Nguy cơ suy thoái tài nguyên đất ở Đồng bằng sông Cửu Long
Theo nhiều nhà khoa học, tài nguyên đất ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang đứng trước nguy cơ suy thoái, do sử dụng thiếu khoa học và chịu tác động của các yếu tố tự nhiên…
Chất lượng đất có xu hướng thoái hóa
Ngay từ những tháng giữa năm 2018, ông Nguyễn Hoàng On ở xã Mỹ Khánh (Phong Điền, Cần Thơ) đã tất bật gom đất mặt ruộng về bồi thêm cho vườn quýt hồng gần 5 năm tuổi của mình. Ông On cho biết: “Không chỉ bồi đất mặt ruộng, tôi còn lấy bùn bổ sung thêm. Nếu không làm như vậy thì vườn quýt đã chết rụi từ lâu rồi. Đây là kinh nghiệm tôi tự rút ra sau những đợt quýt trước đây chết khi cây chuẩn bị vào vụ Tết Nguyên đán. Chất lượng nguồn đất giảm sút thấy rõ, nguyên nhân thì không biết tại sao”.
Tháng cuối năm, có dịp trở lại xã An Phước (Tân Hồng, Đồng Tháp), chúng tôi được ông Nguyễn Văn Nin (sáu Nin) dẫn ra xem cánh đồng xanh mướt. Chưa ai kịp mở lời khen đã nghe ông Nin than vãn: “Coi vậy chứ đất đai đã giảm độ màu mỡ rất nhiều, do tăng vòng quay sản xuất của đất. Độ màu mỡ giảm sút, lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật buộc phải sử dụng càng nhiều nhưng năng suất và chất lượng hạt lúa chưa chắc đã tốt như trước đây”.
Nông dân xã Mỹ Thái, huyện Hòn Đất, Kiên Giang cải tạo đất phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Theo khảo sát mới đây của Phân viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), môi trường tự nhiên của ĐBSCL đã có nhiều biến động về chế độ thủy văn, dòng chảy nguồn nước, tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn… làm cho tính chất đất đai trong vùng thay đổi nghiêm trọng. Việc sử dụng quá nhiều phân khoáng, ít phân hữu cơ với cường độ thâm canh cao đang làm mất cân bằng chất hữu cơ trong đất dẫn tới suy thoái môi trường đất trên quy mô lớn. Theo GS, TS Nguyễn Bảo Vệ (Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ): Đất trồng cây lâu năm ở ĐBSCL cũng có những biểu hiện suy thoái. Dễ nhận thấy là chất hữu cơ trong đất thấp và cạn dần dưỡng chất, bị mặn hóa do sử dụng phân bón hóa học thiếu cân đối, nấm bệnh trong đất phát triển mạnh.
Cần sớm xây dựng cơ sở khoa học về sử dụng đất hợp lý
Theo báo cáo của Hội Khoa học đất Việt Nam, ĐBSCL hiện có hơn 1,9 triệu héc-ta đất lúa; trong đó lúa trồng trên đất phèn hơn 802.400ha, đất phù sa 689.900ha, đất mặn 326.600ha, đất xám 88.700ha, đất cát 13.800ha và đất khác 5.600ha. Như vậy, toàn vùng có 58,5% diện tích đất lúa có yếu tố hạn chế (phèn và mặn); 35,8% đất cát nghèo dinh dưỡng, đất không mặn, đất phù sa… TS Nguyễn Trọng Uyên, Phân viện trưởng Phân viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp, cho rằng: “Quá trình khai thác, sử dụng đất phục vụ phát triển kinh tế- xã hội, nhất là việc thâm canh, tăng vụ và phát triển hệ thống đê bao kiểm soát lũ thiếu hợp lý ở ĐBSCL làm cho chất lượng đất có xu hướng cạn kiệt, thoái hóa; trong khi áp lực về nhu cầu phát triển đô thị, hạ tầng và đất ở nông thôn ngày một tăng, việc sử dụng tài nguyên đất bền vững ở ĐBSCL cũng chưa được quan tâm đúng mức. Đó chính là những nguyên nhân rất quan trọng dẫn đến sự suy thoái tài nguyên đất”.
Video đang HOT
Theo TS Vũ Năng Dũng, Chủ tịch Hội Khoa học đất Việt Nam: Tại ĐBSCL hiện nay, việc sử dụng đất nông nghiệp bền vững đóng vai trò vô cùng quan trọng, đặc biệt đối với đất lúa, đất trồng cây ăn trái và đất nuôi trồng thủy sản. Để có chiến lược sử dụng tài nguyên đất bền vững, nhất là trong điều kiện chịu tác động của biến đổi khí hậu, ĐBSCL cần sớm xây dựng cơ sở khoa học về cơ cấu sử dụng đất bền vững, thích hợp cho đất canh tác nông nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất lâm nghiệp, đất ở đô thị, nông thôn, đất khu công nghiệp…
“Tài nguyên đất của vùng là có hạn. Sử dụng tài nguyên đất bền vững cũng đồng nghĩa với phát triển bền vững ĐBSCL, biến vùng này thành vùng kinh tế phát triển trù phú của đất nước. Những nguy cơ hiện hữu trên cần được nghiên cứu, cảnh báo và có giải pháp ngăn chặn hiện nay cũng như trong tương lai”, TS Vũ Năng Dũng khuyến nghị.
HỒNG ĐĂNG
Theo qdnd.vn
Nông dân làm giàu từ mô hình nuôi tôm Combine
Vài năm gần đây, nghề nuôi tôm ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) phải đối mặt với rất nhiều vấn đề ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, những người nông dân sử dụng tôm giống chất lượng và áp dụng mô hình CPF-Combine Model của Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam vẫn thành công.
Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng ưu việt
Các tỉnh ven biển vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có hơn 600 nghìn ha nuôi tôm, chiếm hơn 80% diện tích nuôi tôm của cả nước. Theo đánh giá từ các chuyên gia nông nghiệp, đây là ngành kinh tế quan trọng, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho hàng triệu người dân và nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho đất nước.
Tuy nhiên, từ năm 2013, các nhà chuyên môn nhận thấy việc nuôi tôm trong ao đất, thả tôm giống trực tiếp và không qua quy trình xử lý nước ao khiến dịch bệnh tràn lan, năng suất tôm giảm rõ rệt. Do đó, các kỹ sư của Công ty cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam đã nghiên cứu mô hình nuôi tôm hiện đại CPF - Combine Model (tiền thân là CPF Turbo Program) ứng dụng trong nuôi tôm thẻ chân trắng.
Trạng trại tôm giống của Công ty cổ phần chăn nuôi C.P. Viêt Nam tại Huế.
Tiếp đó, C.P. Việt Nam đã xây dựng mô hình nhà ương CPF-Green House (nhà ương tôm) để quản lý tôm giống trong 25 - 30 ngày đầu tiên, nhờ đó mà tôm giống có sức khỏe tốt, tỷ lệ sống cao, đồng đều. Sau đó, tôm giống mới được đưa sang ao nuôi CPF-Turbo Program, nuôi tiếp 2 tháng nữa thì tôm sẽ đạt cỡ 25 - 40 con/kg. Mô hình này đảm bảo an toàn cho người nuôi, tránh hội chứng gan tụy cấp tấn công làm tôm chết hàng loạt trong giai đoạn đầu, giúp người nuôi tôm giảm rủi ro, giảm chi phí...
Sau khi nghiên cứu thành công mô hình này, C.P. Việt Nam bắt đầu triển khai liên kết cùng người nông dân để mở rộng mô hình. Theo chính sách hợp tác cùng người nông dân, C.P. Việt Nam cung cấp đội ngũ nhân viên kỹ thuật để giúp bà con nuôi tôm thực hiện mô hình nêu trên, cung cấp con giống chất lượng và bao tiêu sản phẩm. Còn người nông dân đầu tư vốn xây dựng ao nuôi, sử dụng nhà lưới, lót bạt đáy ao, máy vận hành xử lý nước... đúng theo quy chuẩn của mô hình CPF - Combine Model dưới sự giám sát và hướng dẫn của nhân viên kỹ thuật C.P. Việt Nam.
Giống tôm thẻ chân trắng mang lại lợi ích kinh tế cao cho nông dân.
Ông Banchong Buahung - Phó Tổng Giám đốc phụ trách kỹ thuật C.P. Việt Nam, cho biết: "Mô hình CPF-Combine Model với ưu điểm thiết kế, xây dựng dễ dàng, chi phí hợp lý, nuôi tôm an toàn, được nhiều vụ, không có kháng sinh, làm giảm bớt sự tác động của thời tiết trong giai đoạn của tôm còn nhỏ. Từ đó, tăng được tỷ lệ sống và tăng sức khỏe của tôm, sản lượng tôm tăng đạt hiệu quả cao".
"Cùng với đó là hệ thống xử lý chất thải biogas, giúp xử lý chất thải trong ao nuôi tôm, không gây ô nhiễm môi trường và tận dụng được khí gas cho gia đình. Mô hình này có thể áp dụng được trên cả nước và không phụ thuộc vào thời tiết, giúp tôm đạt năng suất cao, đời sống người dân cũng từ đó mà thay đổi", ông Banchong Buahung cho biết thêm.
Hiệu quả tốt, nông dân giàu
Vài năm gần đây, nhiều người nuôi tôm ở ĐBSCL gặp khó khăn vì dịch bệnh, chất lượng sản phẩm kém, khó kiếm đầu ra. Tuy nhiên, những người nông dân sử dụng tôm giống chất lượng và áp dụng mô hình CPF-Combine Model của C.P. Việt Nam vẫn thành công.
Điều được lớn nhất khi áp dụng mô hình CPF-Combine Model là giảm bớt sự tác động của thời tiết trong giai đoạn tôm còn nhỏ. Từ đó, tăng được tỷ lệ tôm sống, tăng sức khỏe của tôm và từ đó sản lượng thu hoạch cao, thịt tôm chất lượng... Nhờ vậy mà mấy năm qua đời sống của những người nuôi tôm theo mô hình CPF-Combine Model thay đổi rất nhiều.
Anh Lưu Phước Thành (huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu) cho biết: "Sau thời gian nuôi tôm theo mô hình Combine, tôi nhận thấy mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần nuôi tôm ao đất trước kia. Với mô hình khép kín từ khâu con giống có chất lượng cao tới quy trình nuôi theo hai bước áp dụng hệ thống an toàn sinh học thân thiện với môi trường, đồng thời có nhà máy bao tiêu sản phẩm giúp tôi và bà con nuôi tôm yên tâm đầu tư sản xuất kinh doanh".
Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng theo mô hình CPF Combine của anh Lưu Phước Thành (huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu).
Là người nuôi tôm lâu năm ở Cà Mau, anh Văn Tấn Đạt (huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau) chia sẻ: "Hiện nay gia đình đang có 5 khu ao nuôi với diện tích 30.000 m2. Trước đây nuôi ao đất nhưng thời gian gần đây thời tiết biến đổi, tôm không đạt. Sau khi tham quan nhiều mô hình nuôi tôm của C.P. Việt Nam ở các tỉnh, tôi quyết định chuyển sang nuôi tôm ao bạt theo mô hình CPF - Combine. Việc áp dụng kỹ thuật công nghệ này đã đem lại nguồn thu nhập đáng mơ ước cho gia đình tôi."
Anh Lê Việt Khải, xã Rạch Chèo, huyện Phú Tân hào hứng cho hay: "Nuôi theo mô hình này chẳng những tôm rất khỏe mà còn lớn nhanh, dù tôi thả nuôi mật độ lên đến 200 con/m2. Nếu thu hoạch ao đầu tiên ở thời điểm hiện tại, sản lượng ít gì cũng khoảng 7 tấn, tổng thu khoảng 900 triệu đồng, trừ hết chi phí... lợi nhuận gần 500 triệu đồng. Như vậy, chỉ cần thu 2 ao là tôi đã thu hồi toàn bộ vốn đầu tư ban đầu".
Anh Lưu Phước Thành chia sẻ thêm: "Nhờ Công ty C.P. Việt Nam chuyển giao kỹ thuật, phổ biến rộng rãi mô hình đến các trại nuôi tôm, tôi yên tâm tiếp tục đầu tư mở rộng diện tích nuôi".
Theo Danviet
Chuyện buồn khó tin: Khóc ròng vì cá tra giống không có kỳ, ngạnh Hiện nhiều nông dân ở một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đang điêu đứng, ôm nợ với tình trạng cá tra giống sau thời gian nuôi không có kỳ, không có ngạnh. Theo anh Thuận, một lái cá ở Tiền Giang, nếu cá tra giống đang nuôi có tình trạng không ngạnh, không vây chiếm tỷ lệ khoảng 30% trong ao...