Nguy cơ tiềm ẩn trong nhà từ những chất bay hơi
Đầu năm nay, chị Hương háo hức cùng gia đình chuyển đến ngôi nhà mới xây ở quận 7, TP HCM. Đây là thành quả của vợ chồng chị sau gần 6 tháng xây dựng. Tuy nhiên cảm giác háo hức ban đầu sụt giảm phần nào vì mùi sơn mới. Gia đình chị luôn có cảm giác ngột ngạt khó chịu trong suốt tuần lễ đầu tiên.
Còn chị Quỳnh, ở Hoàng Mai, Hà Nội thường xuyên thấy nôn nao mỗi khi đột ngột bước vào chiếc xế hộp nhà mình, sau cả ngày để ngoài trời nắng nóng.
Chị Hương và chị Quỳnh là hai trường hợp điển hình liên quan đến một nhóm hợp chất hữu cơ dễ bay hơi, thường được biết đến với cái tên là VOCs (Volatile Organic Compounds).
Thật ra, hiện nay VOCs còn khá mới mẻ với đại bộ phận người Việt Nam mặc dù tồn tại rất phổ biến trong nhà cũng như môi trường xung quanh. Chúng hiện diện trong nhiều sản phẩm chúng ta đang sử dụng hàng ngày như chất tẩy rửa, thuốc diệt côn trùng, mỹ phẩm, nước hoa xịt phòng, vật liệu xây dựng (sơn, gỗ ghép, keo chống thấm)…
Không chỉ có mặt trong các sản phẩm hàng ngày, mà cả một số thói quen như nấu ăn, giặt khô, in ấn, hút thuốc lá, photo tài liệu… cũng có thể tạo ra VOCs. Một điểm đáng lưu ý là mặc dù những chất này hiện diện khá phổ biến xung quanh chúng ta, song không phải lúc nào cũng có thể nhận biết chúng. Lý do, một số chất VOCs không có mùi và mùi không phải là yếu tố chính phản ánh mức độ ảnh hưởng của nó đối với sức khỏe và môi trường.
Theo tiến sĩ Cù Thành Sơn – Phó giám đốc Trung tâm Thiết bị Khoa học và Phân tích Hóa lý của Viện Khoa học Vật liệu Ứng dụng, VOCs là một nhóm hợp chất hữu cơ dễ bay hơi. Các chất hữu cơ trong nhóm này có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe của con người nếu thường xuyên tiếp xúc với nồng độ cao, trong thời gian ngắn như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, kích thích mắt mũi. Nghiêm trọng hơn, nếu thường xuyên phải tiếp xúc với VOCs nồng độ cao trong thời gian dài thì sẽ làm tăng khả năng mắc các chứng bệnh mãn tính như ung thư, tổn hại gan, thận và hệ thần kinh trung ương. Cần lưu ý là nồng độ VOCs trong nhà thường cao hơn nồng độ ở môi trường bên ngoài khá cao (từ 2 đến 5 lần).
Video đang HOT
Ông Sơn cho biết thêm, do tác hại của VOCs đối với sức khỏe con người và môi trường, các nước phát triển như Mỹ, và ở châu Âu đã có nhiều quy định khá nghiêm ngặt về mức an toàn của nhóm chất này trong sản phẩm. Nhằm khuyến khích các nhà sản xuất đưa ra các sản phẩm an toàn, chính phủ các nước này đã thực hiện chương trình xác nhận nhãn sản phẩm không có hoặc có ít VOCs để người tiêu dùng dễ dàng chọn lựa. Sản phẩm muốn nhập khẩu vào các quốc gia nói trên đều phải được xét nghiệm bởi các tổ chức giám định uy tín.
Do VOCs tồn tại phổ biến trong môi trường xung quanh nên không thể loại bỏ hoàn toàn chúng ra khỏi cuộc sống. Tuy nhiên các chuyên gia khuyên nên giảm thiểu tiếp xúc với các nguồn sản sinh VOCs, cũng như thực hiện một số cách đơn giản nhằm hạn chế ảnh hưởng của chúng đến sức khỏe như:
- Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, giữ nhà cửa luôn sạch sẽ và thông thoáng để tăng đối lưu không khí;
- Hạn chế hút và ngửi khói thuốc lá;
- Ưu tiên sử dụng các sản phẩm không có hoặc có ít VOCs;
- Tuân thủ theo các hướng dẫn của nhà sản xuất khi sử dụng các sản phẩm gia dụng, vật liệu xây dựng và vứt bỏ ngay các chai lọ đựng hóa chất đã qua sử dụng.
Theo VNE
Những nguy cơ tiềm ẩn bệnh ung thư vú
Nếu người mẹ mắc phải ung thư vú, thì nguy cơ mắc bệnh ở con gái cao từ 5 đến 7 lần so với những phụ nữ khác
Qua nghiên cứu và thực tế lâm sàng, các chuyên gia y học trên thế giới đã cảnh báo những nguy cơ tiềm ẩn sau đây có thể làm gia tăng ung thư vú ở phụ nữ.
Di truyền: Một số nghiên cứu cho thấy, nếu người mẹ mắc phải ung thư vú thì nguy cơ mắc bệnh ở con gái cao từ 5 đến 7 lần, so với những phụ nữ khác không có mẹ mắc ung thư vú. Còn nếu em gái hoặc chị gái mắc bệnh, thì nguy cơ xảy ra với bạn cao gấp 3 lần so với những người bình thường khác.
Kết quả điều tra nghiên cứu mới đây của các thầy thuốc Nhật Bản trên 320 bệnh nhân ung thư vú cho thấy, tỷ lệ ung thư vú ở những phụ nữ có mẹ hoặc chị, em gái cao hơn gấp khoảng 4 lần so với những phụ nữ khác.
Kinh nguyệt quá sớm, hoặc quá muộn: Theo các thầy thuốc, nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn xuất hiện khá sớm (11 - 12 tuổi), hoặc xuất hiện khá muộn (trên 18 tuổi) cùng với thời kỳ mãn kinh sớm hoặc muộn thì nguy cơ mắc ung thư vú của bạn cao gấp hai lần so với những phụ nữ khác.
Phụ nữ bị căng thẳng thần kinh trong thời gian dài cũng là một trong những nguy cơ dẫn đến ung thư vú (ảnh minh họa)
Stress: Thông thường, phụ nữ bị căng thẳng thần kinh trong thời gian dài cũng là một trong những nguy cơ dẫn đến ung thư vú.
Đa phần phụ nữ ở khu vực thành thị có thu nhập cao, mức sống khá hơn nhiều so với phụ nữ nông thôn nhưng tỉ lệ mắc bệnh ung thư vú ở họ thường cao hơn so với phụ nữ ở nông thôn. Một trong những nguyên nhân đó là họ phải đối mặt với áp lực công việc. Tinh thần luôn ở trong trạng thái căng thẳng, tâm lý không ổn định... sẽ khiến quá trình bài tiết và trao đổi chất của cơ thể mất cân bằng, từ đó sẽ mắc bệnh.
Sử dụng nhiều chất béo và thức ăn chiên rán: Khi mức sống ngày càng cao đi cùng với công việc lại bận rộn sẽ có nguy cơ hình thành thói quen ăn uống thiếu khoa học.
Nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học Hà Lan cho thấy, tỷ lệ phụ nữ mắc ung thư vú có liên quan đến lượng mỡ tiêu thụ trong chế độ ăn uống hàng ngày của họ. Nếu thức ăn hàng ngày chứa lượng mỡ cao (đặc biệt là thức ăn chiên rán) và cung cấp nhiều nhiệt lượng sẽ là "cơ hội" cho những tế bào ung thư vú phát sinh.
Ít vận động cơ thể: Những phụ nữ thường xuyên ngồi nhiều, không muốn vận động cơ thể, ít tập luyện, ít tiếp xúc với ánh sáng mặt trời hoặc thường xuyên mặc áo nịt ngực bó chặt sẽ có nguy cơ cao mắc ung thư vú.
Những phụ nữ béo phì thường có lượng estrogen cao có nguy cơ ung thư vú (ảnh minh họa)
Béo phì: Ung thư vú có liên quan đến việc tăng hormone estrogen trong cơ thể. Khoa học đã chứng minh được estrogen có thể thúc đẩy sự phát triển của các tế bào ung thư.
Những phụ nữ béo phì thường có lượng estrogen cao, và cùng với lượng mỡ ở phần trên cơ thể tích tụ thì nguy cơ ung thư vú sẽ gia tăng rõ rệt.
Dùng thuốc tùy tiện: Phụ nữ là đối tượng sử dụng thuốc nhiều nhất, kể cả những loại thuốc chữa bệnh thông thường và những loại thuốc có tác dụng làm đẹp. Vì vậy, trong quá trình sử dụng thuốc nên thận trọng bởi một số thuốc có tác dụng bảo vệ sức khỏe, làm đẹp da, tóc... nhưng cũng có thể là tác nhân ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và vây ung thư vú.
(Theo Thế giới phụ nữ)
Hiểu về bọng mắt Hiểu rõ nguyên nhân sẽ giúp bạn tránh bị rơi vào tình huống hai bọng mắt sưng húp, thậm chí chảy xệ và thâm sì trên khuôn mặt. Hiện tượng ứ dịch Ứ dịch là khi toàn bộ hoặc một bộ phận cơ thể tích trữ lượng chất lỏng bên trong quá mức cần thiết. Hiện tượng ứ dịch có thể đưa tới...