm vàng-đen, xanh-đen và đỏ-đen, đi kèm bộ tem đồ họa mới toanh. Giá bán hơn 75 triệu đồng, cao hơn rất nhiều so với Honda
Làm chủ chế độ PiP của YouTube với 3 thủ thuật ít người biết

Làm chủ chế độ PiP của YouTube với 3 thủ thuật ít người biết

Thế giới số

10:34:38 29/04/2025
Bạn đã biết cách khai thác hết khả năng của chế độ xem trên cửa sổ thu nhỏ (Picture-in-Picture - PiP) của YouTube?
Ninh Dương Lan Ngọc đeo trang sức trăm triệu đi sự kiện

Ninh Dương Lan Ngọc đeo trang sức trăm triệu đi sự kiện

Phong cách sao

10:33:50 29/04/2025
Mới đây, Ninh Dương Lan Ngọc cùng với NSND Lê Khanh, diễn viên Lê Xuân Tiền, Nhã Phương, MC Hoàng Oanh... tham dự show diễn thời trang của nhà thiết kế Đỗ Mạnh Cường. Sự kiện diễn ra tại một khu nghỉ dưỡng sang trọng tại TP.HCM.
Ngôi sao duy nhất đóng cả 8 phần Lật Mặt: Đại gia ngầm sở hữu hàng loạt căn hộ ở Quận 1, lấy vợ kém 26 tuổi

Ngôi sao duy nhất đóng cả 8 phần Lật Mặt: Đại gia ngầm sở hữu hàng loạt căn hộ ở Quận 1, lấy vợ kém 26 tuổi

Hậu trường phim

10:26:00 29/04/2025
Ngôi sao này không chỉ góp mặt trong cả 8 phần phim Lật Mặt mà còn đồng hành, hỗ trợ Lý Hải trong quá trình làm phim.
Mở gói bưu kiện "lạ", cô gái sốc nặng khi phát hiện 260 thỏi vàng trị giá hơn 20 tỷ đồng

Mở gói bưu kiện "lạ", cô gái sốc nặng khi phát hiện 260 thỏi vàng trị giá hơn 20 tỷ đồng

Lạ vui

10:25:55 29/04/2025
Sự việc hi hữu xảy ra vào tháng 3 năm ngoái tại Trung Quốc nhưng vẫn được nhiều người nhắc đến. Theo đó, trong lúc làm việc, người phụ nữ trẻ ở Phúc Châu (tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc) bất ngờ nhận một bưu kiện mà cô nghĩ là chứa thiết bị...
Rạng ngời khí chất Việt trong tà áo dài dân tộc

Rạng ngời khí chất Việt trong tà áo dài dân tộc

Thời trang

10:22:56 29/04/2025
Ngày 30.4 gợi nhắc khúc tráng ca bất diệt của dân tộc cùng những ký ức hào hùng. Từ nguồn cảm hứng thiêng liêng, những tà áo dài mang tên tự hào Việt Nam được tạo tác như lời ca ngợi vẻ đẹp kiên cường, bất khuất.
Diễn biến vụ người cha nữ sinh bị nạn bắn tài xế xe tải ở Vĩnh Long

Diễn biến vụ người cha nữ sinh bị nạn bắn tài xế xe tải ở Vĩnh Long

Pháp luật

10:22:33 29/04/2025
Nguyễn Vĩnh Phúc dùng súng tự chế bắn người lái xe tải từng xảy ra va chạm giao thông khiến con gái ông tử vong năm 2024.
Ngã ba Đồng Lộc: "tọa độ chết" sống lại dịp 30/4, 1 sao nam thành Cục trưởng

Ngã ba Đồng Lộc: "tọa độ chết" sống lại dịp 30/4, 1 sao nam thành Cục trưởng

Phim việt

10:19:56 29/04/2025
Trong khi cả nước đang hướng về kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, bộ phim Ngã Ba Đồng Lộc lại được nhắc đến như một tác phẩm kinh điển, khắc sâu hình ảnh 10 cô gái thanh niên xung phong đã trở thành huyền thoại.
4 con giáp sắp sửa đón tháng 5 rực rỡ: Tài lộc tới tấp, vận may tăng vọt, cơ hội đổi đời đã đến

4 con giáp sắp sửa đón tháng 5 rực rỡ: Tài lộc tới tấp, vận may tăng vọt, cơ hội đổi đời đã đến

Trắc nghiệm

10:18:54 29/04/2025
Bước sang tháng 5, khi đất trời chuyển mình chuẩn bị đón cái nắng rực rỡ của mùa hè, vận mệnh của những người cầm tinh các con giáp này cũng khởi sắc theo.