Nguy cơ tai nạn từ gờ giảm tốc, vật cản tự xây
Cọc tiêu mềm, thùng phuy, panô… đặt không đúng quy định được coi là vật cản trở giao thông.
Sau vụ tai nạn trên đường dẫn cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, Sở GTVT TP.HCM đã cho tháo dỡ các đốt dải phân cách bê tông đặt giữa làn xe máy, cho đặt thêm cọc tiêu.
Nguy hiểm từ cọc tiêu vận dụng
Cụ thể, Sở GTVT cho gắn thêm số cọc tiêu mềm tại hai điểm cuối cầu vượt đường Võ Chí Công và cầu vượt đường Đỗ Xuân Hợp từ sáu lên chín cọc trên chiều dài khoảng 10 m của làn xe máy. Tuy nhiên, hàng cọc tiêu này đang gây băn khoăn về tính pháp lý và quan ngại về an toàn cho xe máy lưu thông.
Theo ông Lê Ngọc Hùng, Giám đốc Khu quản lý giao thông đô thị số 2 thuộc Sở GTVT TP.HCM, bề rộng của làn xe máy trên đường dẫn cao tốc là 3 m. Bề rộng chân đế của đốt bê tông làm dải phân cách trước đây là 0,5 m. Khi đặt các đốt bê tông này để ngăn ô tô đi vào làn xe máy thì bề rộng của làn xe máy được chia hai, chỉ còn khoảng 1,25 m/làn. Nay chỉ còn hàng cọc tiêu có đường kính chân đế 30 cm thì mỗi làn xe máy cũng là 1,35 m.
Ông Ngô Hải Đường, Trưởng phòng Quản lý khai thác hạ tầng đường bộ, Sở GTVT TP.HCM, cho biết theo các tiêu chuẩn kỹ thuật đường bộ, đến nay chưa có quy chuẩn về chiều rộng của làn xe máy mà chỉ có quy chuẩn của làn xe đạp là 1,5 m. “Do đó việc lắp đặt hàng cọc tiêu chia nhỏ làn xe máy làm hai chỉ còn 1,35 m là cách vận dụng trong tình thế ngăn ô tô đi vào” – ông Đường nói.
Theo một chuyên gia về hạ tầng giao thông, hàng cọc tiêu gắn chết giữa làn xe máy không có trong quy chuẩn giao thông đường bộ nên nó phải được xem là vật cản trở giao thông. Các cọc tiêu mềm dù được sơn phản quang màu vàng trắng nhằm cảnh báo và dễ nhận diện vào ban đêm nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn giao thông. Vì phần đế cứng của cọc tiêu được bắt chết bằng bulông vào nền đường nên khi xe máy đâm va vào rất dễ dẫn tới ngã cả người và xe ra đường.
Video đang HOT
Hàng cọc tiêu trên cầu vượt Đỗ Xuân Hợp lên đường dẫn cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây được tăng từ sáu lên chín cọc, tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn. Ảnh: LƯU ĐỨC. Gờ giảm tốc trên hẻm 816/64/20 Tô Ngọc Vân, khu phố 5, phường Thạnh Xuân, quận 12, TP.HCM. Ảnh: HỮU ĐĂNG
Gờ giảm tốc, trụ xi măng tự xây nằm giữa đường
Không chỉ các đốt phân cách, cọc tiêu trên đường đặt không đúng quy định gây nguy hiểm, các vật chắn tự phát trên đường trong các khu dân cư cũng gây nguy hiểm cho người đi đường.
Trong các khu dân cư hiện nay rất phổ biến việc người dân tự xây các trụ bê tông, gờ giảm tốc, đặt thùng phuy, panô cảnh báo… giữa đường để ngăn ô tô vào hoặc cảnh báo giảm tốc độ. Nhất là những chiếc gờ giảm tốc được xây tùy tiện, không đúng tiêu chuẩn kỹ thuật nên nhiều cái đã có tác dụng ngược, gây tai nạn cho người đi đường.
Theo ghi nhận của PV Pháp Luật TP.HCM, những con hẻm trong khu phố 5 thuộc phường Thạnh Xuân, quận 12 có lẽ là nơi tập trung nhiều gờ giảm tốc nhất, đi một đoạn khoảng 100 m mà đã có tới 3-4 gờ giảm tốc, có những cái được đắp lên rất cao. Đặc biệt tại con hẻm 373 khu phố 5, đường Hà Huy Giáp, quận 12, ngay giữa hẻm án ngữ một trụ bê tông lớn, tiềm ẩn tai nạn giao thông khi lưu thông vào hẻm này.
Anh Hoàng Văn Đại nhà gần đó cho hay: “Nhiều hôm đi chơi về khuya, đi ngang qua đây đã không ít lần tôi bị giật mình vì cái trụ bê tông này, nhiều lần còn suýt tông trúng. Người nào không phải ở khu vực này, không quen địa bàn nơi đây đi vào rất nguy hiểm”.
Nói về sự tồn tại của những chiếc gờ giảm tốc và cột trụ bê tông giữa hẻm, anh Mai Xuân Thắng, trưởng khu phố 5, cho biết trước đây có nhiều thanh niên phóng nhanh vượt ẩu trong hẻm rất nguy hiểm nên mọi người đã đắp lên chiếc gờ để hạn chế tình trạng trên. Còn cái trụ bê tông thì con hẻm đó là đường đi nội bộ, không phải đất công. Ông chủ đất đã tự bỏ một phần đất của mình mở đường để đi, vì không muốn cho xe trọng tải lớn đi vào nên ông này đã dựng lên cái trụ bê tông.
Một trường hợp khác, theo ghi nhận trên con hẻm 382 Phan Văn Trị (phường 5, quận Gò Vấp) xuất hiện một gờ giảm tốc cao khoảng 10 cm, rộng trên 20 cm. Gờ được đắp cao trong khi lại không được sơn phản quang để cảnh báo rất dễ gây tai nạn và hư hỏng phương tiện.
Theo ông Lê Hồng Việt Phó Chánh thanh tra Sở GTVT, các vật chắn tự phát trên đường trong các khu dân cư được đặt không đúng quy định cũng được coi là vật cản trở giao thông. Chúng không được sơn phản quang, không theo quy chuẩn nên rất nguy hiểm cho người, xe đi qua, nhất là vào ban đêm.
Đặt vật cản không đúng quy định, phải tự chịu trách nhiệm
Ông Ngô Hải Đường cho biết hiện tại nhiều khu vực thi công công trình trên đường bộ, chủ đầu tư, đơn vị thi công cho đặt các loại biển báo, rào chắn, vật cản không theo đúng quy định. “Trên nguyên tắc, chủ đầu tư các con đường trong khu dân cư, tổ dân phố hoặc đơn vị thi công đặt thùng phuy, panô, biển báo, rào chắn… không đúng quy định phải chịu trách nhiệm khi có sự cố, tai nạn giao thông do các vật cản trên” – ông Đường nói.
LƯU ĐỨC – HỮU ĐĂNG
Theo PL
Chủ đầu tư dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng sẽ thực hiện dự án xây cầu Cần Giờ
Dự án xây dựng cầu Cần Giờ sẽ do liên doanh Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Trung Nam - Công ty Cổ phần Đô thị Du lịch Cần Giờ thực hiện, với tổng kinh phí dự kiến khoảng 5.300 tỷ đồng.
Ngày 5/3, đại diện Sở GTVT TP.HCM xác nhận UBND TP.HCM vừa duyệt kết quả tuyển chọn phương án thiết kế kiến trúc cầu Cần Giờ là cầu dây văng 1 trụ tháp phác họa hình tượng cây đước đặc trưng của huyện Cần Giờ. Cầu Cần Giờ sẽ sử dụng lan can hình tượng sóng biển, các trụ đèn chiếu sáng tạo nên hiệu ứng rừng đước khi đi qua cầu.
Được biết, đơn vị thực hiện là liên doanh Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Trung Nam - Công ty Cổ phần Đô thị Du lịch Cần Giờ. Công ty Trung Nam cũng chính là chủ đầu tư dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng vừa tái khởi động ở TP.HCM.
Đối với nguồn vốn, dự án cầu Cần Giờ đã được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ GTVT bổ sung vào Quy hoạch phát triển giao thông vận tải TP.HCM đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020. Tổng chi phí ước tính khoảng 5.300 tỷ đồng.
Cầu Cần Giờ sẽ thay thế cho phà Bình Khánh hiện nay.
Hai công ty thực hiện dự án sẽ tự sắp xếp nguồn vốn xây cầu. Sau đó, TP.HCM hoàn vốn bằng quỹ đất để thực hiện dự án Khu lấn biển Cần Giờ 60 ha và dự án lấn biển Cần Giờ 480 ha.
Theo phương án thiết kế, cầu Cần Giờ có tổng chiều dài khoảng 7,4 km, với 4 làn xe sẽ thay thế cho phà Bình Khánh, kết nối huyện Cần Giờ với trung tâm TP.HCM và các khu vực lân cận.
Dự kiến điểm đầu cầu là tại nút giao giữa đường 15B với đường số 2 khu đô thị Phú Xuân (huyện Nhà Bè). Điểm cuối kết nối vào đường Rừng Sác tại điểm cách bến phà Bình Khánh khoảng 1,8 km về phía Nam thuộc xã Bình Khánh (huyện Cần Giờ).
Theo VTC News
Đi xin việc về thiếu nữ bị xe container đâm tử vong Thiếu nữ 19 tuổi được người thân chở đi xin việc, trên đường về phòng trọ thì bị xe container tông tử vong. Hiện trường vụ tai nạn Vụ tai nạn xảy ra khoảng 22h45 ngày 27/2 trên đường Nguyễn Duy Trinh hướng từ đường Võ Chí Công vào cảng Phú Hữu (quận 9, TP HCM). Lúc này xe máy BKS 66M1 -...